BuddhaSasana Home Page Phật Pháp Giảng
Giải Nguyên tác: "Essential
Themes of Buddhist Lectures", Bài 13:
QUAN ÐIỂM CỦA ÐẠO PHẬT VỀ NỀN HOÀ BÌNH THẾ GIỚI Trên thế giới, nói
chung đã có đủ tiền tài vật chất, nó cũng không thiếu về mặt tri thức; tuy
vậy, có một cái gì đó mà thế gian này đang bỏ quên.
Cái đó là gì?
Câu trả lời ở đây là "tinh thần hữu nghị",
chính vì thiếu tinh thần hữu nghị tích cực này là nguyên nhân chính của
chiến tranh. Ngoài những xung đột về quân sự ra, dĩ nhiên còn có những
xung đột khác như là xung đột về chủng tộc, về chính trị, về kinh tế, và
thậm chí có cả những xung đột về tôn giáo nữa, nguyên nhân chính của các
cuộc xung đột này hầu hết là do thiếu tinh thần hữu nghị mà ra. Trong một cuộc xung đột như vậy, mỗi bên
đều có những tự kiêu của mình, thế nhưng để che đậy nó, hai phía đều có
những khẩu hiệu nghe rất kêu như là "Trật Tự Thế Giới Mới",
"Văn Minh Hoá Các Dân Tộc Lạc Hậu",
"Thịnh Vượng Chung Các Nước Ðông Á" v.v... và trong hầu hết các
cuộc xung đột mỗi bên đều cố gắng đổ lỗi cho phía bên kia, ai cũng cho
mình là đúng cả, thậm chí họ còn dùng đến chiêu bài tôn giáo để biện minh
cho hành động của mình, và cố gắng thuyết phục Thượng Ðế về phe với mình,
mặc dầu xem ra họ chẳng có tí nỗ lực nào để đứng về phía Thượng Ðế cả. Họ
tuyên bố là chỉ có một Thượng Ðế, thế nhưng rõ ràng họ đã quên một điều là
nếu chỉ có một Thượng Ðế, chắc chắn chỉ có một gia đình nhân loại, ấy thế
mà còn họ lại đối xử với nhau không được như người xa lạ mà như những kẻ
thâm thù. Kể từ khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, có rất
nhiều tổ chức mệnh danh là "Chủ Nghĩa Quốc Tế" ra đời. Nhiều nhà
văn đã viết về đề tài Chủ Nghĩa Quốc Tế này, và những người làm công tác
xã hội lý tưởng hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn, đã khởi xướng nhiều
phong trào mang tính quốc tế. Tuy nhiên tất cả những phong trào này đều
thất bại trong việc duy trì hoà bình. Tại sao? Trước tiên là họ không thể,
vì lý do này hay lý do khác thực hiện nhưng kế hoạch của họ; thứ hai là họ
nhận được sự giúp đỡ không đầy đủ từ phía quần chúng, và thứ ba nữa là
phần lớn các tổ chức này chỉ quan tâm đến những chỉnh đốn về vật chất và
hoàn toàn mang tính hình thức bên ngoài, họ lưu tâm quá nhiều đến khía
cạnh vật chất của cuộc sống và ít quan tâm đến khía cạnh tinh thần. Trong
khi cả hai phương diện vật chất và tinh thần này lại tuỳ thuộc và quan hệ
mật thiết với nhau, và tầm quan trọng của cả hai cần phải được nhìn nhận. Sau đó, thế chiến thứ hai xảy đến, một
cuộc chiến tranh mà sức phá huỷ tàn bạo nhất chưa từng có trong lịch sử.
Thế giới vẫn trong tình trạng hỗn loạn, không có một nền hoà bình và hạnh
phúc thực sự, một lần nữa những người có lý tưởng, các nhà diễn thuyết,
các văn sĩ lại tung ra những cuốn sách và giới thiệu những tổ chức quốc tế
mới, liệu họ có thành công trong việc duy trì hoà bình không? Vấn đề liệu
họ có thành công hay không là điều có thể tiên đoán được; họ sẽ thành công
nếu như các vị lãnh đạo và các tầng lớp công nhân có thể thực hiện những
kế hoạch của mình trong một tinh thần hữu nghị thế giới, nếu không như vậy
chắc chắn họ sẽ chẳng bao giờ thành công, rồi ra sẽ còn những cuộc chiến
tranh nữa, thậm chí còn khủng khiếp hơn chiến tranh vừa rồi. Nền hoà bình mà tất cả mọi người chúng ta
mong muốn, hoà bình trong lòng và trong tâm chúng ta, hoà bình giữa những
người láng giềng và giữa các quốc gia, không phải là một phép lạ do một
đấng Thượng Ðế thực hiện, hoà bình đó chỉ có thể xảy ra như một kết quả
của việc xây dựng lại lối suy nghĩ, cảm xúc và hành động dựa trên tinh
thần hữu nghị, và đây là bổn phận của cả nhân loại. Nếu các nước trên thế
giới đoàn kết thành một khối, thì chúng ta có đủ tiềm năng để loại trừ
cảnh đói nghèo, nạn thất nghiệp, lao khổ và các loại tội phạm ra khỏi mọi
xứ sở. Nếu như con người biết cách hiểu nhau rõ hơn bằng cách nhích lại
gần nhau hơn, thì việc mọi người có thể làm những công việc nào là cần
thiết là điều khả dĩ. Việc khám phá ra những nguồn năng lực mới của khoa
học có thể là sự phục vụ lớn lao cho nhân loại, và con người có thể được
khích lệ để cư xử cao thượng hơn, nếu như các nhà khoa học, các văn nhân
thi sĩ của mọi quốc gia hợp tác với nhau. Một ảnh hưởng tinh thần mạnh mẽ,
giúp cho mọi người biến thế gian này thành một thiên đàng hạ giới, có thể
được các tôn giáo tạo ra nếu tất cả các tôn giáo này sinh hoạt cùng nhau
như những thành viên trong một gia đình. Ðạo Phật cho rằng khổ đau không
phải là hậu quả do lòng giận dữ của một vị thần hay các vị thần linh nào
cả, mà là hệ quả trực tiếp của sự vô minh hay si mê không hiểu biết bản
chất thực của chính mình và môi trường chung quanh mình, của con người mà
ra. Trong một nỗ lực để tìm ra phương cách khích lệ, đặt nền tảng cho giới
luật hay đạo đức. Ðạo Phật dạy rằng không hề có lời cầu nguyện nào thấu
đến bất kỳ tha lực bên ngoài, dù cho đó là một vị Thượng Ðế, mà cầu nguyện
chỉ là lòng tham tự nhiên của con người. Vì vậy, biết rằng một vài hành
động như là ích kỷ, bạo lực và chây lười có khuynh hướng phá huỷ cơ cấu xã
hội, và gây khổ đau cho những người sống trong xã hội đó, người ta sẽ cố
gắng tránh không xâm hại kẻ khác nếu như họ thấy rõ được rằng những quyền
lợi của mình có liên quan đến quyền lợi của người khác.
Tinh thần hữu nghị thực sự, mà thế giới
hiện nay đang thiếu chỉ có thể được cổ vũ qua phương tiện tôn giáo. Tôn
giáo là một sự giáo dục tâm hồn, với mục đích thanh lọc bản chất của chúng
ta và nâng nó lên bình diện của một con người đúng ý nghĩa của nó; tôn
giáo không nằm trong lý thuyết mà ở thực hành, tâm cũng như thân, trở nên
lành mạnh và kiên cố là nhờ sự luyện tập đúng pháp. Không một giáo thuyết
nào chỉ đơn thuần lưu giữ trong tâm như một niềm tin tri thức lại có được
lực truyền dẫn, cũng như không có giáo thuyết nào có giá trị thực sự trừ
khi và cho đến khi điều đó được áp dụng hiệu quả. Ðức Phật dạy trong Kinh
Pháp Cú là: "Như bông hoa xinh đẹp
Thực hành lối sống đạo đức chính là cốt
lõi và điều cần yếu của tôn giáo, vì chính hành động chứ không phải sự suy
luận, phỏng đoán; thực hành chứ không phải lý thuyết mới đáng kể trong
cuộc sống. Ýù muốn làm theo sau bởi hành động là đức hạnh thực sự; tự thân
ý chí không đáng kể bao nhiêu, trừ khi ý tưởng đó được hoàn tất. Như vậy,
biến những ý niệm của mình thành hàng động là tôn giáo trong ý nghĩa đích
thực của nó. Hiển nhiên một điều là tôn giáo không hạn chế cho một xứ sở
hay một quốc gia hoặc chủng tộc đặc biệt nào cả, tôn giáo là của chung; và
chắc chắn tôn giáo cũng không phải là thứ chủ nghĩa quốc gia mà, nói một
cách khác, chỉ là một hình thức biến dạng của hệ thống giai cấp, nhưng
được thiết lập trên một căn bản rộng lớn hơn thôi.
Khoa học đã chứng minh cho chúng ta thấy
là cấu trúc cơ bản của tâm con người là đồng nhất trong mọi chủng tộc, sở
dĩ có sự khác biệt là do hoàn cảnh lịch sử và các giai đoạn phát triển.
Không nhìn nhận tính đồng nhất của thế gian trong mọi phương diện của nó;
tinh thần cũng như xã hội, kinh tế cũng như chính trị, chắc chắn sẽ không
bao giờ có hoà bình; một tinh thần hữu nghị thế giới thực sự, là nền tảng
hợp lý duy nhất của mọi nền văn minh cao cả, cũng như của nền hoà øbình
thế giới vậy. -ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
06 |
07 |
08 |
09 |
10 |
11 |
12 | 13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 | Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp
Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002) Xem:
Nguyên tác Anh ngữ [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Đại
Trưởng Lão U
Thittila
Tỳ kheo Pháp
Thông dịch
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila
Có sắc nhưng không hương
Nói hay làm không được
Kết quả có chi lường".
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37
updated: 16-08-2002