TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 35
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI - ĐẠI DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

12. CŪLAVIYŪHASUTTANIDDESO - DIỄN GIẢI KINH SỰ DÀN TRẬN NHỎ

 

Giờ phần Diễn Giải Kinh ‘Sự Dàn Trận Nhỏ’ được nói đến:

 

12 - 1

 

Trong khi sống theo quan điểm riêng của từng cá nhân, nhiều vị (tự xưng là) thiện xảo, giữ khư khư (quan điểm của mình), nói khác nhau rằng: Người nào nhận biết như vầy, người ấy đã hiểu biết pháp. Kẻ khinh miệt điều này, kẻ ấy là không toàn hảo.

 

Trong khi sống theo quan điểm riêng của từng cá nhân – Có một số Sa-môn và Bà-la-môn là những người theo tà kiến. Các vị ấy chấp nhận, tiếp thu, nắm lấy, bám víu, cố chấp một tà kiến nào đó trong số 62 tà kiến, rồi sống, cộng trú, thường trú, cư trú theo tà kiến của riêng mình. Giống như những người tại gia sống trong các ngôi nhà, những người có tội lỗi sống trong các tội lỗi, những người có ô nhiễm sống trong các ô nhiễm, tương tợ y như thế, có một số Sa-môn và Bà-la-môn là những người theo tà kiến. Các vị ấy chấp nhận, tiếp thu, nắm lấy, bám víu, cố chấp một tà kiến nào đó trong số 62 tà kiến, rồi sống, cộng trú, thường trú, cư trú theo tà kiến của riêng mình; – ‘trong khi sống theo quan điểm riêng của từng cá nhân’ là như thế.

 

Nhiều vị (tự xưng là) thiện xảo, giữ khư khư (quan điểm của mình), nói khác nhau rằng – Giữ khư khư (quan điểm của mình): sau khi chấp nhận, sau khi tiếp thu, sau khi nắm lấy, sau khi bám víu, sau khi cố chấp (quan điểm của mình), rồi nói khác nhau, nói khác biệt, nói cách này cách khác, nói một cách riêng biệt, nói, thuyết giảng, phát ngôn, diễn giải, diễn tả không đồng nhất. Thiện xảo: là có học thuyết thiện xảo, có học thuyết sáng suốt, có học thuyết vững chắc, có học thuyết đúng đắn, có học thuyết nhân (quả), có học thuyết rõ rệt, có học thuyết gương mẫu, có học thuyết nền tảng theo quan niệm của mình; – ‘nhiều vị (tự xưng là) thiện xảo, giữ khư khư (quan điểm của mình), nói khác nhau rằng’ là như thế.

 

Người nào nhận biết như vầy, người ấy đã hiểu biết pháp: Người nào nhận biết pháp, quan điểm, cách thực hành, đạo lộ này, người ấy đã hiểu biết, đã biết được, đã nhìn thấy, đã thấu triệt pháp; – ‘người nào nhận biết như vầy, người ấy đã hiểu biết pháp’ là như thế.

 

Kẻ khinh miệt điều này, kẻ ấy là không toàn hảo – Kẻ nào khinh miệt pháp, quan điểm, cách thực hành, đạo lộ này, kẻ ấy là không toàn hảo, không đầy đủ, không tròn đủ, là thấp hèn, hèn kém, thấp kém, thấp thỏi, tồi tệ, nhỏ nhoi; – ‘kẻ khinh miệt điều này, kẻ ấy là không toàn hảo’ là như thế.

 

Vì thế, vị (Phật) do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

 “Trong khi sống theo quan điểm riêng của từng cá nhân, nhiều vị (tự xưng là) thiện xảo, giữ khư khư (quan điểm của mình), nói khác nhau rằng: -Người nào nhận biết như vầy, người ấy đã hiểu biết pháp. Kẻ khinh miệt điều này, kẻ ấy là không toàn hảo.”

 

12 - 2

 

Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, chúng tranh cãi, và đã nói rằng: ‘Người khác là ngu si, không thiện xảo.’ Vậy thì lời nói nào trong số này là sự thật, bởi vì tất cả những người này đều tuyên bố (họ) là thiện xảo?

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, chúng tranh cãi, và đã nói rằng: ‘Người khác là ngu si, không thiện xảo.’ Vậy thì lời nói nào trong số này là sự thật, bởi vì tất cả những người này đều tuyên bố (họ) là thiện xảo?”

 

12 - 3

 

Nếu kẻ không thừa nhận pháp của người khác

là ngu si, là loài thú, là có tuệ thấp kém,

thì tất cả quả là những kẻ ngu si, có tuệ vô cùng thấp kém,

tất cả những người này quả đang sống theo quan điểm (của mình).

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Nếu kẻ không thừa nhận pháp của người khác

là ngu si, là loài thú, là có tuệ thấp kém,

thì tất cả quả là những kẻ ngu si, có tuệ vô cùng thấp kém,

tất cả những người này quả đang sống theo quan điểm (của mình).”

 

12 - 4

 

Và nếu do quan điểm của mình, những kẻ không trong sạch

trở nên có tuệ thanh tịnh, thiện xảo, có sự nhận thức,

thì không ai trong số họ là có tuệ hoàn toàn thấp kém,

bởi vì quan điểm của họ đã được thâu nhận cũng là như thế ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Và nếu do quan điểm của mình, những kẻ không trong sạch

trở nên có tuệ thanh tịnh, thiện xảo, có sự nhận thức,

thì không ai trong số họ là có tuệ hoàn toàn thấp kém,

bởi vì quan điểm của họ đã được thâu nhận cũng là như thế ấy.”

 

12 - 5

 

Nhưng Ta không nói rằng: ‘Điều ấy là bản thể thật,’

là điều mà các kẻ ngu đã nói đối chọi lẫn nhau.

Họ đã tạo lập quan điểm riêng của từng cá nhân là chân lý,

chính vì điều ấy, họ xem người khác là ‘kẻ ngu si.’

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Nhưng Ta không nói rằng: ‘Điều ấy là bản thể thật,’

là điều mà các kẻ ngu đã nói đối chọi lẫn nhau.

Họ đã tạo lập quan điểm riêng của từng cá nhân là chân lý,

chính vì điều ấy, họ xem người khác là ‘kẻ ngu si.’”

 

12 - 6

 

Điều mà một số kẻ đã nói: ‘Là sự thật, là bản thể thật,’

những kẻ khác đã nói điều ấy: ‘Là rỗng không, là sai trái.’

Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, họ tranh cãi.

Vì sao các vị Sa-môn nói không đồng nhất?

 

Điều mà một số kẻ đã nói: ‘Là sự thật, là bản thể thật’ – Giáo pháp, quan điểm, cách thực hành, đạo lộ nào mà một số Sa-môn và Bà-la-môn đã nói như vậy, thuyết như vậy, phát ngôn như vậy, diễn giải như vậy, diễn tả như vậy (rằng): ‘Điều này là đúng đắn, là thực thể, là đang xảy ra, là xác đáng, là không bị sai lệch’; – ‘điều mà một số kẻ đã nói: ‘Là sự thật, là bản thể thật’ là như thế.

 

Những kẻ khác đã nói điều ấy: ‘Là rỗng không, là sai trái’ – Một số Sa-môn và Bà-la-môn đã nói như vậy, thuyết như vậy, phát ngôn như vậy, diễn giải như vậy, diễn tả như vậy về giáo pháp, quan điểm, cách thực hành, đạo lộ ấy rằng: ‘Điều ấy là rỗng không, điều ấy là sai trái, điều ấy là không xảy ra, điều ấy là không thật, điều ấy là không xác đáng; – ‘những kẻ khác đã nói điều ấy: ‘Là rỗng không, là sai trái’ là như thế.

 

Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, họ tranh cãi – Sau khi chấp nhận, sau khi tiếp thu, sau khi nắm lấy, sau khi bám víu, sau khi cố chấp (quan điểm của mình) như vậy, họ tranh cãi, họ gây ra sự cãi cọ, gây ra sự cãi lộn, gây ra sự cãi vã, gây ra sự tranh cãi, gây ra sự gây gỗ rằng: ‘Ngươi không biết Pháp và Luật này —nt— hoặc ngươi hãy gỡ rối nếu ngươi có khả năng; – ‘sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, họ tranh cãi’ là như thế.

 

Vì sao các vị Sa-môn nói không đồng nhất? – Vì sao: là vì điều gì, bởi lý do gì, bởi nhân gì, bởi duyên gì, bởi căn nguyên gì, bởi nhân sanh khởi gì, bởi mầm sanh khởi gì, bởi nguồn sanh khởi gì, họ nói không đồng nhất, nói khác nhau, nói khác biệt, nói cách này cách khác, nói, thuyết giảng, phát ngôn, diễn giải, diễn tả một cách riêng biệt; – ‘vì sao các vị Sa-môn nói không đồng nhất?’ là như thế.

 

Vì thế, vị (Phật) do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Điều mà một số kẻ đã nói: ‘Là sự thật, là bản thể thật,’

những kẻ khác đã nói điều ấy: ‘Là rỗng không, là sai trái.’

Sau khi giữ khư khư (quan điểm của mình) như vậy, họ tranh cãi.

Vì sao các vị Sa-môn nói không đồng nhất?”

 

12 - 7

 

Bởi vì Sự Thật chỉ có một, không có cái thứ nhì,

trong khi nhận biết về Sự Thật ấy, loài người sẽ không tranh cãi.

Chúng tự mình kể lể về các sự thật khác nhau;

vì thế, các vị Sa-môn nói không đồng nhất.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Bởi vì Sự Thật chỉ có một, không có cái thứ nhì,

trong khi nhận biết về Sự Thật ấy, loài người sẽ không tranh cãi.

Chúng tự mình kể lể về các sự thật khác nhau;

vì thế, các vị Sa-môn nói không đồng nhất.”

 

12 - 8

 

Nhưng vì sao họ, những nhà biện luận tuyên bố (mình) là thiện xảo, lại nói về các sự thật khác nhau? Phải chăng các sự thật đã được nghe là có nhiều và khác nhau? Hay là các vị ấy theo đuổi sự suy tư (của riêng mình)?

 

Vì thế, vị (Phật) do thần thông biến hóa ra đã hỏi rằng:

“Nhưng vì sao họ, những nhà biện luận tuyên bố (mình) là thiện xảo, lại nói về các sự thật khác nhau? Phải chăng các sự thật đã được nghe là có nhiều và khác nhau? Hay là các vị ấy theo đuổi sự suy tư (của riêng mình)?”

 

12 - 9

 

“Đương nhiên là không có nhiều sự thật khác nhau và thường còn ở thế gian, ngoại trừ (các sự thật) do tưởng (tạo ra). Và sau khi xếp đặt sự suy tư về các quan điểm (do chúng tạo ra), chúng đã nói về hai pháp là: ‘Đúng và sai.’

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Đương nhiên là không có nhiều sự thật khác nhau và thường còn ở thế gian, ngoại trừ (các sự thật) do tưởng (tạo ra). Và sau khi xếp đặt sự suy tư về các quan điểm (do chúng tạo ra), chúng đã nói về hai pháp là: đúng và sai.”

 

12 - 10

 

Liên quan đến điều đã được thấy, đến điều đã được nghe, đến giới và phận sự, hoặc đến điều đã được cảm giác, sau khi nương tựa vào những điều này, rồi có sự coi khinh (người khác), sau khi ỷ vào các sự phán đoán, trong lúc hớn hở, (kẻ ấy) đã nói rằng: ‘Người khác là ngu si, là không thiện xảo.’

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Liên quan đến điều đã được thấy, đến điều đã được nghe, đến giới và phận sự, hoặc đến điều đã được cảm giác, sau khi nương tựa vào những điều này, rồi có sự coi khinh (người khác), sau khi ỷ vào các sự phán đoán, trong lúc hớn hở, (kẻ ấy) đã nói rằng: ‘Người khác là ngu si, là không thiện xảo.’”

 

12 - 11

 

Bởi chính lý do nào mà kẻ ấy đánh giá người khác là ‘ngu si,’

thì bởi lý do ấy kẻ ấy đã nói về bản thân là ‘thiện xảo.’

Kẻ ấy, trong khi tự mình tuyên bố chính mình là thiện xảo,

rồi khinh thường người khác và phát biểu điều ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Bởi chính lý do nào mà kẻ ấy đánh giá người khác là ‘ngu si,’

thì bởi lý do ấy kẻ ấy đã nói về bản thân là ‘thiện xảo.’

Kẻ ấy, trong khi tự mình tuyên bố chính mình là thiện xảo,

rồi khinh thường người khác và phát biểu điều ấy.”

 

12 - 12

 

Với quan điểm vượt quá giới hạn, kẻ ấy được thỏa mãn,

bị say đắm vì ngã mạn, có sự tự cao là toàn vẹn,

rồi tự chính mình đăng quang cho mình bằng tâm ý;

chính quan điểm ấy của kẻ ấy đã được thâu nhận như thế.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Với quan điểm vượt quá giới hạn, kẻ ấy được thỏa mãn,

bị say đắm vì ngã mạn, có sự tự cao là toàn vẹn,

rồi tự chính mình đăng quang cho mình bằng tâm ý;

chính quan điểm ấy của kẻ ấy đã được thâu nhận như thế.”

 

12 - 13

 

Bởi vì, nếu do lời nói của kẻ khác mà trở thành thấp kém,

thì bản thân, do điều ấy [1] (cũng) trở thành có tuệ thấp kém.

Còn nếu do (lời nói) của mình mà trở thành người thông hiểu, sáng trí,

thì không có bất cứ người nào là kẻ ngu trong số các vị Sa-môn.

 

Bởi vì, nếu do lời nói của kẻ khác mà trở thành thấp kém – Nếu do lời nói, do việc nói, bởi lý do bị chê bai, bởi lý do bị chê trách, bởi lý do bị gièm pha của kẻ khác, mà người khác trở thành ngu si, thấp hèn, hèn kém, thấp kém, thấp thỏi, tồi tệ, nhỏ nhoi; – ‘bởi vì, nếu do lời nói của kẻ khác mà trở thành thấp kém’ là như thế.

 

Thì bản thân, do điều ấy (cũng) trở thành có tuệ thấp kém – Kẻ ấy, cũng do chính điều ấy, trở thành có tuệ ngu si, có tuệ thấp hèn, có tuệ hèn kém, có tuệ thấp kém, có tuệ thấp thỏi, có tuệ tồi tệ, có tuệ nhỏ nhoi; – ‘thì bản thân, do điều ấy (cũng) trở thành có tuệ thấp kém’ là như thế.

 

Còn nếu do (lời nói) của mình mà trở thành người thông hiểu, sáng trí – Còn nếu d0 tự mình mà trở thành người thông hiểu, sáng trí, sáng suốt, có tuệ, có sự giác ngộ, có trí, có sự rành rẽ, có sự thông minh; – ‘còn nếu do (lời nói) của mình mà trở thành người thông hiểu, sáng trí’ là như thế.

 

Thì không có bất cứ người nào là kẻ ngu trong số các vị Sa-môn – thì trong số các vị Sa-môn, không có người nào là ngu si, thấp hèn, hèn kém, thấp kém, thấp thỏi, tồi tệ, nhỏ nhoi, toàn bộ tất cả (các vị ấy) đều có tuệ nhất hạng, có tuệ thù thắng, có tuệ dẫn đầu, có tuệ tối thượng, có tuệ cao quý; – ‘thì không có bất cứ người nào là kẻ ngu trong số các vị Sa-môn’ là như thế.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Bởi vì, nếu do lời nói của kẻ khác mà trở thành thấp kém,

thì bản thân, do điều ấy (cũng) trở thành có tuệ thấp kém.

Còn nếu do (lời nói) của mình mà trở thành người thông hiểu, sáng trí,

thì không có bất cứ người nào là kẻ ngu trong số các vị Sa-môn.”

 

12 - 14

 

Những kẻ nào thuyết về pháp nào khác so với điều này,

những kẻ ấy bị thất bại về (đạo lộ) trong sạch, chúng không toàn hảo.

Những kẻ ngoại đạo cũng nói như vậy theo nhiều cách khác nhau,

bởi vì chúng bị nhiễm nặng do sự luyến ái với quan điểm của mình.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Những kẻ nào thuyết về pháp nào khác so với điều này,

những kẻ ấy bị thất bại về (đạo lộ) trong sạch, chúng không toàn hảo.

Những kẻ ngoại đạo cũng nói như vậy theo nhiều cách khác nhau,

bởi vì chúng bị nhiễm nặng do sự luyến ái với quan điểm của mình.”

 

12 - 15

 

‘Chỉ nơi đây có sự trong sạch,’ chúng nói như thế ấy;

chúng đã nói sự thanh tịnh không có ở các giáo pháp khác.

Những kẻ ngoại đạo cũng đã gầy dựng như vậy theo kiểu cách riêng

về đường lối của chúng, trong khi nói một cách chắc chắn về điều ấy.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“‘Chỉ nơi đây có sự trong sạch,’ chúng nói như thế ấy;

chúng đã nói sự thanh tịnh không có ở các giáo pháp khác.

Những kẻ ngoại đạo cũng đã gầy dựng như vậy theo kiểu cách riêng

về đường lối của chúng, trong khi nói một cách chắc chắn về điều ấy.”

 

12 - 16

 

Và trong khi nói một cách chắc chắn về đường lối của chúng,

người nào khác ở đó mà kẻ ấy có thể đánh giá là ‘ngu si’?

Kẻ ấy tự chính mình đem lại sự gây gổ,

trong khi nói người khác là ngu si, (kẻ ấy) là có pháp không trong sạch.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Và trong khi nói một cách chắc chắn về đường lối của chúng,

người nào khác ở đó mà kẻ ấy có thể đánh giá là ‘ngu si’?

Kẻ ấy tự chính mình đem lại sự gây gổ,

trong khi nói người khác là ngu si, (kẻ ấy) là có pháp không trong sạch.”

 

12 - 17

 

Sau khi đứng vững ở sự phán đoán, sau khi tự mình ước lượng,

kẻ ấy đi đến sự tranh cãi còn ở phía trước ở thế gian.

Sau khi từ bỏ tất cả các sự phán đoán,

con người không tạo ra sự gây gổ ở thế gian.

 

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Sau khi đứng vững ở sự phán đoán, sau khi tự mình ước lượng,

kẻ ấy đi đến sự tranh cãi còn ở phía trước ở thế gian.

Sau khi từ bỏ tất cả các sự phán đoán,

con người không tạo ra sự gây gổ ở thế gian.”

 

Diễn Giải Kinh Sự Dàn Trận Nhỏ được đầy đủ - phần thứ mười hai.

 

--ooOoo--



[1] Do việc kẻ khác cũng khinh chê lại người này như vậy (SnA. ii, 256).


[Mục lục][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16]


[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]