TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 35
TẠNG KINH - TIỂU BỘ
MAHĀNIDDESAPĀḶI
- ĐẠI DIỄN GIẢI
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
Giờ Diễn Giải Kinh Trưởc Khi Hoại Rã được nói đến:
Có sự hiểu biết thế nào, có giới thế nào, được gọi là ‘an tịnh’? Thưa ngài Gotama, được hỏi về con người tối thượng, xin ngài hãy nói cho tôi về vị ấy.
Có sự hiểu biết thế nào, có giới thế nào, được gọi là ‘an tịnh’? - Có sự hiểu biết thế nào: Được thành tựu với sự hiểu biết thuộc loại nào, tương tự cái gì, có kiểu cách gì, tương đương cái gì; - ‘có sự hiểu biết thế nào’ là như thế. Có giới thế nào: Được thành tựu với giới thuộc loại nào, tương tự cái gì, có kiểu cách gì, tương đương cái gì; - ‘có sự hiểu biết thế nào, có giới thế nào’ là như thế.
Được gọi là ‘an tịnh’: được gọi là, được nói ra, được thuyết giảng, được phát ngôn, được diễn giải, được diễn tả là an tịnh, yên tịnh, vắng lặng, không còn khao khát, tịch diệt, tịch tịnh. ‘Có sự hiểu biết thế nào’ là hỏi về thắng tuệ; ‘có giới thế nào’ là hỏi về thắng giới; ‘an tịnh’ là hỏi về thắng tâm; - có sự hiểu biết thế nào, có giới thế nào, được gọi là ‘an tịnh’? là như thế.
Thưa ngài Gotama, xin ngài hãy nói cho tôi về vị ấy - Vị ấy: là vị tôi hỏi, vị tôi yêu cầu, vị tôi mời, vị tôi thỉnh. Thưa ngài Gotama: Vị (Phật) đã được hóa hiện ấy xưng hô với đức Phật Thế Tôn bằng họ. Xin ngài hãy nói về: Xin Ngài hãy nói, hãy nêu ra, hãy thuyết giảng, hãy thông báo, hãy ấn định, hãy khai mở, hãy chia sẻ, hãy làm rõ, hãy bày tỏ; - ‘Thưa ngài Gotama, xin ngài hãy nói cho tôi về vị ấy’ là như thế.
Được hỏi về con người tối thượng - Được hỏi về: được vấn, được hỏi, được yêu cầu, bị nài ép, được tin tưởng. Con người tối thượng: là con người cao cả, nhất hạng, thù thắng, dẫn đầu, tối thượng, cao quý; - ‘được hỏi về con người tối thượng’ là như thế.
Vì thế, vị (Phật) đã được hóa hiện ra đã nói rằng:
“Có sự hiểu biết thế nào, có giới thế nào, được gọi là ‘an tịnh’? Thưa ngài Gotama, được hỏi về con người tối thượng, xin ngài hãy nói cho tôi về vị ấy.”
(Đức Thế Tôn nói:) “Vị có tham ái đã được xa lìa, trước khi hoại rã (xác thân), không nương tựa vào thời gian trước (quá khứ), ở vào khoảng giữa (hiện tại) không thể phân hạng; việc mong ước là không có đối với vị ấy.”
Vị có tham ái đã được xa lìa, trước khi hoại rã (xác thân) - trước khi hoại rã thân thể, trước khi hoại rã bản thân, trước khi quăng bỏ thân xác, trước khi cắt đứt mạng quyền, vị có tham ái đã được xa lìa, có tham ái đã được tách lìa, có tham ái đã được từ bỏ, có tham ái đã được tẩy trừ, có tham ái đã được giải thoát, có tham ái đã được dứt bỏ, có tham ái đã được xả bỏ, có luyến ái đã được xa lìa, có luyến ái đã được tách lìa, có luyến ái đã được từ bỏ, có luyến ái đã được tẩy trừ, có luyến ái đã được giải thoát, có luyến ái đã được dứt bỏ, có luyến ái đã được xả bỏ, không còn khao khát, được tịch tịnh, có trạng thái mát lạnh, có sự cảm thọ lạc, sống với trạng thái cao thượng tự thân.
Đức Thế Tôn: là từ xưng hô với sự tôn kính. Thêm nữa, đức Thế Tôn là ‘vị có luyến ái đã được phá vỡ;’ đức Thế Tôn là ‘vị có sân hận đã được phá vỡ;’ đức Thế Tôn là ‘vị có si mê đã được phá vỡ;’ đức Thế Tôn là ‘vị có ngã mạn đã được phá vỡ;’ đức Thế Tôn là ‘vị có tà kiến đã được phá vỡ;’ đức Thế Tôn là ‘vị có cây gai đã được phá vỡ;’ đức Thế Tôn là ‘vị có ô nhiễm đã được phá vỡ;’ đức Thế Tôn là ‘vị đã phân phát, đã phân chia, đã phân phối Pháp bảo;’ đức Thế Tôn là ‘vị thực hiện sự chấm dứt các hữu;’ đức Thế Tôn là ‘vị có thân đã được tu tập, có giới đã được tu tập, có tâm đã được tu tập, có tuệ đã được tu tập;’ đức Thế Tôn là ‘vị đã thân cận các khu rừng, các khu rừng thưa, các chỗ trú ngụ xa vắng có ít âm thanh, ít tiếng ồn, có bầu không gian vắng vẻ, tách biệt với dân chúng, thích hợp cho việc thiền tịnh;’ đức Thế Tôn là ‘vị có phần về các vật dụng là y phục, đồ ăn khất thực, chỗ nằm ngồi, thuốc men chữa bệnh;’ đức Thế Tôn là ‘vị có phần hoặc sở hữu về vị của mục đích, về vị của Pháp, về vị của của giải thoát, về thắng giới, về thắng tâm, về thắng tuệ;’ đức Thế Tôn là ‘vị có phần hoặc sở hữu về bốn thiền, về bốn vô lượng (tâm), về bốn sự thể nhập vô sắc;’ đức Thế Tôn là ‘vị có phần hoặc sở hữu về tám giải thoát, về tám tám thắng xứ (của thiền), về chín sự thể nhập và an trú theo tuần tự;’ đức Thế Tôn là ‘vị có phần hoặc sở hữu về mười sự tu tập về tưởng, về mười sự thể nhập các đề mục kasiṇa, về định niệm hơi thở vào-hơi thở ra, về sự thể nhập các đề mục tử thi;’ đức Thế Tôn là ‘vị có phần hoặc sở hữu về bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh tinh tấn, bốn nền tảng của thần thông, năm quyền, năm lực, bảy chi phần đưa đến giác ngộ, Thánh đạo tám chi phần;’ đức Thế Tôn là ‘vị có phần hoặc sở hữu về mười Như Lai lực, về bốn pháp tự tin, về bốn tuệ phân tích, về sáu thắng trí, về sáu pháp của đức Phật.’ ‘Đức Thế Tôn,’ tên gọi này không do mẹ tạo ra, không do cha tạo ra, không do anh em trai tạo ra, không do chị em gái tạo ra, không do bạn bè hoặc thân hữu tạo ra, không do các thân quyến cùng huyết thống tạo ra, không do các Sa-môn hoặc Bà-la-môn tạo ra, không do chư Thiên tạo ra, sự tận cùng của giải thoát này là sự quy định thuộc về chư Phật Thế Tôn do sự đạt được, do sự chứng ngộ trí Toàn Tri ở cội cây Bồ Đề, tức là ‘đức Thế Tôn;’ - ‘vị có tham ái đã được xa lìa, trước khi hoại rã (xác thân)’ là như thế.
Không nương tựa vào thời gian trước - Thời gian trước nói đến thời quá khứ. Liên quan đến thời quá khứ, tham ái đã được dứt bỏ, tà kiến đã được xả bỏ; do trạng thái đã dứt bỏ đối với tham ái, do trạng thái đã xả bỏ đối với tà kiến; - như vậy là ‘không nương tựa vào thời gian trước.’ Hoặc là, ‘Ta đã có sắc như vầy vào thời quá khứ,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy. ‘Ta đã có thọ như vầy ... ‘Ta đã có tưởng như vầy ... ‘Ta đã có hành như vầy ... ‘Ta đã có thức như vầy vào thời quá khứ,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy; - như vậy cũng là ‘không nương tựa vào thời gian trước.’ Hoặc là, ‘Mắt của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các sắc đã là như vầy,’ thức không bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái về điều ấy; do không có trạng thái bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái của thức, nên không thích thú điều ấy; trong khi không thích thú điều ấy, - như vậy cũng là ‘không nương tựa vào thời gian trước.’ ‘Tai của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các thinh đã là như vầy,’ ... ‘Mũi của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các hương đã là như vầy,’ ... ‘Lưỡi của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các vị đã là như vầy,’ ... ‘Thân của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các xúc đã là như vầy,’ ... ‘Ý của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các pháp đã là như vầy,’ thức không bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái về điều ấy; do trạng thái không bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái của thức, nên không thích thú điều ấy; trong khi không thích thú điều ấy, - như vậy cũng là ‘không nương tựa vào thời gian trước.’ Hoặc là, người ấy có các việc cười hớt, chuyện trò, đùa giỡn với người nữ lúc trước đây, không khoái cảm điều ấy, không khao khát điều ấy, và không do điều ấy đạt được sự vui lòng; - như vậy cũng là ‘không nương tựa vào thời gian trước.’
Ở vào khoảng giữa không thể phân hạng - Khoảng giữa nói đến thời vị lai. Liên quan đến thời vị lai, tham ái là được dứt bỏ, tà kiến là được xả bỏ; do trạng thái đã dứt bỏ đối với tham ái, do trạng thái đã xả bỏ đối với tà kiến, không thể phân hạng là ‘luyến ái,’ không thể phân hạng là ‘sân hận,’ không thể phân hạng là ‘si mê,’ không thể phân hạng là ‘bảo thủ,’ không thể phân hạng là ‘bám víu,’ không thể phân hạng là ‘phóng đãng,’ không thể phân hạng là ‘không dứt khoát,’ không thể phân hạng là ‘cứng cỏi;’ các pháp tạo tác ấy đã được dứt bỏ, do trạng thái đã dứt bỏ đối với các pháp tạo tác, không thể phân hạng theo cảnh giới tái sanh là ‘người địa ngục,’ hoặc ‘hạng sanh vào thai bào của loài thú,’ hoặc ‘người ở cảnh giới ngạ quỷ,’ hoặc ‘loài người,’ hoặc ‘Thiên nhân,’ hoặc ‘hữu hình,’ hoặc ‘vô hình,’ hoặc ‘hữu tưởng,’ hoặc ‘vô tưởng,’ hoặc ‘phi tưởng phi phi tưởng’? Không có nhân, không có duyên, không có lý do, mà bởi điều ấy vị ấy có thể đi đến sự định đặt;’ - ‘ở vào khoảng giữa không thể phân hạng’ là như thế.
Việc mong ước là không có đối với vị ấy - Đối với vị ấy: đối với vị A-la-hán có lậu hoặc đã được cạn kiệt. Việc mong ước - Có hai sự mong ước: mong ước do tham ái và mong ước do tà kiến. ―như trên― điều này là mong ước do tham ái. ―như trên― điều này là mong ước do tà kiến. Đối với vị ấy, sự mong ước do tham ái đã được dứt bỏ, sự mong ước do tà kiến đã được xả bỏ; do trạng thái đã dứt bỏ đối với sự mong ước do tham ái, do trạng thái đã xả bỏ đối với sự mong ước do tà kiến, vị ấy sống, không mong ước tham ái hoặc tà kiến, không có tham ái là ngọn cờ, không có tham ái là biểu hiện, không có tham ái là chủ đạo, không có tà kiến là ngọn cờ, không có tà kiến là biểu hiện, không có tà kiến là chủ đạo, vị ấy sống không bị vây quanh bởi tham ái hoặc bởi tà kiến; - ‘việc mong ước là không có đối với vị ấy’ là như vậy. Hoặc là, ‘Ta sẽ có sắc như vầy vào thời vị lai,’ rồi không dẫn đến việc vui mừng về điều ấy; như vậy là ‘việc mong ước là không có đối với vị ấy.’ ‘Ta sẽ có thọ như vầy ... ‘Ta sẽ có tưởng như vầy ... ‘Ta sẽ có hành như vầy ... ‘Ta sẽ có thức như vầy vào thời vị lai,’ rồi không dẫn đến việc vui mừng về điều ấy; - như vậy cũng là ‘việc mong ước là không có đối với vị ấy.’ Hoặc là, ‘Mắt của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các sắc sẽ là như vầy,’ rồi không chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được; do duyên không chuyên chú của tâm, nên không thích thú điều ấy; trong khi không thích thú điều ấy, - như vậy cũng là ‘việc mong ước là không có đối với vị ấy.’ ‘Tai của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các thinh sẽ là như vầy,’ ... ‘Mũi của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các hương sẽ là như vầy,... ‘Lưỡi của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các vị sẽ là như vầy,’ ... ‘Thân của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các xúc sẽ là như vầy,’ ... ‘Ý của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các pháp sẽ là như vầy,’ rồi không chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được; do duyên không chuyên chú của tâm, nên không thích thú điều ấy; trong khi không thích thú điều ấy, - như vậy cũng là ‘việc mong ước là không có đối với vị ấy.’ Hoặc là, ‘Với giới này, hay với phận sự này, hay với sự khắc khổ này, hay với Phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên Vương hoặc một Thiên nhân nào đó,’ rồi không chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được; do duyên không chuyên chú của tâm, nên không thích thú điều ấy; trong khi không thích thú điều ấy, - như vậy cũng là ‘việc mong ước là không có đối với vị ấy.’
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
(Đức Thế Tôn nói:) “Vị có tham ái đã được xa lìa, trước khi hoại rã (xác thân), không nương tựa vào thời gian trước (quá khứ), ở vào khoảng giữa (hiện tại) không thể phân hạng; việc mong ước là không có đối với vị ấy.”
Không có sự giận dữ, không có sự xao động, không có sự phô trương, không có sự hối hận, có lời nói khôn khéo, không bị phóng túng, vị ấy quả thật là bậc hiền trí đã thu thúc về khẩu.
Không có sự giận dữ, không có sự xao động - Bởi vì ‘sự không giận dữ’ được nói đến, trước hết sự giận dữ nên được nói đến. Sự giận dữ sanh lên theo mười biểu hiện: (Nghĩ rằng): ‘Nó đã làm điều bất lợi cho ta,’ giận dữ sanh khởi. (Nghĩ rằng): ‘Nó đang làm điều bất lợi cho ta,’ giận dữ sanh khởi. (Nghĩ rằng): ‘Nó sẽ làm điều bất lợi cho ta,’ giận dữ sanh khởi. (Nghĩ rằng): ‘Nó đã làm điều bất lợi ... đang làm điều bất lợi ... sẽ làm điều bất lợi cho người yêu quý, hợp ý của ta,’ giận dữ sanh khởi. (Nghĩ rằng): ‘Nó đã làm điều có lợi ... đang làm điều có lợi ... sẽ làm điều có lợi cho người không yêu quý, không hợp ý của ta,’ giận dữ sanh khởi. Thêm nữa là sự giận dữ sanh khởi vô cớ. Cái nào có hình thức là sự gây tổn hại, sự gây thương tổn, sự thù hận, sự đối chọi, sự căm giận, sự căm hờn, sự căm ghét, sự sân hận, sự nổi sân, sự sân nộ của tâm; sự độc ác, ý sân hận, sự giận dữ, biểu hiện giận dữ, trạng thái giận dữ, sự sân hận, biểu hiện sân hận, trạng thái sân hận, sự độc ác, biểu hiện độc ác, trạng thái độc ác, sự chống đối, sự đối chọi, sự tàn nhẫn, sự lỗ mãng, trạng thái không hoan hỷ của tâm; điều này được gọi là sự giận dữ.
Thêm nữa, trạng thái nhiều ít của sự giận dữ nên được nói đến: Có lúc sự giận dữ là ở mức độ làm xáo trộn tâm, nhưng chưa nhíu mày nhăn mặt; có lúc sự giận dữ là ở mức độ nhíu mày nhăn mặt, nhưng chưa nghiến hai hàm răng; có lúc sự giận dữ là ở mức độ nghiến hai hàm răng, nhưng chưa thốt ra lời nói thô lỗ; có lúc sự giận dữ là ở mức độ thốt ra lời nói thô lỗ, nhưng chưa nhìn trừng trừng; có lúc sự giận dữ là ở mức độ nhìn trừng trừng, nhưng chưa nắm lấy gậy gộc gươm đao; có lúc sự giận dữ là ở mức độ nắm lấy gậy gộc gươm đao, nhưng chưa giơ gậy gộc gươm đao lên; có lúc sự giận dữ là ở mức độ giơ gậy gộc gươm đao lên, nhưng chưa giáng gậy gộc gươm đao xuống; có lúc sự giận dữ là ở mức độ giáng gậy gộc gươm đao xuống, nhưng chưa làm việc băm chém; có lúc sự giận dữ là ở mức độ làm việc băm chém, nhưng chưa có sự tổn thương gãy vỡ; có lúc sự giận dữ là ở mức độ có sự tổn thương gãy vỡ, nhưng chưa có sự tách rời các phần cơ thể; có lúc sự giận dữ là ở mức độ có sự tách rời các phần cơ thể, nhưng chưa có sự đoạt lấy mạng sống; có lúc sự giận dữ là ở mức độ có sự đoạt lấy mạng sống, nhưng chưa đến mức buông bỏ tất cả luôn cả việc tự sát. Khi sự giận dữ khiến cho giết chết người rồi giết chết mình, đến chừng ấy thì sự giận dữ đã đạt đến mức quá lố, đã đạt đến mức tận cùng.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Không có sự giận dữ, không có sự xao động, không có sự phô trương, không có sự hối hận,
có lời nói khôn khéo, không bị phóng túng, vị ấy quả thật là bậc hiền trí đã thu thúc về khẩu.”
Vị không có sự dính mắc ở tương lai, không sầu muộn về quá khứ,
nhìn thấy sự viễn ly ở các xúc, và không bị dẫn đi bởi các tà kiến.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Vị không có sự dính mắc ở tương lai, không sầu muộn về quá khứ,
nhìn thấy sự viễn ly ở các xúc, và không bị dẫn đi bởi các tà kiến.”
Vị đã xa rời (các bất thiện pháp), không lừa gạt, không mong cầu, không bỏn xẻn,
không xấc xược, không gây nhờm gớm, và không can dự vào việc nói đâm thọc.
Kiểu cách lừa gạt có liên quan đến (bốn món) vật dụng là kiểu cách nào? Ở đây, các gia chủ thỉnh mời vị tỳ khưu về y phục, đồ ăn khất thực, chỗ nằm ngồi, và thuốc men chữa bệnh. Vị ấy có ước muốn xấu xa, bị thúc đẩy bởi ước muốn, có sự tầm cầu, do sự mong muốn được nhiều hơn về y phục, về đồ ăn khất thực, về chỗ nằm ngồi, về thuốc men chữa bệnh, rồi từ chối y phục, từ chối đồ ăn khất thực, từ chối chỗ nằm ngồi, từ chối thuốc men chữa bệnh. Vị ấy nói như sau: “Lợi ích gì cho vị Sa-môn với y phục đắt giá? Điều đúng đắn là vị Sa-môn nên nhặt các mảnh vải từ bãi tha ma, hoặc từ đống rác, hoặc từ vải bỏ của tiệm vải, rồi làm y hai lớp và mặc vào. Lợi ích gì cho vị Sa-môn với đồ ăn khất thực đắt giá? Điều đúng đắn là vị Sa-môn nên duy trì mạng sống bằng vắt thức ăn do việc đi khất thực. Lợi ích gì cho vị Sa-môn với chỗ nằm ngồi đắt giá? Điều đúng đắn là vị Sa-môn nên ngụ ở gốc cây, hoặc là ngụ ở mộ địa, hoặc là ngụ ở ngoài trời. Lợi ích gì cho vị Sa-môn với thuốc men chữa bệnh đắt giá? Điều đúng đắn là vị Sa-môn nên chế tạo thuốc men với nước tiểu bò hoặc với mẩu cây harītakī.” Từ đó trở đi, vị ấy mặc y thô tệ, ăn đồ ăn khất thực thô tệ, sử dụng chỗ nằm ngồi thô tệ, sử dụng thuốc men chữa bệnh thô tệ. Các gia chủ biết về vị ấy như vầy: “Vị Sa-môn này ít ham muốn, tự biết đủ, sống tách biệt, không giao du, có sự nỗ lực tinh tấn, thuyết về hạnh từ khước,” rồi thỉnh mời (vị ấy) về y phục, đồ ăn khất thực, chỗ nằm ngồi, và thuốc men chữa bệnh càng nhiều hơn nữa. Vị ấy nói như sau: “Do sự hiện diện của ba pháp, người thiện tín tạo ra nhiều phước báu: Do sự hiện diện của đức tin, người thiện tín tạo ra nhiều phước báu; do sự hiện diện của vật thí, người thiện tín tạo ra nhiều phước báu; do sự hiện diện của các bậc xứng đáng được cúng dường, người thiện tín tạo ra nhiều phước báu. Và các người là có đức tin, có vật thí, còn tôi là người thọ nhận. Nếu tôi không thọ nhận, như vậy các người sẽ mất phần phước báu. Không có lợi ích gì cho tôi với việc này, nhưng vì lòng thương tưởng đến các người mà tôi thọ nhận.” Từ đó trở đi, vị ấy thọ nhận nhiều y phục, thọ nhận nhiều đồ ăn khất thực, thọ nhận nhiều chỗ nằm ngồi, thọ nhận nhiều thuốc men chữa bệnh. Những việc có hình thức như là sự nhíu mày, trạng thái nhíu mày, việc lừa gạt, thái độ lừa gạt, trạng thái lừa gạt, đây là kiểu cách lừa gạt có liên quan đến (bốn món) vật dụng.
Kiểu cách lừa gạt từ các oai nghi là kiểu cách nào? Ở đây, có vị (tỳ khưu) có ước muốn xấu xa, bị thúc đẩy bởi ước muốn, mong muốn sự tôn kính (nghĩ rằng): ‘Như vầy mọi người sẽ tôn kính ta,’ rồi tạo dáng đi, tạo dáng đứng, tạo dáng ngồi, tạo dáng nằm, lập nguyện rồi mới đi, lập nguyện rồi mới đứng, lập nguyện rồi mới ngồi, lập nguyện rồi mới nằm, đi như là đã đắc định, đứng như là đã đắc định, ngồi như là đã đắc định, nằm như là đã đắc định, là người tham thiền giữa công chúng. Những việc có hình thức như là tạo dáng với sự trân trọng, biểu hiện tạo dáng, việc tạo dáng, sự nhíu mày, trạng thái nhíu mày, việc lừa gạt, thái độ lừa gạt, trạng thái lừa gạt ở các oai nghi, đây là kiểu cách lừa gạt từ các oai nghi.
Kiểu cách lừa gạt do việc nói gần nói xa là kiểu cách nào? Ở đây, có vị (tỳ khưu) có ước muốn xấu xa, bị thúc đẩy bởi ước muốn, mong muốn sự tôn kính (nghĩ rằng): ‘Như vầy mọi người sẽ tôn kính ta,’ rồi nói lời liên quan đến Thánh pháp. Nói rằng: ‘Vị nào mặc y như vầy, vị ấy là Sa-môn có uy lực lớn.’ Nói rằng: ‘Vị nào mang bình bát như vầy, mang bát nhỏ bằng đồng, mang bình nước, mang đồ lọc nước, mang chìa khóa, mang dép, mang dây thắt lưng, mang dây buộc như vầy, vị ấy là Sa-môn có uy lực lớn.’ Nói rằng: ‘Vị nào có thầy tế độ như vầy, vị ấy là Sa-môn có uy lực lớn.’ Nói rằng: ‘Vị nào có thầy dạy học như vầy, có các vị đồng thầy tế độ, các vị đồng thầy dạy học, các bạn bè, các vị đồng quan điểm, các vị thân thiết, hoặc các vị thân hữu như vầy, vị ấy là Sa-môn có uy lực lớn.’ Nói rằng: ‘Vị nào ngụ ở trú xá như vầy, vị ấy là Sa-môn có uy lực lớn.’ Nói rằng: ‘Vị nào ngụ ở nhà một mái như vầy, ngụ ở tòa lâu đài, ngụ ở tòa nhà dài, ngụ ở hang, ngụ ở động, ngụ ở cốc, ngụ ở nhà mái nhọn, ngụ ở chòi canh, ngụ ở ngôi nhà tròn, ngụ ở căn lều, ngụ ở hội trường, ngụ ở mái che, ngụ ở gốc cây, vị ấy là Sa-môn có uy lực lớn.’
Hoặc là, vị giả nhân giả nghĩa, vị nhíu mặt nhăn mày, vị lừa gạt gian dối, vị tỉ tê nài nỉ, thể hiện ở khuôn mặt (để người khác hiểu lầm rằng): ‘Vị Sa-môn này đã đạt được các sự thể nhập an tịnh có hình thức như thế này,’ rồi thuyết bài giảng – thâm sâu, bí hiểm, vi tế, ẩn tàng, vô thượng ở thế gian, gắn liền với không tánh – tương đương với điều ấy. Những việc có hình thức như là nhíu mày, trạng thái nhíu mày, việc lừa gạt, thái độ lừa gạt, trạng thái lừa gạt, đây là kiểu cách lừa gạt do việc nói gần nói xa.
Đối với vị nào, ba kiểu cách lừa gạt này được dứt bỏ, được trừ tuyệt, được vắng lặng, được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ, vị ấy được gọi là không lừa gạt - ‘vị đã xa rời (các bất thiện pháp), không lừa gạt’ là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Vị đã xa rời (các bất thiện pháp), không lừa gạt, không mong cầu, không bỏn xẻn,
không xấc xược, không gây nhờm gớm, và không can dự vào việc nói đâm thọc.”
Vị không có sự buông xuôi theo các khoái lạc, không can dự vào việc ngã mạn thái quá,
nhuần nhuyễn, và sáng trí, không cả tin, không lìa luyến ái.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Vị không có sự buông xuôi theo các khoái lạc, không can dự vào việc ngã mạn thái quá,
nhuần nhuyễn, và sáng trí, không cả tin, không lìa luyến ái.”
Vị học tập không vì ham muốn lợi lộc, và không bực tức khi không được lợi lộc,
không chống đối, và không thèm muốn các vị nếm do tham ái.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Vị học tập không vì ham muốn lợi lộc, và không bực tức khi không được lợi lộc,
không chống đối, và không thèm muốn các vị nếm do tham ái.”
Vị hành xả, luôn luôn có niệm, ở thế gian không nghĩ (bản thân) là ngang bằng,
không (nghĩ) là có sự ưu việt, không (nghĩ) là thấp hèn, đối với vị ấy, không có các sự kiêu ngạo.
1. Người ta đưa (ngựa) đã được rèn luyện đến nơi tụ hội. Đức vua cỡi lên (ngựa) đã được rèn luyện.
Người đã được rèn luyện chịu đựng lời mắng nhiếc là hạng nhất giữa loài người.
2. Cao quý thay những con lừa đã được thuần hóa, những con ngựa Sindhu thuần chủng,
và những con voi thuộc loài khổng tượng, người đã tự rèn luyện bản thân là cao quý hơn cả.
3. Bởi vì chẳng phải nhờ vào những cỗ xe ấy mà có thể đi đến nơi chưa đi đến (Niết Bàn),
như là nhờ vào bản thân đã khéo được rèn luyện. Do nhờ đã được rèn luyện mà người đã được rèn luyện đi đến (Niết Bàn).
4. Các vị không dao động ở các trạng thái kiêu mạn, đã được thoát khỏi việc sanh ra lần nữa,
đã đạt đến lãnh vực của các bậc đã được rèn luyện, các vị ấy là những người chiến thắng ở thế gian.
5. Vị nào có các giác quan đã được tu tập, ở nội phần, ở ngoại phần, và ở toàn thể thế gian,
sau khi thấu triệt đời này và đời sau, vị đã được tu tập chờ đợi thời điểm, vị ấy là đã được huấn luyện.”
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Vị hành xả, luôn luôn có niệm, ở thế gian không nghĩ (bản thân) là ngang bằng,
không (nghĩ) là có sự ưu việt, không (nghĩ) là thấp hèn, đối với vị ấy, không có các sự kiêu ngạo.”
Đối với vị nào không có sự nương tựa, – sau khi hiểu được Giáo Pháp (vị ấy) không còn nương tựa, – đối với vị ấy tham ái ở hữu và phi hữu không tìm thấy.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Đối với vị nào không có sự nương tựa, – sau khi hiểu được Giáo Pháp (vị ấy) không còn nương tựa, –
đối với vị ấy tham ái ở hữu và phi hữu không tìm thấy.”
Ta nói rằng vị ấy là ‘bậc an tịnh’ không trông mong về các dục,
đối với vị ấy các sự trói buộc không tìm thấy; vị ấy đã vượt qua sự vướng mắc.
Ta nói rằng vị ấy là ‘bậc an tịnh’ – Ta nói rằng vị ấy, Ta thuyết rằng vị ấy, Ta phát ngôn rằng vị ấy, Ta diễn giải rằng vị ấy, Ta diễn tả rằng vị ấy là ‘bậc an tịnh, bậc vắng lặng, bậc tịch diệt, bậc tịch tịnh;’ – Ta nói rằng vị ấy là ‘bậc an tịnh’ là như thế.
Không trông mong về các dục – Các dục: theo sự phân hạng thì có hai loại dục: các vật dục và các ô nhiễm dục. —nt— Các điều này được gọi là các vật dục. —nt— Các điều này được gọi là các ô nhiễm dục. Sau khi biết toàn diện về các vật dục, sau khi dứt bỏ, sau khi từ bỏ, sau khi xua đi, sau khi làm chấm dứt, sau khi khiến cho không còn hiện hữu các ô nhiễm dục; vị không trông mong về các dục: là vị có dục đã được xa lìa, có dục đã được từ bỏ, có dục đã được tẩy trừ, có dục đã được giải thoát, có dục đã được dứt bỏ, có dục đã được xả bỏ; đối với các dục, là vị có luyến ái đã được xa lìa, có luyến ái đã được tách lìa, có luyến ái đã được từ bỏ, có luyến ái đã được tẩy trừ, có luyến ái đã được giải thoát, có luyến ái đã được dứt bỏ, có luyến ái đã được xả bỏ, đã không còn khao khát, đã được tịch diệt, có trạng thái mát mẻ, có sự cảm thọ lạc, sống với trạng thái cao thượng tự thân; – ‘không trông mong về các dục’ là như thế.
Đối với vị ấy các sự trói buộc không tìm thấy – Các sự trói buộc: tham đắm là sự trói buộc về thân, bất bình là sự trói buộc về thân, sự bám víu vào giới và phận sự là sự trói buộc về thân, sự cố chấp ‘chỉ điều này là chân lý’ là sự trói buộc về thân. Sự luyến ái, tham đắm vào quan điểm của bản thân là sự trói buộc về thân. Sự căm hờn, sự không bằng lòng, sự bất bình đối với các học thuyết khác là sự trói buộc về thân. Sự bám víu vào giới và phận sự rằng: ‘Họ bám víu vào giới, hoặc phận sự, hoặc giới và phận sự của bản thân’ là sự trói buộc về thân. Quan điểm của bản thân có sự cố chấp ‘chỉ điều này là chân lý’ là sự trói buộc về thân. Đối với vị ấy: Đối với vị A-la-hán có lậu hoặc đã cạn kiệt; đối với vị ấy, các sự trói buộc là không có, không hiện diện, không tìm thấy, không tồn tại, đã được dứt bỏ, đã được trừ tuyệt, đã được vắng lặng, đã được tịch tịnh, không thể sanh khởi nữa, đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ; – đối với vị ấy các sự trói buộc không tìm thấy.
Vị ấy đã vượt qua sự vướng mắc – Sự vướng mắc nói đến tham ái, nghĩa là sự luyến ái, luyến ái mãnh liệt, –nt– tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện. Sự vướng mắc – Sự vướng mắc với ý nghĩa gì? Vướng mắc là vì ‘được trải rộng;’ vướng mắc là vì ‘bao quát;’ vướng mắc là vì ‘được lan rộng;’ vướng mắc là vì ‘lôi kéo theo;’ vướng mắc là vì ‘mang lại chất độc;’ vướng mắc là vì ‘truyền bá chất độc;’ vướng mắc là vì ‘nhân độc hại;’ vướng mắc là vì ‘kết quả độc hại;’ vướng mắc là vì ‘sự thọ dụng độc hại.’ Hoặc hơn nữa, vướng mắc là vì ‘ái ấy là bao quát, được trải rộng, được lan rộng ở sắc, ở thinh, ở hương, ở vị, ở xúc, ở gia tộc, ở đồ chúng, ở chỗ ngụ, –nt– ở các pháp được thấy-được nghe-được cảm giác-được nhận thức.’ Vị ấy đã vượt qua sự vướng mắc: vị ấy đã vượt qua, đã vượt lên, đã vượt khỏi, đã băng qua, đã băng qua khỏi sự vướng mắc, tham ái này; – ‘vị ấy đã vượt qua sự vướng mắc’ là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Ta nói rằng vị ấy là ‘bậc an tịnh’ không trông mong về các dục, đối với vị ấy các sự trói buộc không tìm thấy; vị ấy đã vượt qua sự vướng mắc.”
Đối với vị ấy, không có con cái, các thú nuôi, ruộng vườn, và đất đai không tìm thấy.
Ngã (thường kiến) và luôn cả phi ngã (đoạn kiến) cũng không tồn tại ở vị ấy.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Đối với vị ấy, không có con cái, các thú nuôi, ruộng vườn, và đất đai không tìm thấy.
Ngã (thường kiến) và luôn cả phi ngã (đoạn kiến) cũng không tồn tại ở vị ấy.”
Vì việc nào mà các phàm phu, rồi các Sa-môn, và các Bà-la-môn có thể kết tội vị ấy, việc ấy đối với vị ấy là không được coi trọng; vì thế vị ấy không dao động vì những lời (buộc tội).
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Vì việc nào mà các phàm phu, rồi các Sa-môn, và các Bà-la-môn có thể kết tội vị ấy, việc ấy đối với vị ấy là không được coi trọng; vì thế vị ấy không dao động vì những lời (buộc tội).”
Có sự thèm khát đã được xa lìa, không bỏn xẻn, bậc hiền trí không mô tả (bản thân) là trong số những người ưu việt, không là trong số những người ngang bằng, không là trong số những người thấp kém, là vị không bị sắp đặt, không đi đến sự sắp đặt (bởi tham ái và tà kiến).
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Có sự thèm khát đã được xa lìa, không bỏn xẻn, bậc hiền trí không mô tả (bản thân) là trong số những người ưu việt, không là trong số những người ngang bằng, không là trong số những người thấp kém, là vị không bị sắp đặt, không đi đến sự sắp đặt (bởi tham ái và tà kiến).”
Đối với vị nào ở thế gian, vật sở hữu là không có, (là vị) không sầu muộn do tình trạng không có, và không đi đến (sự lầm lẫn) trong mọi pháp; thật vậy, vị ấy được gọi là ‘bậc an tịnh.’
Đối với vị nào ở thế gian, vật sở hữu là không có – Đối với vị nào: đối với vị A-la-hán có lậu hoặc đã được cạn kiệt. Vật sở hữu là không có: Đối với vị nào, bất cứ điều gì hướng đến sắc, hướng đến thọ, hướng đến tưởng, hướng đến các hành, hướng đến thức đã được nắm lấy, đã được bám víu, đã được cố chấp, đã được bám chặt, đã được hướng đến (rằng): ‘Cái này là của tôi, cái này là của những người khác’ là không có, không hiện diện, –nt– đã được thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ; – ‘đối với vị nào ở thế gian, vật sở hữu là không có’ là như thế.
Không sầu muộn do tình trạng không có – Không sầu muộn về vật đã bị biến đổi; không sầu muộn khi vật bị biến đổi; (nghĩ rằng): ‘Mắt của ta bị biến đổi’ mà không sầu muộn; (nghĩ rằng): ‘Tai của ta — ‘Mũi của ta — ‘Lưỡi của ta — ‘Thân của ta — ‘Ý của ta — ‘Các sắc của ta — ‘Các thinh của ta — ‘Các hương của ta — ‘Các vị của ta — ‘Các xúc của ta — ‘Gia tộc của ta — ‘Đồ chúng của ta — ‘Chỗ ngụ của ta — ‘Lợi lộc của ta — ‘Danh tiếng của ta — ‘Lời khen của ta — ‘Hạnh phúc của ta — ‘Y phục của ta — ‘Đồ ăn khất thực của ta — ‘Chỗ nằm ngồi của ta — ‘Vật dụng là thuốc men chữa bệnh của ta — ‘Mẹ của ta — ‘Cha của ta — ‘Anh em trai của ta — ‘Chị em gái của ta — ‘Con trai của ta — ‘Con gái của ta — ‘Bạn bè của ta — ‘Thân hữu của ta — ‘Thân quyến của ta — ‘Những người cùng huyết thống của ta bị biến đổi’ mà không sầu muộn, không mệt mỏi, không than vãn, không khóc nức nở, không đi đến sự mê muội; – ‘không sầu muộn do tình trạng không có’ là như vậy.
Hoặc là, bị xúc chạm, bị chế ngự, bị xâm nhập, bị tiếp cận bởi thọ khổ, không thoải mái, mà không sầu muộn, không mệt mỏi, không than vãn, không khóc nức nở, không đi đến sự mê muội. Bị xúc chạm, bị chế ngự, bị xâm nhập, bị tiếp cận bởi bệnh ở mắt mà không sầu muộn, không mệt mỏi, không than vãn, không khóc nức nở, không đi đến sự mê muội. Bị xúc chạm, bị chế ngự, bị xâm nhập, bị tiếp cận bởi bệnh ở tai trong, bởi bệnh ở mũi, bởi bệnh ở lưỡi, bởi bệnh ở thân, bởi bệnh ở đầu, bởi bệnh ở lỗ tai, bởi bệnh ở miệng, bởi bệnh ở răng, bởi ho, bởi suyễn, bởi sổ mũi, bởi nhiệt, bởi cảm sốt, bởi đau bụng, bởi xây xẩm, bởi kiết lỵ, bởi đau bụng bão, bởi dịch tả, bởi phong cùi, bởi mụt nhọt, bởi bệnh chàm, bởi lao phổi, bởi động kinh, bởi mụt, bởi nhọt, bởi ghẻ ngứa, bởi sảy, bởi loét tay chân, bởi máu, bởi mật, bởi bệnh tiểu đường, bởi bệnh trĩ, bởi ghẻ lở, bởi loét hậu môn, bởi bệnh phát khởi từ mật, bởi bệnh phát khởi từ đàm, bởi bệnh phát khởi từ gió, bởi bệnh tổng hợp từ mật-đàm-gió, bởi bệnh sanh lên vì thay đổi thời tiết, bởi bệnh sanh lên vì bốn oai nghi không đồng đều, bởi bệnh vì sự cố gắng quá sức, bởi bệnh sanh lên vì quả của nghiệp, bởi lạnh, bởi nóng, bởi đói, bởi khát, bởi các xúc chạm với ruồi muỗi gió nắng và các loài bò sát, mà không sầu muộn, không mệt mỏi, không than vãn, không khóc nức nở, không đi đến sự mê muội; – ‘không sầu muộn do tình trạng không có’ còn là như vậy.
Hoặc là, trong khi không hiện hữu, không tìm thấy, không tồn tại (nghĩ rằng): ‘Quả thật đã có cho ta chăng? Cái ấy quả thật không có cho ta! Quả thật sẽ có cho ta chăng? Quả thật ta không đạt được cái ấy!’ mà không sầu muộn, không mệt mỏi, không than vãn, không khóc nức nở, không đi đến sự mê muội; – ‘không sầu muộn do tình trạng không có’ còn là như vậy.
Và không đi đến (sự lầm lẫn) trong mọi pháp – Vị không đi đến sự thiên vị vì mong muốn, không đi đến sự thiên vị vì sân hận, không đi đến sự thiên vị vì si mê, không đi đến sự thiên vị vì sợ hãi, không đi đến do tác động của luyến ái, không đi đến do tác động của sân hận, không đi đến do tác động của si mê, không đi đến do tác động của ngã mạn, không đi đến do tác động của tà kiến, không đi đến do tác động của phóng dật, không đi đến do tác động của hoài nghi, không đi đến do tác động của pháp tiềm ẩn, và không bởi các pháp có tính chất phe nhóm mà bị đưa đi, bị dẫn đi, bị lôi đi, bị mang đi; – ‘và không đi đến (sự lầm lẫn) trong mọi pháp’ là như thế.
Thật vậy, vị ấy được gọi là ‘bậc an tịnh’ – Vị ấy được gọi là, được nói ra, được thuyết giảng, được phát ngôn, được diễn giải, được diễn tả là: ‘Bậc an tịnh, bậc yên tịnh, bậc vắng lặng, bậc tịch diệt, bậc tịch tịnh;’ – vị ấy được gọi là ‘bậc an tịnh’ là như thế.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Đối với vị nào ở thế gian, vật sở hữu là không có, (là vị) không sầu muộn do tình trạng không có, và không đi đến (sự lầm lẫn) trong mọi pháp; thật vậy, vị ấy được gọi là ‘bậc an tịnh.’”
Diễn Giải Kinh 'Trước Khi Hoại Rã' là thứ mười.
--ooOoo--
[Mục lục][01][02][03][04][05][06][07][08][09][10][11][12][13][14][15][16]
[Thư Mục Tổng Quát][ĐẠI DIỄN GIẢI][TIỂU DIỄN GIẢI]