BuddhaSasana Home Page Phật Pháp Giảng
Giải Nguyên tác: "Essential
Themes of Buddhist Lectures", Bài 29:
NIẾT BÀN Nirvàna, là hình
thức Sanskrit của từ Pàli Nibbàna (Niết Bàn), đây là sự kết hợp của
"ni" và "vàna"; "ni" là một phân từ phủ định, và
"vàna" nghĩa là tham dục, dục hay tham ái. Sở dĩ gọi là Niết Bàn vì đó
là sự xa rời tham ái, hoặc cũng có thể được định nghĩa như là sự diệt tận
tham, sân, si. Ðức Phật dạy:
"Toàn thế gian đang bốc cháy, nó bị đốt cháy bởi ngọn lửa gì? Thế gian bị
đốt cháy bởi lửa tham, sân và si; bởi lửa sanh, già, chết, đau đớn, sầu
bi, buồn rầu và tuyệt vọng". Niết Bàn không nên hiểu là một trạng thái
hư vô hoặc huỷ diệt chỉ vì chúng ta không thể quan niệm được nó với cái
kiến thức phàm tục của mình; một người mù không thể nói là ánh sáng không
hiện hữu, chỉ do vì anh ta không thấy nó. Câu chuyện thời danh về cuộc
tranh luận giữa con cá và người bạn rùa của nó, đại khái, do không biết gì
về đất nên con cá cứ khăng khăng một cách đắc thắng rằng không thể có thứ
gì gọi là đất liền trong thế gian này - đã chứng minh điều đó.
Niết Bàn của đạo Phật không phải là hư
không, cũng chẳng phải là sự huỷ diệt, mà một cách chính xác nó là cái gì
đó không có ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ được; Niết Bàn là một Pháp
(Dhamma) không bị tạo tác và không hình tướng (vô tác và vô
tướng). Vì vậy, đó là một loại an lạc vô hạn, đáng được tầm cầu, vì nó
giải thoát khỏi mọi khổ đau, nó cũng không phải là một loại thiên đàng, ở
đây một cái ngã mơ hồ cư trú, Niết Bàn là một trạng thái hoàn toàn tuỳ
thuộc tự thân chúng ta. ÐẠO LỘ DẪN ÐẾN NIẾT BÀN Niết Bàn được đạt đến bằng cách nào?
Chính nhờ đi theo Thánh Ðạo Tám
Ngành (Bát Chánh Ðạo) bao gồm: Giới, Ðịnh, Tuệ mà Niết Bàn được bàn
đến.
"Không làm các điều ác Giới
(sìla)
Sìla hay giới là chặng đầu tiên trên con
đường đi đến Niết Bàn. Hành giả không sát hại hay làm tổn thương đối với
bất kỳ chúng sanh nào, hành giả cần có lòng từ đối với tất cả chúng sanh,
cho dù đó là sinh vật nhỏ nhoi nhất nằm dưới chân mình. Tránh không trộm
cắp, chúng ta phải sống đời lương thiện. Tránh không tà hạnh làm mất phẩm
chất cao quý của con người, chúng ta cần phải thanh khiết và trinh bạch.
Tránh xa lời nói hư dối, chúng ta cần sống chân thực. Tránh không uống
rượu và các chất say, những thứ làm gia tăng sự dễ duôi, chúng ta cần tỉnh
táo và chuyên cần. Nếu hành giả thấy 5 giới này quá sơ đẳng, hành giả có
thể tiến thêm một bước nữa bằng cách nguyện giữ 8 giới hoặc 10 giới. Ðiều cần ghi nhớ là, khi hành giả có tiến
triển trên con đường cao cả này, hành giả được mong đợi sẽ sống cuộc sống
của một người độc thân, tri túc và tự chế; vì thiếu tinh tấn và thích lợi
dưỡng có thể khuyến khích sự lười biếng, và những ràng buộc thế gian có
thể ngăn trở bước tiến hoá của hành giả. Tiến chậm và chắc là những điều
kiện tự nhiên và dễ dàng cho hành giả thực hành Tứ Thanh Tịnh Giới, đó là:
Giới như đã mô tả trong Ba La Ðề Mộc Xoa (Pàtimokkha), Giới phòng
hộ các căn, Giới thanh tịnh sanh mạng, và Giới liên quan đến các món vật
dụng (những nhu cầu thiết yếu của
đời sống). Khi đã bước vững trên đất giới, người hành
giả tấn hoá trên bước đường tâm linh lúc này sẽ đến giai đoạn thực hành
Ðịnh (Samàdhi), trau dồi tâm,
(chặng đường thứ hai trên đạo lộ giải thoát).
Samàdhi là sự tập trung tâm ý trên một đề mục. Chặng thứ ba trên
con đường đi đến Niết Bàn là Tuệ (Pannà); Tuệ này có thể giúp hành
giả thấy các pháp như chúng thực là. Với tâm nhất điểm hành giả nhìn vào
thế gian để có được một tri kiến đúng đắn về cuộc đời, hành giả không thấy
gì ngoài ba đặc tánh (Tam tướng): Vô Thường, Khổ và Vô Ngã ở bất cứ
nơi đâu hành giả để mắt tới. Không tìm đâu ra hạnh phúc thực sự trong thế
gian này, vì hành giả thấy rằng mọi hình thức lạc thú chỉ là đầu mối dẫn
đến khổ đau. Cái gì vô thường đều là khổ, và ở đâu vô thường, khổ thắng
lướt, ở đó không thể nào có hạnh phúc thường hằng được.
Hành giả lúc này chọn một trong ba đặc
tánh, đặc tánh nào phù hợp với hành giả nhất và kiên trì phát triển tuệ
giác theo chiều hướng đặc biệt đó, cho đến khi chứng ngộ Niết Bàn lần đầu
tiên trong đời mình. Khi đã đạt tới tầng Thánh này, hành giả diệt được 3
trong số 10 kiết sử, đó là: Thân Kiến (Sakkàyaditthi), Hoài Nghi
(Vicikichà) và Giới Cấm Thủ (Sìlabbataparàmàsa); hành giả được
gọi là một vị Sotàpanna (Tu Ðà Hoàn), người đã bước vào dòng
(Nhập Lưu) dẫn đến Niết Bàn, mãi mãi thoát khỏi bốn đường ác và chắc
chắn sẽ giác ngộ Niết Bàn. "Ðắc quả Tu đà hoàn Tuy nhiên, vì hành giả vẫn chưa diệt được
ước muốn sống, hành giả còn phải chịu tái sanh cõi nhân loại tối đa là bảy
lần nếu như không sớm chứng đạt vô sanh.
Ðược khuyến khích bởi việc thoáng thấy
Niết Bàn từ xa này hành giả phát triển tuệ giác thâm sâu hơn, đồng thời
làm nhẹ thêm hai kiết sử nữa là: Dục Ái (Kàmàraga) và Sân
(Patighi) để trở thành một vị Tư Ðà Hàm (Sakadàgàmì) - Nhất Lai
Thánh giả. Sở dĩ được gọi như vậy là vì hành giả sẽ còn tái sanh dục giới
chỉ một lần nữa nếu không đạt đến A la hán trong kiếp đó.
Khi hành giả đạt đến tầng Thánh thứ ba thì
được gọi là Bất Lai thánh giả (Anàgàmì: A Na Hàm); ở giai đoạn này
hành giả hoàn toàn tiêu trừ hai kiết sử Dục Ái và Sân kể trên. Kể từ đây,
hành giả không còn trở lại cõi nhân loại
(vì hành giả không còn ước muốn đối với các
lạc thú trần gian); sau khi chết
hành giả tái sanh cõi Tịnh Cư thiên (Suddhà - vàsa), một nơi dành
riêng cho các vị A Na Hàm. Từ đó, hành giả sẽ trở thành các vị A La Hán. Giờ đây, người nhiệt tâm trên lãnh vực tâm
linh (Thánh giả) được khích lệ bởi sự thành công lớn do nỗ lực của
mình, thực hiện bước tiến cuối cùng và huỷ diệt năm kiết sử còn lại, đó
là: Ái Sắc (Rùparàga), Ái Vô Sắc (Arùparàga), Ngã Mạn
(Màna), Trạo Cử (Uddhacca) và Vô Minh (Avijjhà); hành
giả trở thành một bậc Thánh toàn hảo nhờ đạt đến A la hán quả. Ở tầng siêu
thế thứ tư này hành giả được gọi là một vị A la hán, người mà tâm của họ
đã thoát khỏi tham dục, giải thoát khỏi tham sinh tồn và giải thoát khỏi
vô minh. Vị ấy liễu tri rằng sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, và việc phải
làm đã được làm xong, đây chính là sự an lạc tối thượng và thiêng liêng
nhất, sự diệt tận tham, sân, si. Bậc A la hán siêu xuất tam giới, chứng
ngộ hạnh phúc bất khả thuyết của Niết Bàn. Vị ấy không còn sanh, không còn
diệt, không còn run sợ và không còn những tham muốn, không có gì trong vị
ấy khiến cho phải tái sanh trở lại. Do vì không còn sanh nên vị ấy không
bị già, không già nên vị ấy sẽ không còn chết nữa, không còn chết nên vị
ấy sẽ không run sợ, và không run sợ nên vị ấy không tham muốn. Vì vậy mục
đích của đời phạm hạnh không cốt ở việc đi khuất thực, không cốt ở danh dự
hay tiếng tăm, cũng chẳng phải để đạt đến Giới, Ðịnh, hay Tuệ. Bất động
tâm giải thoát là mục tiêu của đời phạm hạnh, đây mới chính là cốt lõi và
cứu cánh tối hậu của chúng ta. - Hết phần
Tuệ - -ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
06 |
07 |
08 |
09 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 | Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp
Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002) Xem:
Nguyên tác Anh ngữ [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Đại
Trưởng Lão U
Thittila
Tỳ kheo Pháp
Thông dịch
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila
Làm các việc thiện.
Giữ tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy".
Hơn tái sanh thiên giới
Hơn chinh phục nhân gian
Quyền lực trên tất cả (thế gian)".
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 | 29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37
updated: 16-08-2002