BuddhaSasana Home Page Phật Pháp Giảng
Giải Nguyên tác: "Essential
Themes of Buddhist Lectures", BÀI 35:
NGÔN NGỮ PÀLI VÀ ÐẠO PHẬT Pàli là ngôn ngữ
gốc, trong đó Ðức Phật dùng để thuyết giảng và sau này được sử dụng để ghi
chép các kinh do Ðức Phật thuyết. Người học Phật nghiêm túc hiển nhiên tìm
được nhiều thuận lợi từ một kiến thức về Pàli hơn từ kiến thức về các ngôn
ngữ khác. Thứ nhất, nhờ kiến thức Pàli này mà họ có thể tìm được lối vào
kho tàng rộng lớn của một nền văn hoá cao quý. Mặt thuận lợi thứ hai là họ
có thể đọc được những kinh Phật nguyên gốc gọi là Tipitakas (Tam Tạng -
Kinh Ðiển), cũng như các bản chú giải về Tam tạng này. Thực sự mà nói thì hầu hết kinh Phật và
một số các bản chú giải đã được chuyển dịch ra nhiều ngôn ngữ Châu Á, cũng
như một vài ngôn ngữ Châu Âu khác, và có thể xem đây là những cố gắng
trung thực để tiếp cận với sự thật. Tuy nhiên, không may thay một số bản
dịch trong số đó lại hoàn toàn sai lạc và nhầm lẫn, hoặc ít nhất cũng tối
nghĩa khó hiểu. Chẳng hạn, việc chuyển sang tiếng Anh các từ Pàli như Sati
(niệm) thì lại dịch là tuệ giác (Insight), sự hiểu biết
(Understanding), hoặc lý trí (reason); từ Nàma-rùpa (danh - sắc)
lại dịch là hình ảnh (Image) và ý niệm (Ideal); từ
Sankhàra (hành - nghiệp, 50 tâm sở hoặc các pháp hữu vi) thì dịch
là các khuynh hướng (Tendencies) hoặc khái niệm (Conceptions)
và từ Nibbàna (Niết Bàn: diệt tham) lại dịch là sự huỷ diệt
(Annihilation) hay rỗng không (Nothingness), là những từ được
xem là sự chuyển dịch tồi tệ nhất mà các học giả Tây phương đã làm. Ngạn
ngữ Ý nói rằng các nhà dịch thuật là những kẻ phản bội (Translators are
traitors), có lẽ cũng đáng ghi nhớ trong phương diện dịch thuật.
Những độc giả dựa vào các thuật ngữ nhầm
lẫn như vậy thường hiểu lầm thực nghĩa và thực chất của những nguyên tắc
cơ bản của đạo Phật như là Bát Chánh Ðạo, Tứ Diệu Ðế, Thập Nhị Nhân Duyên,
Ngũ Uẩn Hữu và Giáo Lý Vô Ngã (Anatta), là cốt lõi của toàn bộ Phật
pháp. Vì vậy, Pháp (Dhamma) chỉ có thể được diễn tả bởi những người
không những phải có tín tâm nơi Pháp mà cũng cần phải có một kiến thức
thoả đáng về Pàli nữa; nếu không, người viết rất có thể nhầm lẫn bản chất
thực sự của Pháp, mà chỉ nội điều này thôi đã khiến Giáo Pháp, một điều
sống thực lại có thể làm cho điên đảo cuộc sống của con người. Không quan
tâm đến điểm trọng yếu này, mọi nỗ lực của họ không những trở thành vô ích
mà còn tác hại đến Giáo Pháp nữa.
Về phương diện này, có lẽ không có tôn
giáo nào phải chịu thiệt thòi nhiều như Phật giáo. Trước hết, đạo Phật là
một tôn giáo truyền thống của phương Ðông, được coi là hoàn toàn xa lạ đối
với Âu Châu một trăm năm trước, thứ nữa việc khám phá ra Phật giáo đối với
họ có tính cách dần dà, đến nỗi toàn bộ hệ thống kinh điển của đạo Phật
vẫn chưa được chuyển dịch một cách thoả đáng; còn đối với các bộ chú giải
của các bộ Kinh này thì hoạ hoằn lắm mới có được một hai bộ Pháp Cú
(Dhammapàda) và Pháp Tụ (Dhammasangani) chuyển dịch sang các
ngôn ngữ Châu Âu. Do ảnh hưởng của những trường hợp như vậy, việc các nhà
viết sách Tây phương đã xuyên tạc đạo Phật trong một thái độ lố bịch nhất,
là điều không có gì đáng ngạc nhiên cả. Trong số các nhà viết sách Tây phương về
đề tài Phật giáo, có một số người không có ý định viết một cách công tâm
về đạo Phật, mà họ chỉ mưu toan trình bày cho mọi người thấy rằng đây là
một tôn giáo ngoại lai và kém xa các tôn giáo hiện có của phương Tây. Cũng
có số khác không những có thái độ thân thiện hơn mà còn có hảo ý nữa. Thế
nhưng, họ lại mắc vào những lỗi lầm khác là nhìn đạo Phật một cách phiến
diện và méo mó, vì lý do rất đơn giản là kiến thức Pàli của họ không đầy
đủ lắm. Ðiều này dẫn đến hậu quả là có rất nhiều những sự pha trộn kỳ lạ
của những ý niệm sai lầm và những tư tưởng kỳ quặc; hay trong một vài
trường hợp, những giáo thuyết thần bí (Theosophy) và Hồi Giáo
(Hinduism) đã được gán cho đạo Phật ở phương Tây.
Anh ngữ, trong thế giới của ý niệm lại bị
thâm nhiễm với nhân sinh quan Thiên Chúa, đến nỗi trong rất nhiều trường
hợp không có những ý niệm tương đương đối với ý niệm của đạo Phật. Chính
vì vậy, thật khó nếu không muốn nói là không thể truyền đạt những ý niệm
của đạo Phật qua phương tiện Anh ngữ, vì nó không có những tương đương
hoàn chỉnh cho những từ đòi hỏi phải có. Chẳng hạn, như từ "Bhikkhu",
mặc dầu nghĩa Pàli của nó là một người rất giản dị, hoàn toàn không có
tương đương trong tiếng Anh để truyền đạt một cách chính xác ý nghĩa của
nó. Do vậy từ này được dịch nhầm là một kẻ ăn mày (beggar), một
giáo sĩ (priest) hay là một tu sĩ. Bởi vì họ không ăn mày theo thực
nghĩa của từ này nên họ (Tỳ Khưu: Bhikkhu) không phải là kẻ ăn mày.
Họ cũng không phải là một giáo sĩ, bởi vì họ không hành xử như một người
trung gian giữa chúa và con người. Một cách nghiêm chỉnh thì họ cũng không
phải là một tu sĩ, vì họ không bị buộc phải thực hiện bất cứ lời thề nào
cả. Ðiều này dẫn đến hậu quả là trong những cuốn sách viết về đạo Phật
bằng tiếng Anh, độc giả phương Tây sẽ gặp rất nhiều từ Pàli phải giữ
nguyên gốc vì lý do đó.
Qua bài học này chúng ta thấy rằng người
nghiên cứu Phật học nghiêm túc, nghĩa là người thực sự có ước muốn thâu
thập tri kiến hiểu biết đúng đắn về Giáo Pháp thâm sâu của đạo Phật, nên
chuẩn bị cho mình làm quen với những từ gốc cần yếu của Giáo Pháp, hoặc
đòi hỏi phải có một số kiến thức khả dĩ về Pàlì. Như vậy, mới làm cho
chúng ta hiểu được pháp thâm diệu của đạo Phật trong ánh sáng chân thực
của nó.
-ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
06 |
07 |
08 |
09 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 | Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp
Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002) Xem:
Nguyên tác Anh ngữ [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Đại
Trưởng Lão U
Thittila
Tỳ kheo Pháp
Thông dịch
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 | 35 |
36 |
37
updated: 16-08-2002