TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 35
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI - ĐẠI DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

4. SUDDHAṬṬHAKASUTTANIDDESO - DIỄN GIẢI KINH NHÓM TÁM VỀ TRONG SẠCH

Giờ Diễn Giải Kinh Nhóm Tám về Trong Sạch được nói đến:

4 - 1

Ta nhìn thấy vị trong sạch là cao cả, vô bệnh,

do việc nhìn thấy mà con người có được sự thanh tịnh.

Trong khi biết rõ như vậy, sau khi biết được (việc ấy) là ‘cao cả,’

người có sự quan sát vị trong sạch trở về với trí.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

"Ta nhìn thấy vị trong sạch là cao cả, vô bệnh,

do việc nhìn thấy mà con người có được sự thanh tịnh.

Trong khi biết rõ như vậy, sau khi biết được (việc ấy) là ‘cao cả,’

người có sự quan sát vị trong sạch trở về với trí."

4 - 2

Nếu do nhìn thấy mà con người có được sự trong sạch, hoặc do nhận biết mà người ấy dứt bỏ khổ đau, thì người ấy--người còn mầm mống tái sanh--được trong sạch do (đạo lộ) khác (so với Thánh Đạo), chính tà kiến (thế ấy) đã mớm lời cho người ấy trong khi nói như thế.

Nếu do nhìn thấy mà con người có được sự trong sạch - Nếu do sự nhận thức của mắt, do sự nhìn thấy của mắt, con người có được sự trong sạch, sự thanh tịnh, sự hoàn toàn thanh tịnh, sự thoát khỏi, sự giải thoát, sự hoàn toàn giải thoát, con người được trong sạch, được thanh tịnh, được hoàn toàn thanh tịnh, được thoát khỏi, được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát. ‘Nếu do nhìn thấy mà con người có được sự trong sạch’ là thế ấy.

Hoặc do nhận biết mà người ấy dứt bỏ khổ đau - Nếu do sự nhận thức của mắt, do sự nhìn thấy của mắt, con người dứt bỏ khổ do sanh, dứt bỏ khổ do già, dứt bỏ khổ do bệnh, dứt bỏ khổ do chết, dứt bỏ khổ do sầu bi khổ ưu não. ‘Hoặc do nhận biết mà người ấy dứt bỏ khổ đau’ là thế ấy.

Thì người ấy--người còn mầm mống tái sanh--được trong sạch do (đạo lộ) khác (so với Thánh Đạo) - Do (đạo lộ) khác là do đạo lộ không trong sạch, do cách thực hành sai trái, do đường lối không dẫn dắt ra khỏi, ngoại trừ các sự thiết lập niệm, ngoại trừ các chánh tinh tấn, ngoại trừ các nền tảng của thần thông, ngoại trừ các quyền, ngoại trừ các lực, ngoại trừ các chi phần đưa đến giác ngộ, ngoại trừ Thánh đạo tám chi phần, con người được trong sạch, được thanh tịnh, được hoàn toàn thanh tịnh, được thoát khỏi, được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát. Còn mầm mống tái sanh là có luyến ái, có sân, có si, có ngã mạn, có tham ái, có tà kiến, có ô nhiễm, có chấp thủ. ‘Thì người ấy--người còn mầm mống tái sanh--được trong sạch do (đạo lộ) khác (so với Thánh Đạo)’ là thế ấy.

Chính tà kiến (thế ấy) đã mớm lời cho người ấy trong khi nói như thế - Và tà kiến ấy mớm lời cho nhân vật ấy rằng: ‘Và điều mà cá nhân người có tà kiến, có quan điểm sai lệch là thế ấy. Trong khi nói như thế: trong khi đang nói, đang thuyết giảng, đang thốt ra, đang giảng giải, đang phát ngôn như thế; ‘Thế giới là thường còn, chính điều này là chân lý, điều khác là rồ dại’ trong khi đang nói, đang thuyết giảng, đang thốt ra, đang giảng giải, đang phát ngôn như thế; ‘Thế giới là không thường còn,’ ‘Thế giới là có giới hạn,’ ‘Thế giới là không có giới hạn,’ ‘Thế giới là có giới hạn và không có giới hạn,’ ‘Thế giới không phải là có giới hạn và cũng không phải là không có giới hạn,’ ‘Mạng sống là vật ấy thân thể là vật ấy,’ ‘Mạng sống là vật khác thân thể là vật khác,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ chính điều này là chân lý, điều khác là rồ dại’ trong khi đang nói, đang thuyết giảng, đang thốt ra, đang giảng giải, đang phát ngôn như thế. ‘Chính tà kiến (thế ấy) đã mớm lời cho người ấy trong khi nói như thế’ là thế ấy.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Nếu do nhìn thấy mà con người có được sự trong sạch, hoặc do nhận biết mà người ấy dứt bỏ khổ đau, thì người ấy--người còn mầm mống tái sanh--được trong sạch do (đạo lộ) khác (so với Thánh Đạo), chính tà kiến (thế ấy) đã mớm lời cho người ấy trong khi nói như thế.”

4 - 3

Vị Bà-la-môn đã nói rằng sự trong sạch là không do (đạo lộ) khác, không liên quan đến điều đã được thấy, đến điều đã được nghe, đến giới và phận sự, hoặc đến điều đã được cảm giác, là người không bị vấy bẩn bởi phước và tội, buông bỏ tự ngã, không tạo tác (nghiệp gì) ở nơi đây.

(Đức Thế Tôn dạy Sabhiya rằng:)

Sau khi loại trừ tất cả các điều ác,

là người không còn bợn nhơ, tốt lành, định tỉnh, bản thân ổn định.

Sau khi vượt qua luân hồi, vị ấy đã thành tựu.

Không bị lệ thuộc, (vững chải) như thế ấy, vị ấy được gọi là Bà-la- môn.”

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

"Vị Bà-la-môn đã nói rằng sự trong sạch là không do (đạo lộ) khác, không liên quan đến điều đã được thấy, đến điều đã được nghe, đến giới và phận sự, hoặc đến điều đã được cảm giác, là người không bị vấy bẩn bởi phước và tội, buông bỏ tự ngã, không tạo tác (nghiệp gì) ở nơi đây."

4 - 4

Buông bỏ cái trước rồi nương vào cái khác,

đeo đuổi dục vọng, những người ấy không vượt qua sự dính mắc.

Họ nắm bắt rồi rời bỏ,

tựa như con khỉ với việc nắm lấy cành cây trước mặt.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Buông bỏ cái trước rồi nương vào cái khác,

đeo đuổi dục vọng, những người ấy không vượt qua sự dính mắc.

Họ nắm bắt rồi rời bỏ,

tựa như con khỉ với việc nắm lấy cành cây trước mặt.”

4 - 5

Người sau khi tự mình thọ trì các phận sự

thì đi đến chỗ cao chỗ thấp, bị dính mắc vào tưởng;

còn người hiểu biết, với các sự hiểu biết, sau khi thông hiểu pháp

thì không đi đến chỗ cao chỗ thấp, là người có tuệ bao la.

(Đức Thế Tôn dạy Sabhiya rằng:)

“Sau khi suy xét về toàn bộ các sự hiểu biết mà các Sa- môn và Bà-la- môn có được, đã xa lìa sự luyến ái đối với tất cả các cảm thọ, sau khi đã vượt qua mọi hiểu biết, vị ấy là người hiểu biết sâu sắc.”

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Người sau khi tự mình thọ trì các phận sự

thì đi đến chỗ cao chỗ thấp, bị dính mắc vào tưởng;

còn người hiểu biết, với các sự hiểu biết, sau khi thông hiểu pháp

thì không đi đến chỗ cao chỗ thấp, là người có tuệ bao la.”

4 - 6

Vị ấy, người diệt đạo binh ở tất cả các pháp,

về bất cứ điều gì đã được thấy, đã được nghe, hoặc đã được cảm giác.

Vi ấy, người có nhãn quan như thế, đang hành xử rõ ràng,

thì có thể chi phối vị ấy bởi điều gì ở thế gian này?

1. Các dục là đạo binh thứ nhất của ngươi, thứ nhì gọi là sự không hứng thú, thứ ba của ngươi là đói và khát, thứ tư gọi là tham ái.

2. Thứ năm của ngươi là dã dượi và buồn ngủ, thứ sáu gọi là sợ sệt, thứ bảy của ngươi là hoài nghi, thứ tám của ngươi là gièm pha, bướng bỉnh.

3. Lợi lộc, danh tiếng, tôn vinh, và danh vọng nào đã đạt được sai trái, kẻ nào đề cao bản thân và khi dễ những người khác, ...

4. Này Namuci, chúng là đạo binh của ngươi, là toán xung kích của Kaṇha. Kẻ khiếp nhược không chiến thắng nó, và sau khi chiến thắng thì đạt được sự an lạc.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Vị ấy, người diệt đạo binh ở tất cả các pháp,

về bất cứ điều gì đã thấy, đã nghe, hoặc đã cảm giác.

Vị ấy, người có nhãn quan như thế, đang hành xử rõ ràng,

thì có thể chi phối vị ấy bởi điều gì ở thế gian này?”

4 - 7

Các vị ấy không tác động, không chú trọng,

không nói về sự trong sạch tột cùng.

Sau khi tháo gỡ sự trói buộc vào chấp thủ đã bị buộc trói,

các vị không tạo nên niềm mong mỏi ở bất cứ đâu ở thế gian.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Các vị ấy không tác động, không chú trọng,

không nói về sự trong sạch tột cùng.

Sau khi tháo gỡ sự trói buộc vào chấp thủ đã bị cột trói,

các vị không tạo nên niềm mong mỏi ở bất cứ đâu ở thế gian.”

4 - 8

Vị Bà-la-môn, có sự vượt quá ranh giới, đối với vị ấy không có

điều gì được ôm giữ, sau khi đã biết và sau khi đã thấy,

không có sự luyến ái với ái dục, không bị luyến ái ở pháp ly ái dục;

đối với vị ấy, điều tối thắng được ôm giữ là không có ở nơi đây.

Vị Bà-la-môn, có sự vượt quá ranh giới, đối với vị ấy không có điều gì được ôm giữ, sau khi đã biết và sau khi đã thấy: Ranh giới - Có bốn ranh giới: sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự bám víu vào giới và phận sự, tà kiến tiềm ẩn, hoài nghi tiềm ẩn, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy; đây là ranh giới thứ nhất. Sự ràng buộc của ái dục (sự luyến ái về dục) và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục tiềm ẩn và bất bình tiềm ẩn có tính chất thô thiển, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy; đây là ranh giới thứ nhì. Sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục tiềm ẩn và bất bình tiềm ẩn có tính chất vi tế, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy; đây là ranh giới thứ ba. Ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn tiềm ẩn, hữu ái tiềm ẩn, vô minh tiềm ẩn, các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy; đây là ranh giới thứ tư. Và từ khi vượt trội, vượt qua, vượt trên hẳn bốn ranh giới nhờ vào bốn Thánh Đạo này, vị ấy được gọi là có sự vượt quá ranh giới.

Vị Bà-la-môn: Bà-la-môn do trạng thái đã loại trừ bảy pháp: sự nhận thức sai trái về thân được loại trừ, sự hoài nghi được loại trừ, sự bám víu vào giới và phận sự được loại trừ, —như trên— Không bị lệ thuộc, (vững chải) như thế ấy, vị ấy được gọi là Bà-la-môn. Đối với vị ấy: Đối với vị A-la-hán có lậu hoặc đã cạn kiệt. Sau khi đã biết: Sau khi đã biết bằng trí biết tâm người khác hoặc sau khi đã biết bằng trí nhớ về các kiếp sống trước. Sau khi đã thấy: sau khi đã thấy bằng nhục nhãn hoặc sau khi đã thấy bằng Thiên nhẫn. Vị Bà-la-môn, có sự vượt quá ranh giới, đối với vị ấy không có điều gì được ôm giữ, sau khi đã biết và sau khi đã thấy - Đối với vị ấy, điều đã nắm giữ, đã bám víu, đã cố chấp, đã hướng đến rằng: ‘Cái này là tối thắng, cao cả, nhất hạng, thù thắng, dẫn đầu, tối thượng, cao quý’ là không có, không hiện diện, không tìm thấy, không tồn tại, được dứt bỏ, được trừ tuyệt, được vắng lặng, được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã bị thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ. ‘Vị Bà-la-môn, có sự vượt quá ranh giới, đối với vị ấy không có điều gì được ôm giữ, sau khi đã biết và sau khi đã thấy’ là thế ấy.

Không có sự luyến ái với ái dục, không bị luyến ái ở pháp ly ái dục - Bị luyến ái ở ái dục nói đến những người nào bị luyến ái, bị thèm khát, bị buộc trói, bị mê mẫn, bị gần gũi, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở năm loại dục. Bị luyến ái ở pháp ly ái dục nói đến những người nào bị luyến ái, bị thèm khát, bị buộc trói, bị mê mẫn, bị gần gũi, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở các sự thể nhập vào cảnh sắc giới và cảnh vô sắc giới. Không có sự luyến ái với ái dục, không bị luyến ái ở pháp ly ái dục: Từ khi sự luyến ái ở dục giới, sự luyến ái ở sắc giới, và sự luyến ái ở vô sắc giới được dứt bỏ, có rễ được cắt lìa, như cây thốt nốt bị bứng gốc, khiến cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai, cho đến như thế là ‘không có sự luyến ái với ái dục, không bị luyến ái ở pháp ly ái dục.’

Đối với vị ấy, điều tối thắng được ôm giữ là không có ở nơi đây - Đối với vị ấy: Đối với vị A-la-hán có lậu hoặc đã cạn kiệt. Đối với vị ấy, điều đã nắm giữ, đã bám víu, đã cố chấp, đã hướng đến rằng: ‘Cái này là tối thắng, cao cả, nhất hạng, thù thắng, dẫn đầu, tối thượng, cao quý’ là không có, không hiện diện, không tìm thấy, không tồn tại, được dứt bỏ, được trừ tuyệt, được vắng lặng, được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã bị thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ. ‘Đối với vị ấy, điều tối thắng được ôm giữ là không có ở nơi đây’ là thế ấy.

Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:

“Vị Bà-la-môn, có sự vượt quá ranh giới, đối với vị ấy không có

điều gì được ôm giữ, sau khi đã biết và sau khi đã thấy,

không có sự luyến ái với ái dục, không bị luyến ái ở pháp ly ái dục;

đối với vị ấy, điều tối thắng được ôm giữ là không có ở nơi đây.”

Diễn Giải Kinh Nhóm Tám về Trong Sạch là thứ tư.

--ooOoo--

 


[Mục lục][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16]


[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]