BuddhaSasana Home Page Phật Pháp Giảng
Giải Nguyên tác: "Essential
Themes of Buddhist Lectures",
Bài 33:
BẢN CHẤT VÀ SỐ PHẬN CỦA CON NGƯỜI Mọi người phản ứng tuỳ theo bản chất đặc
biệt của riêng họ, vì thế biết được
tại sao và như thế nào chúng ta lại khác biệt nhau trong lối suy
nghĩ và trong cách nhìn cuộc đời
(nhân sinh quan), chúng ta mới có thể rộng lượng được với mọi người và nhờ vậy mới có
thể sống hài hoà hơn với họ. Khi chúng ta còn non nớt về mặt tâm linh hay
tinh thần, đó là lúc mà hầu như những
thú vui về thể xác và tình cảm thông tục lôi cuốn chúng ta nhất, và trong
khi chúng ta vẫn mãi non nớt như vậy trong cuộc tiến hoá, chúng ta chắc
chắn không vượt qua được giai đoạn này. Khi chúng ta già dặn hơn, có kinh nghiệm nhiều hơn trong bước tấn hoá,
lúc này các phương diện văn chương và
nghiên cứu có sức hấp dẫn với chúng ta, và chúng ta tìm được niềm vui qua những theo đuổi trên
lãnh vực tri thức này. Cuối cùng, khi chúng ta già dặn hơn nữa, chúng ta
nhận ra rằng hạnh phúc tâm linh là hạnh phúc cao tột nhất, bởi vì nó là
hạnh phúc chân thực và bền lâu. Ðây là mục
đích sống của chúng ta.
Chúng ta có thể thăng tiến cuộc tấn hoá đó
với ý chí, cũng như chúng ta có thể phát triển các cơ bắp của mình
với sự luyện tập thường xuyên vậy, với việc thực hành chúng ta có thể vươn đến sự hoàn thiện; thiên về tri thức
thì qua việc đạt đến kiến thức toàn
hảo, thiên về cảm xúc thì qua việc kiểm soát và sử dụng những xảm xúc đó, thiên về tinh thần thì qua sự
chứng ngộ viên mãn, thiên về vật chất thì qua việc đạt đến sức khoẻ toàn vẹn và kiểm soát
thân. Bản chất của chúng ta càng thấp thỏi, thì những thú vui của chúng ta
bị lệ thuộc vào những nguồn bên ngoài càng ở mức độ to lớn hơn; trong khi bản chất của chúng
ta cao hơn, ảnh hưởng của chúng ta có đối với hạnh phúc của mình
cũng nhiều hơn. Làm thế nào để chúng ta có thể phát triển
hay thay đổi tự thân mình? Từ alchemy (thuật giả kim)
được cấu tạo bởi hai từ ả rập, "Al"
và "kimia", nghĩa là nghệ thuật bí ẩn làm thay đổi hay nấu chảy ra. Có hai loại thuật giả
kim (alchemy), giả kim về vật chất và giả kim về tinh thần,
và trong cả hai, con người đều làm
cùng một việc là cố gắng khám phá ra cùng cái bí mật quan trọng, và làm
thế nào để biến những thứ tầm thường vô giá
trị ra thành vàng ròng, thuần khiết và giá trị. Nhà giả kim vật
chất thì cố gắng biến hay thay đổi những kim
loại khác thành vàng, trong khi nhà giả kim tinh thần lại cố gắng
thay đổi những dục vọng thấp hèn của
con người như: sân hận, ganh tỵ, thù ghét v.v... thành vàng ròng của an
lạc, từ bi và quảng đại.
Nhiều nhà giả kim tinh thần đã
thành công trong việc thay đổi tất cả những gì được xem là thấp hèn, thông tục và xấu
xa trong bản chất của họ, thành sự thuần khiết, thánh thiện và từ bi, giờ đây họ đang muốn dạy cho chúng ta làm
thế nào để được như vậy. Bản chất của họ
trong sạch và cao đẹp đến độ gần gũi
họ chúng ta chỉ khởi lên lòng kính yêu và tôn trọng; họ là những
bậc thầy về trí tuệ, và những gì họ đã
làm chúng ta cũng có thể làm được nếu như
chúng ta có đủ kiên trì. Họ nói với chúng ta rằng chỉ có một sự
thất bại duy nhất là ngưng nỗ lực. Cũng như cuối mỗi năm học hay mỗi học kỳ
đều có một kỳ thi sát hạch; trong đó một số học sinh đậu, một số khác rớt,
cuối mỗi thời kỳ hay giai đoạn trong kiếp sống của một người cũng vậy, đều
có một kỳ sát hạch trong thuật giả kim tinh thần, và chỉ có người
nào phẩm chất vàng mới vượt qua nổi. Những ai thất bại phải quay lại
trường đời và thử thách trở lại. Tất cả chúng ta đã trở lại trường đời này, và mỗi người trong chúng ta
hiện giờ đang bận rộn với hai loại công việc
gặt và gieo, nghĩa là chúng ta đang
gặt những thành quả mà chúng ta đã
gieo trong quá khứ, đồng thời chúng ta cũng
đang gieo những hạt giống vui - buồn, khổ - lạc, để rồi sẽ gặt nó trong
các kiếp sống tương lai. Theo lời dạy của Ðức Phật thì mục đích chính của cuộc sống là làm thế
nào để học được cách vượt qua kỳ sát hạch
cuối cùng trong thuật giả kim tinh thần này, nhờ đó hoàn thành việc chuyển đổi tất cả những gì được xem là thấp hèn, thông tục và xấu
xa trong bản chất của chúng ta ra thành vàng ròng thuần khiết và từ bi, đó chính là hành trang đi đến mục đích cuối cùng của chúng
ta, mục đích của hạnh phúc, an lành và
giác ngộ viên mãn. -ooOoo-
Ðầu trang |
Mục lục |
01 |
02 |
03 |
04 |
05 |
06 |
07 |
08 |
09 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 | Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp
Thông đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2002) Xem:
Nguyên tác Anh ngữ [Trở
về trang Thư Mục]
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Đại
Trưởng Lão U
Thittila
Tỳ kheo Pháp
Thông dịch
Venerable Sayadaw Ashin U Thittila
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 | 33 |
34 |
35 |
36 |
37
updated: 16-08-2002