BuddhaSasana Home Page Phật Pháp Giảng
Giải Nguyên tác: "Essential
Themes of Buddhist Lectures", CHƯƠNG II NHỮNG BÀI
GIẢNG ÐẶC BIỆT LIÊN QUAN ÐẾN GIỚI (SÌLA) Bài 11:
ÐẠO PHẬT Ở MIẾN ÐIỆN Tại nước quốc giáo
Miến Ðiện, người dân Miến Ðiện được thừa hưởng một nền giáo lý rất
mực từ bi và vị tha cao cả, thường được đánh giá là một đặc tính nhân bản
sâu sắc; chính vì vậy, dưới mắt người Tây phương, Miến Ðiện được xem là
một trong những dân tộc hạnh phúc nhất trên thế gian này. Tuy nhiên, gần đây chúng ta thường nghe
những lời phàn nàn về một số người Miến đã thay đổi thái độ đối với tôn
giáo của mình, dù rằng Phật giáo đã từng là suối nguồn hạnh phúc, bình an
và văn hoá của họ. Tại Miến, hiện nay có một số điều gây bức xúc, và những
điểm nêu ra ở đây được coi là những điểm nổi bật nhất:
(1) Thiếu lòng từ (Mettà). Trên thế giới nói chung, ngày nay người ta
đã có đủ tiền tài và vật chất, nó cũng không thiếu thốn về mặt tri thức.
Thế thì, điều mà nó đang thiếu hiện
nay là gì? Cái mà thế gian này
đang thiếu chính là ý chí hành thiện, tâm từ (Mettà) không đủ sức
để thắng vượt những thế lực đen tối, thế giới đầy dãy những biến động và
con người không còn tin tưởng lẫn nhau.
Chúng ta có thể làm được điều gì để giúp cho
thế gian này? Nhu cầu bức thiết
nhất hiện nay là làm sao để gia tăng lòng từ - bi trên thế gian. Thiếu
lòng từ là nguyên nhân chính của mọi cuộc chiến tranh, ngoài những xung
đột quân sự ra, còn có rất nhiều những xung đột khác về chủng tộc, chính
trị, kinh tế và thậm chí cả đến xung đột tôn giáo nữa, mà hầu hết là do
thiếu lòng từ (Mettà). Kể từ khi chiến tranh thế giới kết thúc,
có rất nhiều tổ chức mệnh danh quốc tế ra đời, nhiều người đã viết về đề
tài chủ nghĩa đế quốc này. Những người làm công tác xã hội có lý tưởng đã
mơ và hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn, họ đã tổ chức rất nhiều phong
trào mang tính cổ động cho chủ nghĩa quốc tế này. Chúng ta có Hội Quốc
Liên (League of Nations) thành lập năm 1920, thế nhưng hội này đã
thất bại trong việc duy trì hoà bình. Tại sao? Bởi vì hầu hết những tổ
chức này chỉ quan tâm đến việc chỉnh đốn hình thức vật chất bên ngoài, họ
quan tâm khá nhiều đến khía cạnh vật chất mà quên đi giá trị của cuộc sống
tinh thần. Chỉ thiên về vật chất thôi thì không thể đem lại hạnh phúc và
hoà bình (điều mà mọi người đều
mong ước) được. Không phải lối
sống thực dụng thiên về vật chất, mà chính lối sống hợp theo Phật pháp mới
thực sự là lối sống hợp với Miến Ðiện, để nó vẫn còn giữ được lòng trân
trọng đối với toàn thế giới Phật giáo như là cái nôi thuần khiết của đạo
Phật, những nguyên tắc này dạy cho con người biết tôn trọng những quy luật
nhân quả, đối xử tốt đẹp với nhau, sống có đức hạnh, chân thật, ngay thẳng
và trong sạch. Xao lãng các nguyên tắc đạo đức hay dễ duôi không tôn trọng
giới luật là một trong những nguyên nhân căn bản của các cuộc chiến tranh.
Một trong những lời dạy quan trọng nhất của Ðức Phật về nguyên tắc đạo đức
này là "bất sát" hay "không bạo hành". Tính hiếu chiến, khuynh hướng muốn tiêu
diệt hay sát hại là một bản năng tự nhiên chung cả loài vật lẫn con người.
Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn lao trong phương cách, ở đó những bản
năng này vận hành trong con người và loài vật. Trường hợp loài vật và con
người thời tiền sử, thì động cơ thúc đẩy việc bạo hành hiển nhiên chỉ là
một khí cụ để tự vệ và duy trì sinh mạng cho chính cá nhân nó cũng như cho
loài giống. Nhu cầu của loài vật chỉ là những nhu cầu cần thiết cho sự bảo
tồn tự thân, những hành động của chúng không có gì đáng khiển trách, vì nó
chỉ được thực hiện theo bản năng tự nhiên. Nhưng trong trường hợp của con
người thì lại khác, con người có nhiều thôi thúc thuộc về bản năng hơn
loài vật. Tuy nhiên, với tư cách là một con người có những khả năng cao
trội hơn về trí nhớ, trí tuởng tượng, có suy nghĩ, thuần lý, tự trọng,
lương tâm đạo đức và niềm tin tôn giáo, sẽ cân nhắc đến những hậu quả tức
thời cũng như xa xôi, của những hành động trước khi thực hiện nó, điềâu đó
có nghĩa là họ có thể biết trước, trong chừng mực nào đó những hành động
này sẽ tác hại đến cá nhân mình, đến xã hội cũng như đến sự an ổn và phát
triển của tâm linh. Hơn nữa, họ cũng cần cân nhắc xem những hành động của
mình có phải là sự hy sinh vô lý, chỉ để được ca tụng nhất thời đối với
những tham vọng ích kỷ không.
Con người không phải thú vật, thường có
những sự lựa chọn giữa tội ác và lòng thương cảm, cả hai điều này lại
không thể thực hiện cùng một lúc liên quan đến cùng một đối tượng.
Họ sẽ chọn điều nào đây?
Thực sự vấn đề không đến nỗi khó quyết định,
ngay cả trên quan điểm lợi ích và hạnh phúc cá nhân của họ, họ nên theo
con đường từ ái và cảm thông hơn là theo con đường tội ác và bạo hành. Vì
làm như vậy họ còn là con người có nhân tính hơn là đi theo con đường sau
này. Hơn nữa, không một cá nhân, đảng phái, cộng đồng hay chủng tộc nào có
thể đoan chắc là mình lúc nào cũng có đủ sức mạnh và quyền lực để sống một
cách ung dung nhờ bạo hành cả. Vì thế cho nên để được sống trong an ổn và
để bảo đảm sẽ không trở thành nạn nhân trong tương lai của cơn giận dữ mà
một cá nhân hay đảng phái, cộng đồng, chủng tộc nào đó sắp trở nên ưu thế
hơn; người hay cộng đồng ấy cần phải kềm chế khuynh hướng bạo hành của
mình lại, đồng thời đặt ra một chuẩn mực đúng đắn và xứng đáng cho cách cư
xử tương lai của nhân loại.
Chân lý hiển nhiên là kẻ sống bằng đao
kiếm sẽ chết bởi đao kiếm; một người, một đảng phái, hay chủng tộc tàn ác
buộc phải chịu bị đối xử tàn ác lại khi họ trở nên yếu thế hơn theo thời
gian, và kẻ khác trở nên mạnh hơn. Sự thực cũng chứng minh rằng những
người tàn ác sẽ phải sống một cuộc sống đau khổ và rồi chết một cái chết
cũng khổ đau như vậy. Một kẻ bạo ngược luôn luôn phải sống một cuộc đời
đầy hiểm nguy đe doạ. Những cá nhân hay tập thể hiếu chiến phải sống trong
nỗi sợ hãi triền miên, vì sợ người khác trả thù; thắng lợi bằng bạo lực,
dù rằng bạo phát nhưng cũng chóng tàn, hơn nữa phải trả một giá rất đắt
mới duy trì được nó. Vì vậy, ngay cả trên quan điểm hoàn toàn ích kỷ đi
nữa, thì đường lối bạo lực cũng không phải là đường lối an ổn và xứng đáng
chút nào. Xã hội loài người sẽ thăng hoa khi nó dựa
trên lòng từ ái yêu thương và đồng hợp tác với nhau hơn là khi nó dựa trên
những hành động thô lỗ bạo lực mà Ðức Phật đã khuyên chúng ta nên tránh.
Những hành động thô lỗ bạo lực này là những mầm bệnh huỷ diệt nhân loại;
những con người tàn ác, ích kỷ đã chà đạp, đè bẹp quyền lợi chân chính của
kẻ khác, chẳng khác nào những nọc độc hay mầm bệnh nguy hại trong cơ thể.
Một cuộc sống xã hội an vui và lành mạnh đòi hỏi tất cả những thành viên
của nó phải sống với nhau một cách thâm tình và phải biết giúp đỡ bảo bọc
lẫn nhau.
Trong một xã hội lý tưởng, cái chính của
những thành viên có ưu thế hơn là chia sẻ những tình thương yêu và biết hy
sinh cho những người yếu kém hơn mình, trong khi đó, việc chính của những
người yếu thế hơn là phải biết thương yêu và cùng hợp tác với người có ưu
thế hơn mình. Ở thời đại ngày nay, khi mà nền văn minh khoa học đã có
những khám phá và phát minh mới nhằm gia tăng sức mạnh của con người, cả
để làm điều tốt lẫn điều xấu, rất cần thiết phải có một nền giáo dục có tổ
chức, nghĩa là một nền giáo dục phải dựa trên những nguyên tắc công bằng
và hợp lý, ngõ hầu phát triển ý thức nhân đạo cũng như ý thức trách nhiệm
xã hội sâu sắc ở mọi đứa trẻ, sao cho những hoạt động vô nhân đạo và man
rợ bạo hành của những người đang đe doạ huỷ diệt nhân loại này không thể
xảy ra. Không ai thích bị kẻ khác làm hại, sỉ nhục hay giết chóc. Nếu kẻ
nào làm như vậy, họ đã xâm phạm nguyên tắc đạo đức cơ bản của xã hội, họ
là những kẻ đi ngược lại hay chống đối lại xã hội, và vì vậy họ là kẻ có
tội. Tình đoàn kết xã hội và lợi lạc vật chất
không phải là những mục tiêu duy nhất của kiếp nhân sinh, hai khía cạnh
vật chất và tinh thần tương quan và tương duyên lẫn nhau; vì vậy cần phải
nhận thức được tầm quan trọng của cả hai. Ðời sống vật chất không chỉ được
con người sống mà cả loài vật cũng sống như vậy nữa; con người với tư cách
là một động vật có những khả năng cao hơn, cần phải sống sao cho cao quý
và giá trị hơn, trong đó hoà bình và thiện chí vượt trội hơn huỷ diệt và
đấu tranh. Là một con người đạo đức, được hướng dẫn bởi lương tâm đạo đức,
con người phải sống cao thượng hơn nhiều so với con vật, họ cần phải trở
thành một chúng sanh của thế giới cao cả hơn, trong đó những giá trị tinh
thần xứng đáng hơn chỉ là đời sống vật chất và lợi lạc vật chất, ở thế
giới đó mọi người được xem trọng như nhau, không ai thấp hèn hơn ai cả, và
ở đó sự thực, công lý, tình hữu nghị và tự do là những nguyên tắc hành xử
được chấp nhận bằng khả năng trực giác.
-ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
06 |
07 |
08 |
09 |
10 | 11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 | Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp
Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002) Xem:
Nguyên tác Anh ngữ [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Đại
Trưởng Lão U
Thittila
Tỳ kheo Pháp
Thông dịch
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila
(2) Xao lãng các nguyên tắc đạo đức cơ bản nhất (giữ ngũ giới),
(3) Tinh thần từ bi và hoà kính mà đạo Phật dạy đã biến thành tinh thần
thô bạo và hẹp hòi ích kỷ.
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37
updated: 16-08-2002