BuddhaSasana Home Page Phật Pháp Giảng
Giải Nguyên tác: "Essential
Themes of Buddhist Lectures", Bài 8:
ÐẠO PHẬT: CON ÐƯỜNG ÐI ÐẾN TRÍ TUỆ Ðức Phật là một
người đã đạt đến giác ngộ; nói đến giác ngộ là muốn nói đến trí tuệ - một
trạng thái lý tưởng của sự hoàn thiện cả về tri thức lẫn đạo đức, trạng
thái này có thể được mọi người đạt đến qua những phương tiện hoàn toàn
nhân bản. Từ "Phật" (Buddha) nghĩa đen là "Bậc Giác Ngộ"
"Bậc Hiểu Biết" - và đó cũng là một hồng danh được ban tặng cho hiền
giả Cồ Ðàm (Gotama) sau khi Ngài đã chứng đạt giác ngộ dưới gốc cây
Bồ đề (Bodhi) tại Buddhagayà (Buddhagayà) Ấn Ðộ. Thái tử sinh làm con một vị vua Ấn Ðộ nơi
vùng biên giới xứ Nepal hiện nay, vào khoảng 623 năm trước Christ. Ðể đánh
dấu địa điểm này như là nơi sanh ra bậc đạo sư của nhân loại và để tỏlòng
tôn kính của mình đối với Ngài, hoàng đế A Dục năm 239.B.C đã cho dựng một
thạch trụ mang dòng chữ "nơi đây
bậc giác ngộ đã đản sanh". Thái tử
đã trải qua những năm đầu của thời kỳ thơ ấu trong an lạc, xa hoa và được
giáo dục rất tốt. Cha Ngài, vua Tịnh Phạn, cố hết sức không để cho con
mình thấy một điều gì xấu xa và khó chịu trong cuộc đời này. Tuy nhiên năm
29 (hai mươi chín) tuổi, khi đi dạo trong vườn thượng uyển, thái tử
đã chứng kiến trên đường đi những cảnh người già đau, chết và Ngài nhận
chân ra rằng tất cả mọi người không ngoại lệ ai đều phải chịu sanh, già,
bệnh, chết, và rằng mọi lạc thú thế gian chỉ là khởi đầu của khổ đau. Hiểu
rõ nỗi khổ đau chung của nhân thế như vậy, Ngài khát khao muốn tìm cho ra
một phương thuốc chữa trị cho căn bệnh thế gian này. Vào cái đêm sau khi đi dạo chơi vườn
Thượng Uyển trở về, Thái tử suy nghĩ rằng nếu như mình tại vị như một ông
vua, mình sẽ phải phung phí thời giờ quý báu của mình để lo toan quốc sự
và để duy trì vương vị. Từ đó, không thể tìm kiếm được phương thuốc chữa
trị cho nhân gian, cũng như không thể đạt đến hạnh phúc cao tột của Niết
Bàn - sự diệt tận mọi khổ đau. Từ ấy, Ngài từ bỏ vương quốc và cắt đứt mọi
ràng buộc thế gian để sống cuộc đời của một nhà tu khổ hạnh, lang thang
làm kẻ đi tìm chân an lạc cho đời. Ngài đã đến học đạo với nhiều bậc thầy
nổi tiếng thời đó, thế nhưng không ai có đủ khả năng thoả mãn cho những gì
Ngài đang nhiệt tâm tìm kiếm. Ngài đã thực hành một cách kiên trì mọi hình
thức khổ hạnh nghiêm khắc nhất và thực hiện một nỗ lực phi thường trong
suốt 6 năm trường. Cuối cùng, tấm thân thanh nhã của Ngài teo rút lại hầu
như chỉ còn là bộ xương; càng hành xác bao nhiêu Ngài càng cảm thấy xa rời
cứu cánh giải thoát bấy nhiêu. Nhận ra sự vô dụng hoàn toàn của việc hành
hạ thân xác theo lối khổ hạnh, cuối cùng Ngài quyết định đi theo một lộ
trình tu tập khác, rời xa hai cực đoan của khổ hạnh và lợi dưỡng. Lộ trình mới mà Ngài khám phá là Trung Ðạo
(Bát Chánh Ðạo), đạo lộ mà sau này đã trở thành một nét đặc thù của
Phật pháp. Nhờ hành theo Trung Ðạo này, trí tuệ của Ngài phát triển tột độ
và Ngài khám phá ra Chân Lý Tứ Ðế, liễu tri các pháp như chúng thực sự là,
và cuối cùng đạt đến Toàn Giác. Như vậy, là một con người, thái tử, bằng
chính ý chí, nỗ lực tinh tấn, trí tuệ và từ bi của mình, đã đạt đến Phật
quả - trạng thái tuyệt đỉnh của sự hoàn thiện - và Ngài đã vén lên cho
nhân loại thấy con đường thẳng duy nhất dẫn đến trạng thái giác ngộ đó.
Một nét đặc thù của đạo Phật nữa là bất cứ ai cũng có thể vươn đến ngay cả
trạng thái mà chính Ðức Phật đã đắc nếu như họ thực hiện những nỗ lực cần
thiết. Ðó chính là một loại tiến trình tiến hoá và được thành tựu bằng nỗ
lực cá nhân của con người. Ðức Phật nhấn mạnh đến giá trị nhân bản và
Ngài thường dạy cho mọi người thấy cái quý được làm người. Ngài đã vẽ cho
ta bức tranh toàn hảo về một con người đang cố gắng và đang phấn đấu từ
kiếp này sang kiếp khác để tầm cầu sự hoàn thiện về đạo đức hay các pháp
Ba La Mật - vị Bồ Tát - một người đang cố gắng để thành Phật. Khi còn là
một Bồ Tát trải qua vô lượng kiếp luân hồi Ngài đã chịu đựng mọi đau khổ,
đã hy sinh tất cả để chu toàn mọi pháp độ (Ba la mật) sao cho một
ngày xa xôi nào đó Ngài có thể thành tựu cứu cánh tối hậu của mình, mục
tiêu chiến thắng không chỉ cho riêng mình mà cho tất cả chúng sanh, giải
thoát khỏi những gánh nặng của sanh, lão, bệnh, tử. Chính Ðức Phật đã kể
cho chúng ta nghe về nguồn gốc của Ngài và Ngài đã khởi đầu với một quyết
tâm tha thiết và không gì lay chuyển nổi như thế nào. Ngài còn kể cho
chúng ta biết về sự hoàn thiện dần từng bước của tiến trình thực hiện
nguyện vọng tha thiết đó, và cuối cùng Ngài đã đạt đến giác ngộ viên mãn
như thế nào. Thay vì làm nản lòng những người theo mình để giữ độc quyền
trạng thái tối tôn (Phật quả) cho riêng mình, Ðức Phật đã khuyến
khích và thúc đẩy mọi người đi theo tấm gương cao quý của Ngài. Ðạo Phật có phải là một tôn giáo không?
Ðạo Phật không phải là một tôn
giáo theo cái nghĩa mà từ này thường được hiểu, bởi vì đạo Phật không phải
là một hệ thống đức tin và thờ phượng. Mặc dù chúng ta có thể quy y nơi
Ðức Phật, như trong các nghi lễ giản dị, tự thân người Phật tử nguyện sẽ
sống một cuộc sống theo gương Ngài bằng Tam Quy, vấn đề ở đây không phải
là bằng niềm tin mù quáng nơi Tam Bảo mà Ngài có thể cứu độ chúng ta. Ở
đây, chỉ có đức tin suông sẽ bị loại trừ và được thay thế bằng niềm tín
(hay Tín) dựa căn bản trên kiến thức hay sự hiểu biết về sự thực
(chân lý). Một Phật tử có niềm tin nơi Ðức Phật sẽ theo những lời chỉ
dẫn của Ngài để đạt đến giải thoát. Chúng ta thờ Phật để tỏ lòng kính
trọng đối với Ngài - bậc ân nhân đã chỉ cho ta con đường giải thoát, chúng
ta hoàn toàn không phải là những người sùng bái các ngẫu tượng, dù bằng
bất cứ ý nghĩa nào; hình tượng của Ngài nhắc cho chúng ta nhớ đến nhân
cách toàn vẹn của một bậc thầy, người mà phát xuất từ lòng bi mẫn đối với
chúng ta, đã để lại những lời dạy quý giá vì lợi ích cho chúng sanh. Chúng
ta không đi tìm sự giải thoát từ nơi hình tượng của Ðức Phật; làm thế nào
một bức tượng lại có thể cứu độ cho chúng ta được chứ?
"Hãy tự mình thực hiện sự giải thoát; chư
Phật chỉ là bậc đạo sư" Ðức Phật
đã dạy như vậy. Mỗi người là nơi nương tựa cho chính mình và không ai có
thể trông đợi để được người khác cứu độ cho cả.
Ðức Phật có thể chỉ đường và nói cho chúng
ta biết rõ những khó khăn cũng như những cái đẹp của con đường, những điều
chắc chắn chúng ta sẽ gặp khi chúng ta bước lên đó, Ngài không thể bước
thế cho chúng ta mà tự thân chúng ta phải bước lấy. Ðể giúp chúng ta bước
lên đạo lộ đi đến mục tiêu giải thoát này, Ðức Phật đã vẽ lại những pháp
hành cần phải được sống theo và chỉ bằng cách sống hợp theo những nguyên
tắc của giáo pháp người ta mới có thể thấu hiểu được thực nghĩa của nó. Lý
tưởng vĩ đại nhất là Niết Bàn, sự giải thoát cuối cùng khỏi khổ đau. Ðây
là một trạng thái được đạt đến bằng pháp hành dẫn tới sự giác ngộ - tự
ngộ. Lối sống của Ðức Phật là lối sống trung đạo, không lạc quan cũng
chẳng bi quan. Lạc quan có khuynh hướng đánh giá quá cao điều kiện của
cuộc sống, trong khi đó bi quan lại đánh giá nó quá thấp, giáo lý về
"con đường"
hay
"trung đạo" chỉ có thể nắm bắt
được bởi một người đã hiểu rõ tính tương quan và tương duyên của hai cực
đoan đó. Tất cả các cực đoan đều sanh ra những đối nghịch của nó và cả hai
đều bất lợi như nhau. Ðối với mọi người thì lối sống trung đạo trong thế
gian này là lối sống tốt đẹp và an toàn nhất. Phật giáo có ba phương diện: học, hành và
chứng đắc. Phương diện học hay còn gọi là pháp học được lưu giữ trong kinh
điển Tam Tạng. Tam Tạng Kinh (Tipitaka) chứa đựng những lời dạy của
Ðức Phật và được các nhà dịch thuật anh ngữ đánh giá là lớn gấp 11 lần
thánh kinh Thiên Chúa. Bài kệ sau đây có thể xem là cô đọng của tất cả
những gì Ðức Phật đã dạy: "Không làm mọi điều ác Bài kệ này thể hiện rõ nét ba chặng đường
tu tập (Giới - Ðịnh - Tuệ) trên đạo lộ giải thoát. Giới điều hoà
lời nói và hành động; Ðịnh kiểm soát tâm; nhưng chính Trí Tuệ, chặng cuối
cùng của đạo lộ, mới có thể giúp hành giả trừ diệt hoàn toàn những tham
dục đã từng gây bao xáo trộn trong cuộc sống của hành giả. SỨC MẠNH CỦA TRÍ TUỆ Trí tuệ là năng lực để thấy được các pháp
thực sự là gì (thực tánh của các pháp) và làm thế nào để hành xử
một cách đúng đắn khi các vấn đề của cuộc sống xảy đến trước chúng ta. Hạt
giống trí tuệ ngủ ngẫm trong mỗi chúng ta, và khi tâm hồn ta nồng ấm và
dịu dàng với lòng từ bi, những hạt giống trí tuệ này sẽ phát triển thành
những năng lực của nó. Khi một người lắng dịu lại những dòng bộc lưu của
tham, sân, si, họ trở nên một nguời có lương tâm, đầy lòng trắc ẩn, và họ
biết lo lắng cho sự an vui hạnh phúc của tất cả chúng sanh. Người ấy tránh
không trộm cắp và biết cư xử chánh trực thanh liêm; người ấy tránh xa sự
tà dâm và sống trinh bạch thuần khiết; người ấy tránh xa việc nói dối;
điều gì người ấy nghe ở nơi này không đem nói ở nơi khác để gây sự bất hoà
chia rẽ; người ấy biết kết hợp lại những người chia rẽ và khuyến khích
những người biết sống đoàn kết; người ấy tránh xa lời nói hung ác, chỉ nói
những lời dịu dàng, mềm mỏng, dễ nghe và truyền cảm; người ấy tránh không
nói lời vô ích và chỉ nói những điều hữu ích, đúng thời và hợp với sự
kiện. Chính khi tâm người ấy thanh tịnh và cõi lòng người ấy lắng dịu nhờ
được trang bị với giới hạnh như vậy là lúc mà hạt giống thánh thiện - trí
tuệ phát triển. Kiến thức hiểu biết về những đặc tánh của cây kim từ tính
(trong chiếc la bàn) có thể giúp người đi biển thấy đúng hướng trên
đại dương mênh mông trong những đêm tối tăm nhất, khi không một vì sao nào
được thấy. Cũng như vậy, trí tuệ có thể giúp cho người ta thấy các pháp
như chúng thực sự là, và nhận ra con đường chân chánh đi đến an lạc. Chính
trí tuệ này sẽ giúp chúng ta hội nhập với mọi chúng sanh trong cùng một
đại dương mênh mang của từ ái và yêu thương. -ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
06 |
07 | 08 |
09 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 | Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp
Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002) Xem:
Nguyên tác Anh ngữ [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Đại
Trưởng Lão U
Thittila
Tỳ kheo Pháp
Thông dịch
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila
Luôn làm các việc thiện
Giữ cho tâm trong sạch
Ðó lời chư Phật dạy".
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37
updated: 16-08-2002