TAM TẠNG PĀLI - VIỆT
tập 35
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
- ĐẠI DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
Giờ Diễn Giải Kinh về Māgandiya được nói đến:
Sau khi nhìn thấy tham ái, bất mãn, và luyến ái,
ngay cả sự mong muốn về việc đôi lứa đã không có.
Vật được chứa đầy nước tiểu và phân này là cái gì đây?
Ta không muốn chạm đến nó dầu là bàn chân.
Sau khi nhìn thấy tham ái, bất mãn, và luyến ái, ngay cả sự mong muốn về việc đôi lứa đã không có: Sau khi nhìn thấy ba người con gái của Ma Vương là Taṇhā, Aratī, và Ragā (tham ái, bất mãn, và luyến ái), sự mong muốn, hoặc luyến ái, hoặc yêu thương về việc đôi lứa đã không hiện hữu; - ‘sau khi nhìn thấy tham ái, bất mãn, và luyến ái, ngay cả sự mong muốn về việc đôi lứa đã không có’ là như thế.
Vật được chứa đầy nước tiểu và phân này là cái gì đây? Ta không muốn chạm đến nó dầu là bàn chân: Thân xác này được chứa đầy nước tiểu, được chứa đầy phân, được chứa đầy mủ, được chứa đầy máu, được kết nối bởi những khúc xương, được buộc chung lại bằng những sợi gân, được bôi trét với máu và thịt, được bao bọc bởi lớp da trong, được che đậy bởi lớp da ngoài, được đục thủng ở nhiều lỗ đang rò rỉ bên trên, đang rò rỉ bên dưới, được lai vãng bởi tập thể dòi bọ, được tràn đầy bởi những thứ xấu xa dơ bẩn nhiều loại, là cái gì đây? Ta không muốn đặt bàn chân lên nó, vậy thì làm sao có được sự sống chung hay sự kết hợp với nhau? - ‘Vật được chứa đầy nước tiểu và phân này là cái gì đây? Ta không muốn chạm đến nó dầu là bàn chân’ là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Sau khi nhìn thấy tham ái, bất mãn, và luyến ái,
ngay cả sự mong muốn về việc đôi lứa đã không có.
Vật được chứa đầy nước tiểu và phân này là cái gì đây?
Ta không muốn chạm đến nó dầu là bàn chân.”
Nếu Ngài không ước muốn báu vật như thế này,
người nữ được mong ước bởi nhiều vị vua chúa.
Về quan điểm, về giới, về phận sự, về cuộc sống,
và về sự sanh lên của hiện hữu, Ngài nói theo loại nào?
Māgandiya hỏi rằng: ‘Con người trong khi mong ước các dục ở cõi trời thì không ước muốn các dục thuộc loài người, hoặc là trong khi mong ước các dục thuộc loài người thì không ước muốn các dục ở cõi trời, điều này không kỳ lạ chút nào, còn Ngài lại không ước muốn, không ưng thuận, không ước nguyện, không mong cầu, không tham đắm luôn cả hai điều này, vậy quan điểm của Ngài là gì? Ngài có quan điểm thuộc loại nào?’
"Nếu Ngài không ước muốn báu vật như thế này,
người nữ được mong ước bởi nhiều vị vua chúa.
Về quan điểm, về giới, về phận sự, về cuộc sống,
và về sự sanh lên của hiện hữu, Ngài nói theo loại nào?"
(Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) sau khi đã suy xét trong số các pháp (tà kiến), đối với Ta đây không có điều gì đã được ôm giữ (nói rằng): ‘Ta nói điều này.’ Và trong khi nhìn thấy mà không bám níu vào các tà kiến, trong khi tìm tòi, Ta đã nhìn thấy sự an tịnh ở nội phần.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói rằng: “Này Māgandiya,) sau khi đã suy xét trong số các pháp (tà kiến), đối với Ta đây không có điều gì đã được ôm giữ (nói rằng): ‘Ta nói điều này.’ Và trong khi nhìn thấy mà không bám níu vào các tà kiến, trong khi tìm tòi, Ta đã nhìn thấy sự an tịnh ở nội phần.”
(Māgandiya nói rằng:) “Các phán đoán nào đã được xếp đặt, này bậc hiền trí, ngài nói về chính chúng mà không bám níu. Điều nào có ý nghĩa là ‘sự an tịnh ở nội phần,’ điều ấy đã được tuyên bố thế nào bởi các bậc sáng trí?”
Vì thế, vị Bà-la-môn đã nói rằng:
(Māgandiya nói rằng:) “Các phán đoán nào đã được xếp đặt, này bậc hiền trí, ngài nói về chính chúng mà không bám níu. Điều nào có ý nghĩa là ‘sự an tịnh ở nội phần,’ điều ấy đã được tuyên bố thế nào bởi các bậc sáng trí?”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) người ta đã nói rằng sự trong sạch không phải do kiến, không phải do nghe, không phải do trí, không phải do giới và phận sự, cũng không phải do (không có) điều ấy là do không kiến, do không nghe, do không trí, do không giới, do không phận sự. Và sau khi không nương tựa, không bám níu vào các điều này, được an tịnh, không lệ thuộc, không còn tham muốn hữu.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) người ta đã nói rằng sự trong sạch không phải do kiến, không phải do nghe, không phải do trí, không phải do giới và phận sự, cũng không phải do (không có) điều ấy là do không kiến, do không nghe, do không trí, do không giới, do không phận sự. Và sau khi không nương tựa, không bám níu vào các điều này, được an tịnh, không lệ thuộc, không còn tham muốn hữu.”
(Māgandiya nói rằng:) “Nếu nói rằng sự trong sạch không phải do kiến, không phải do nghe, không phải do trí, không phải do giới và phận sự, cũng không phải do (không có) điều ấy là do không kiến, do không nghe, do không trí, do không giới, do không phận sự, tôi nghĩ rằng giáo lý (ấy) thật mù mờ; một số người tin rằng trong sạch là do kiến.”
Vì thế, vị Bà-la-môn đã nói rằng:
(Māgandiya nói rằng:) “Nếu nói rằng sự trong sạch không phải do kiến, không phải do nghe, không phải do trí, không phải do giới và phận sự, cũng không phải do (không có) điều ấy là do không kiến, do không nghe, do không trí, do không giới, do không phận sự, tôi nghĩ rằng giáo lý (ấy) thật mù mờ; một số người tin rằng trong sạch là do kiến.”
(Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) sau khi nương tựa vào kiến, trong khi tìm hiểu, ngươi đã đi đến sự mê muội ở những điều đã được nắm bắt. Và từ đây ngươi đã không tiếp thâu sự nhận thức dầu là nhỏ nhoi; do đó ngươi ghi nhận (điều ấy) là mù mờ.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói: “Này Māgandiya,) sau khi nương tựa vào kiến, trong khi tìm hiểu, ngươi đã đi đến sự mê muội ở những điều đã được nắm bắt. Và từ đây ngươi đã không tiếp thâu sự nhận thức dầu là nhỏ nhoi; do đó ngươi ghi nhận (điều ấy) là mù mờ.”
Bằng nhau, đặc biệt, hoặc thấp hèn,
kẻ nào nghĩ vậy, kẻ ấy sẽ tranh cãi vì điều ấy.
Người không dao động ở ba trạng thái kiêu mạn ấy,
đối với người ấy không có (ý nghĩ): ‘bằng nhau’ hay ‘đặc biệt.’
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Bằng nhau, đặc biệt, hoặc thấp hèn,
kẻ nào nghĩ vậy, kẻ ấy sẽ tranh cãi vì điều ấy.
Người không dao động ở ba trạng thái kiêu mạn ấy,
đối với người ấy không có (ý nghĩ): ‘bằng nhau’ hay ‘đặc biệt.’”
Vị Bà-la-môn ấy có thể nói gì (cho rằng): ‘Đây là sự thật’?
Hoặc vị ấy có thể tranh cãi với ai rằng: ‘Đây là sai trái’?
Ở vị nào (ý niệm so sánh) bằng nhau hay không bằng nhau là không có,
vị ấy có thể vướng víu vào sự tranh luận với ai đây?
Vị Bà-la-môn ấy có thể nói gì (cho rằng): ‘Đây là sự thật’? - Bà-la-môn do trạng thái đã loại trừ bảy pháp:[1] ―như trên― Không bị lệ thuộc, tự tại, vị ấy được gọi là Bà-la-môn. Vị Bà-la-môn ấy có thể nói gì (cho rằng): ‘Đây là sự thật’? - Vị Bà-la-môn có thể nói gì, có thể thuyết gì, có thể phát ngôn gì, có thể diễn giải gì, có thể diễn tả gì (cho rằng): ‘Thế giới là thường còn; chính điều này là chân lý, điều khác là rồ dại’? Và vị Bà-la-môn có thể nói gì, có thể thuyết gì, có thể phát ngôn gì, có thể diễn giải gì, có thể diễn tả gì (cho rằng): ‘Thế giới là không thường còn, —như trên— đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết; chính điều này là chân lý, điều khác là rồ dại’ - Vị Bà-la-môn ấy có thể nói gì (cho rằng): ‘Đây là sự thật’? - là như thế.
Ở vị nào (ý niệm so sánh) bằng nhau hay không bằng nhau là không có - Ở vị nào: ở người nào là bậc A-la-hán có lậu hoặc đã được cạn kiệt, sự ngã mạn (với ý nghĩ) ‘Tôi ngang bằng’ là không có, sự cống cao (với ý nghĩ) ‘Tôi tốt hơn’ là không có, sự tự ti (với ý nghĩ) ‘Tôi thấp hèn’ là không có, không hiện diện, không tìm thấy, không tồn tại, được dứt bỏ, được trừ tuyệt, được vắng lặng, được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ - Ở vị nào (ý niệm so sánh) bằng nhau hay không bằng nhau là không có - là như thế.
Vị ấy có thể vướng víu vào sự tranh luận với ai đây? - Do ngã mạn nào, do quan điểm nào, vị ấy có thể vướng víu vào, có thể công kích, có thể thực hiện sự cãi cọ, có thể thực hiện sự xung đột, có thể thực hiện sự tranh luận, có thể thực hiện sự tranh cãi, có thể thực hiện sự gây gỗ với người nào rằng: ‘Ngươi không biết Pháp và Luật này —như trên— hoặc ngươi hãy gỡ rối nếu ngươi có khả năng’? - Vị ấy có thể vướng víu vào sự tranh luận với ai đây? - là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Vị Bà-la-môn ấy có thể nói gì (cho rằng): ‘Đây là sự thật’?
Hoặc vị ấy có thể tranh cãi với ai rằng: ‘Đây là sai trái’?
Ở vị nào (ý niệm so sánh) bằng nhau hay không bằng nhau là không có,
vị ấy có thể vướng víu vào sự tranh luận với ai đây?”
Sau khi từ bỏ chỗ ngụ, không có sự vương vấn nhà ở,
vị hiền trí không nên tạo ra các sự thân thiết ở trong làng,
trống vắng đối với các dục, không ước vọng,
không nên tạo ra cuộc nói chuyện cãi vã với người (khác).
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Sau khi từ bỏ chỗ ngụ, không có sự vương vấn nhà ở,
vị hiền trí không nên tạo ra các sự thân thiết ở trong làng,
trống vắng đối với các dục, không ước vọng,
không nên tạo ra cuộc nói chuyện cãi vã với người (khác).”
Sống ở thế gian, (bản thân) đã được viễn ly với những điều nào, bậc long tượng sẽ không tiếp thu và sẽ không nói về những điều ấy. Giống như cây sen có gai (ở cuống), được sanh ra ở trong nước, không bị vấy bẩn bởi nước và bùn, tương tự như vậy, bậc hiền trí nói về sự an tịnh, không bị thèm khát, không bị vấy bẩn ở dục và ở thế gian.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Sống ở thế gian, (bản thân) đã được viễn ly với những điều nào, bậc long tượng sẽ không tiếp thu và sẽ không nói về những điều ấy. Giống như cây sen có gai (ở cuống), được sanh ra ở trong nước, không bị vấy bẩn bởi nước và bùn, tương tự như vậy, bậc hiền trí nói về sự an tịnh, không bị thèm khát, không bị vấy bẩn ở dục và ở thế gian.”
Bậc hiểu biết sâu sắc không do tà kiến, không do cảm giác mà vị ấy đi đến ngã mạn, bởi vì vị ấy không có điều ấy là bản tính. Không do hành động, cũng không do điều đã được nghe mà vị ấy có thể bị dẫn đi, vị ấy không bị dẫn dắt vào trong các sự chấp chặt.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Bậc hiểu biết sâu sắc không do tà kiến, không do cảm giác mà vị ấy đi đến ngã mạn, bởi vì vị ấy không có điều ấy là bản tính. Không do hành động, cũng không do điều đã được nghe mà vị ấy có thể bị dẫn đi, vị ấy không bị dẫn dắt vào trong các sự chấp chặt.”
Đối với vị đã xa lìa tưởng, các trói buộc không hiện hữu,
đối với vị đã được giải thoát do tuệ, các si mê không hiện hữu.
Và những người nào đã nắm giữ tưởng và tà kiến,
những người ấy sống, gây va chạm, ở thế gian.
Đối với vị đã xa lìa tưởng, các trói buộc không hiện hữu: vị nào tu tập Thánh Đạo có thiền chỉ tịnh là yếu tố đi trước, các trói buộc liên quan đến giai đoạn đầu của vị ấy được loại trừ; khi đạt đến quả vị A-la-hán, các trói buộc, các si mê, các pháp che lấp, và các dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, tà kiến tưởng được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt bị bứng gốc, khiến cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai; - ‘đối với vị đã xa lìa tưởng, các trói buộc không hiện hữu’ là như thế.
Đối với vị đã được giải thoát do tuệ, các si mê không hiện hữu: vị nào tu tập Thánh Đạo có thiền minh sát là yếu tố đi trước, các si mê liên quan đến giai đoạn đầu của vị ấy được loại trừ; khi đạt đến quả vị A-la-hán, các si mê, các trói buộc, các pháp che lấp, và các dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, tà kiến tưởng được dứt bỏ, có rễ đã được cắt lìa, như cây thốt nốt bị bứng gốc, khiến cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai; - ‘đối với vị đã được giải thoát do tuệ, các si mê không hiện hữu’ là như thế.
Và những người nào đã nắm giữ tưởng và tà kiến, những người ấy sống, gây va chạm, ở thế gian: Những kẻ nào nắm lấy tưởng, dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; do tác động của tưởng, những kẻ ấy gây va chạm, gây đụng chạm. Các vị vua tranh cãi với các vị vua, các Sát-đế-lỵ tranh cãi với các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn tranh cãi với các Bà-la-môn, các gia chủ tranh cãi với các gia chủ, mẹ tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với mẹ, cha tranh cãi với con trai, con trai tranh cãi với cha, anh em trai tranh cãi với anh em trai, chị em gái tranh cãi với chị em gái, anh em trai tranh cãi với chị em gái, chị em gái tranh cãi với anh em trai, bạn bè tranh cãi với bạn bè. Tại nơi ấy, chúng khởi sự cãi cọ, cãi vã, tranh cãi, rồi công kích lẫn nhau bằng những bàn tay, công kích lẫn nhau bằng những cục đất, công kích lẫn nhau bằng những gậy gộc, công kích lẫn nhau bằng những gươm dao. Tại nơi ấy, chúng đi đến sự chết và sự khổ đau kề cận cái chết. Những kẻ nào nắm lấy tà kiến rằng: ‘Thế giới là thường còn —như trên— hoặc ‘Đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết;’ do tác động của tà kiến, những kẻ ấy gây va chạm, gây đụng chạm; chúng gây va chạm bậc đạo sư (này) với bậc đạo sư (khác), chúng gây va chạm giáo lý (này) với giáo lý (khác), chúng gây va chạm tập thể (này) với tập thể (khác), chúng gây va chạm quan điểm (này) với (khác), chúng gây va chạm lối thực hành (này) với lối thực hành (khác), gây va chạm đạo lộ (này) với đạo lộ (khác).
Hoặc là chúng tranh cãi, rồi thực hiện sự cãi cọ, thực hiện sự cãi lộn, thực hiện sự cãi vã, thực hiện sự tranh cãi, thực hiện sự gây gỗ rằng: ‘Ngươi không biết Pháp và Luật này ―như trên― hoặc ngươi hãy gỡ rối nếu ngươi có khả năng.’ Các sự tạo tác của chúng chưa được dứt bỏ; do trạng thái chưa được dứt bỏ của các sự tạo tác, chúng va chạm vào địa ngục, chúng va chạm vào thai bào của loài thú chúng va chạm vào cảnh giới ngạ quỷ, chúng va chạm vào nhân giới, chúng va chạm vào Thiên giới, chúng va chạm, chúng đụng chạm cảnh giới với cảnh giới, sự tái sanh với sự tái sanh, mầm tái sanh với mầm tái sanh, cõi với cõi, luân hồi với luân hồi, luân chuyển với luân chuyển. Trong khi va chạm, chúng sống, hành xử, cư trú, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng. Ở thế gian: ở thế gian của khổ cảnh ―như trên― ở thế gian của loài người; - ‘và những người nào đã nắm giữ tưởng và tà kiến, những người ấy sống, gây va chạm, ở thế gian’ là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Đối với vị đã xa lìa tưởng, các trói buộc không hiện hữu,
đối với vị đã được giải thoát do tuệ, các si mê không hiện hữu.
Và những người nào đã nắm giữ tưởng và tà kiến,
những người ấy sống, gây va chạm, ở thế gian.”
Diễn Giải Kinh Māgandiya là thứ chín.
--ooOoo--
[1] Xem bảy pháp ở Hoặc vị ấy có thể tranh cãi với ai rằng: ‘Đây là sai trái’? (Nghĩ rằng): ‘Sự thật thuộc về chính ta, sai trái thuộc về ngươi,’ do ngã mạn ấy, do quan điểm ấy, vị Bà-la-môn thực hiện sự cãi cọ, thực hiện sự xung đột, thực hiện sự tranh luận, thực hiện sự tranh cãi, thực hiện sự gây gỗ với người kia rằng: ‘Ngươi không biết Pháp và Luật này —như trên— hoặc ngươi hãy gỡ rối nếu ngươi có khả năng’ - Hoặc vị ấy có thể tranh cãi với ai rằng: ‘Đây là sai trái’? - là như thế.
[Mục lục][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]