TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG KINH
BỘ KINH TẬP (425-847)

Số 603-KINH ẤM TRÌ NHẬP

Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư An Thế Cao, người nước An Tức.

MỤC LỤC

QUYỂN THƯỢNG

QUYỂN HẠ

ĐỨC PHẬT NÓI TUỆ ẤN MỘT TRĂM SÁU MƯƠI BA ĐỊNH GIẢI


QUYỂN THƯỢNG

Sự thực hành kinh Phật cũng như sự giáo hóa khuyên bảo đều ở tại ba bộ phận cùng hợp tác.

Những gì là ba?

1. Năm ấm.

2. Sáu gốc.

3. Chỗ vào.

Năm ấm là những gì?

1. Sắc.

2. Thống dương.

3. Tưởng.

4. Hành.

5. Thức.

Đó là năm ấm.

Sắc ấm gọi là mười hiện sắc nhập. Mười hiện sắc nhập là?

1. Mắt.

2. Sắc.

3. Tai.

4. Âm thanh.

5. Mũi.

6. Hương.

7. Lưỡi.

8. Vị.

9. Thân. vui.

Đó là mười hiện sắc nhập. Đó gọi là sắc chủng.

Thống chủng là những gì?

Thống chủng là sáu sự đau đớn của thân:

1. Mắt biết đau.

2. Tai biết đau.

3. Mũi biết đau.

4. Lưỡi biết đau.

5. Thân biết đau.

6. Tâm biết đau.

Đó là sáu sự đau của thân, gọi là thống chủng.

Tư tưởng chủng là những gì?

Tư tưởng chủng là sáu tư tưởng của thân:

1. Tưởng sắc.

2. Tưởng thanh.

3. Tưởng hương.

4. Tưởng vị.

5. Tưởng cánh xúc.

6. Tưởng pháp.

Đó là sáu tư tưởng của thân, gọi là tư tưởng chủng.

Hành chủng là những gì?

Hành chủng gọi là sáu cảm xúc của thân:

1. Tiếp xúc sắc.

2. Tiếp xúc thanh.

3. Tiếp xúc hương.

4. Tiếp xúc vị vị.

5. Tiếp xúc sự láng mịn xúc.

6. Tiếp xúc pháp pháp.

Đó là sáu cảm xúc của thân. Đó gọi là hành chủng.

Thức chủng là những gì?

Thức chủng là sáu thức của thân: nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, tâm thức. Đó là sáu thức của thân, gọi là thức chủng. Đó gọi là năm thứ ấm. Phải biết năm ấm đó từ đâu mà biết là phi thường, khổ, không, phi thân? Từ sự biết này cũng có hai, một là tuệ biết, hai là đoạn biết.

Từ tuệ biết là những gì? Là chẳng phải thường, khổ, không, phi thân. Đó là từ tuệ biết.

Từ đoạn biết là những gì? Ái dục đã đoạn thì đó là từ đoạn biết.

Dáng mạo của ấm là những gì? Tích chứa là dáng mạo của ấm, túc là dáng mạo của ấm. Ví như loài vật gọi là loài vật, loài cây gọi là loài cây, loài lửa gọi là loài lửa, loại nước gọi là loại nước... Tất cả năm ấm cũng như vậy.

Có mười tám bản trì. Mười tám bản trì là những gì?

1. Mắt.

2. Sắc.

3. Thức.

4. Tai.

5. Thanh.

6. Thức.

7. Mũi.

8. Hương.

9. Thức.

10. Lưỡi.

11. Vị.

12. Thức.

13. Thân.

14. Cánh. 15. Thức.

16. Tâm.

17. Pháp.

18. Thức.

Đó gọi là mười tám bản trì. Đã biết những bản trì đó rồi từ đâu mà biết là phi thường, khổ, không, phi thân, đó là biết. Từ sự biết này cũng có hai biết: một là từ tuệ biết, hai là từ đã đoạn biết.

Từ Tuệ biết là những gì? Là phi thường, khổ, không, phi thân. Đó là tự Tuệ biết.

Từ đoạn biết là những gì? Ái dục đã chặt đứt, đó là từ đoạn biết. Sự biết đó đầy đủ. Đầy đủ là những gì? Hoặc nói rằng, không còn nữa là đầy đủ. Đã không còn nữa thì khiến cho mắt sáng nhìn thấy ánh sáng.

Một là hành giả nói thế rồi thì đoạn dứt gốc của mắt, gốc của tai. Nói khắp cùng như vậy là bản trì. Ví như người này bị nóng nhiều, như vậy gọi là cùng khắp. Thí dụ, đó là đầy đủ.

Cũng có mười hai nhập. Những gì là mười hai? Tự thân có sáu và bên ngoài có sáu.

Tự thân có sáu là những gì? Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đó là sáu nhập của tự thân.

Bên ngoài có sáu là những gì? Là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đó là mười hai nhập.

Tất cả từ đâu mà biết là phi thường, khổ, không, phi thân?

–Chính là sự biết này mà cũng có hai biết, một là từ tuệ biết, hai là từ đoạn biết.

Từ tuệ hiểu biết là những gì? Là phi thường, khổ, không, phi thân thân. Đó là từ tuệ biết.

Từ đoạn biết là gì? Ái dục đã đoạn thì đó là từ đoạn biết.

Nhập là gì? Biết rõ từ đó mà đến thì gọi là nhập. Từ nhập đến biết. Ví như từ chỗ vàng nhập gọi là kim địa, từ chỗ bạc nhập gọi là ngân địa. Như vậy mỗi mỗi đều ứng với sở tùng, sở nhập như thí dụ này. Từ như vậy có như vậy. Như vậy là từ chỗ ý niệm mà có việc gây nên tội khổ. Như vậy từ chỗ đạt đến, đó là từ những nhập này, cũng có từ những nhập này. Ví như vị vua có chỗ nhập, có tên thì cũng như vậy. Vì có bốn Đế: Khổ, Tập, Tận, Đạo nên Khổ là quan trọng vì thân ngữ cũng nghĩ đến, Tập gọi là quan trọng vì si là sự yêu thích thế gian. Tận gọi là quan trọng vì tuệ cũng giải thoát. Đạo gọi là quan trọng vì chỉ cũng là quán.

Đạo cũng có pháp kinh Ba mươi bảy phẩm: Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám thứ Đạo hạnh của bậc Hiền giả, là pháp kinh Ba mươi bảy phẩm mà chư Phật quá khứ cũng có, chư Phật vị lai cũng có. Bích-chi-phật cũng từ đó mà được đạo độ thế. Đệ tử của chư Phật cũng từ đó mà được đạo vô vi độ thế.

Bốn Ý chỉ là những gì?

Hoặc thấy Tỳ-kheo tự quán thân và tướng của thân mà hành chỉ. Hoặc quán ngoại thân và tướng của thân mà hành chỉ. Hoặc quán nội ngoại thân và tưởng của thân mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Phương tiện quán thống và tướng của thống mà hành chỉ. Quán ngoại thống và tướng của thống mà hành chỉ. Quán nội ngoại thống và tướng của thống mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Phương tiện tự quán và tướng của ý, ý mà hành chỉ. Quán ngoại ý và tướng của ý mà hành chỉ. Quán nội ngoại ý và tướng của ý mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Phương tiện tự quán pháp và tướng của pháp mà hành chỉ. Quán ngoại pháp và tướng của pháp mà hành chỉ. Quán nội ngoại pháp và tướng của pháp mà hành chỉ. Đoạn hết ý niệm để khước từ tâm si của thế gian.

Những gì là theo bốn Ý chánh đoạn?

Hoặc có Tỳ-kheo chưa sinh ra tệ ác thì ý pháp phát khởi phương tiện khiến cho chẳng sinh, khuyên ý chẳng bỏ hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tan ác ý. Đó là ý đoạn thứ nhất.

Tỳ-kheo đã sinh ra tệ ác thì ý phát khởi pháp thanh tịnh muốn chặt đứt, khuyên ý cầu hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là ý đoạn thứ hai.

Tỳ-kheo chưa sinh ra pháp thanh tịnh thì khuyến ý phát khởi phương tiện khiến cho sinh ra hạnh, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là ý đoạn thứ ba.

Tỳ-kheo đã sinh pháp thanh tịnh thì khiến ghi nhớ chẳng quên, khiến cho chẳng giảm; chẳng những khiến cho hành đủ mà còn phát khởi hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là ý chánh đoạn thứ tư.

Những gì là bốn Thần túc?

Đó là:

Dục định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: Ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Đó là thần túc thứ nhất.

Tinh tấn định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: Ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Do bất tiện ý sinh khiến lìa bỏ. Đó là thần túc thứ hai.

Ý định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: Ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Do bất tiện ý sinh khiến lìa bỏ. Đó là thần túc thứ ba.

Giới định đoạn sinh tử tùy hành tăng thần túc: ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Do bất tiện, ý sinh khiến lìa bỏ. Đó là thần túc thứ tư.

Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc là đã nói đủ rồi.

Những gì là năm căn? Tín căn, Tinh tấn căn, Niệm căn, Định căn, Tuệ căn. Đó là năm Căn. Căn đó ứng với nghĩa nào? Căn là nghĩa của căn? Thuộc là nghĩa của Căn? Có thể vui là nghĩa của Căn! Chẳng làm đồng việc là nghĩa của Căn. Đó gọi là nghĩa của Căn.

Những gì là năm Lực? Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Tuệ lực. Đó gọi là năm Lực. Lực đó ứng với nghĩa nào? Không có gì có thể hoại được là nghĩa của Lực, có sự ích lợi là nghĩa của Lực, có gan góc là nghĩa của Lực, có thể được nương nhờ là nghĩa của Lực. Đó gọi là nghĩa của Lực.

Có bảy Giác ý. Những gọi là bảy Giác ý?

1. Niệm giác ý.

2. Pháp phân biệt quán giác ý.

3. Tinh tấn giác ý.

4. Ái khả giác ý.

5. Ỷ giác ý.

6. Định giác ý.

7. Hộ giác ý.

Đó gọi là bảy Giác ý.

Có sự đắc đạo là do tám thứ đạo hạnh. Những gì là tám?

1. Thấy đúng.

2. Hành đúng.

3. Nói đúng.

4. Việc làm đúng.

5. Sinh sống đúng.

6. Phương tiện đúng.

7. Ý nghĩ đúng.

8. Định tâm đúng.

Tám thứ đạo hạnh hợp làm ba loại:

1. Giới.

2. Định.

3. Tuệ chủng.

Nói đúng, làm đúng, sinh sống đúng, đó gọi là Giới. Phương tiện đúng, Nghĩ đúng, định đúng đó gọi là Định. Thấy đúng, hành đúng, đó gọi là Tuệ.

Tất cả đều từ những sự dạy răn đó, khiến cho chẳng những dạy giới, khiến cho chẳng những dạy ý, khiến cho chẳng những dạy tuệ. Mà với định chủng đó, Tỳ-kheo làm bật gốc ác sân nhuế, lành tan kết sử sân nhuế, làm lành ghẻ lở giận dữ, làm biết khổ đau, làm qua khỏi Dục giới. Với Định chủng đó, Tỳ-kheo làm bật gốc ác sân nhuế, làm tan dục kết, làm lành ghẻ lở dục, làm biết vui, khổ, làm qua khỏi sắc giới.

Tuệ chủng đó, Tỳ-kheo làm bật gốc ác ngu si, làm tan kết ngu si, làm lành ghẻ lở kiêu mạn, làm biết chẳng vui, chẳng khổ, làm qua được cõi Vô sắc. Đó là ba thứ mà Tỳ-kheo làm bật tung ba gốc ác, làm tan rã ba sử ác, làm lành bốn thứ ghẻ lở, biết ba nỗi đau, qua ba cõi.

Những gì là mười hai thứ? Từ cầu đúng như cầu v.v... sinh ra. Từ si nhân duyên khiến cho có hành, từ hành khiến cho có thức, từ thức khiến cho có danh tự, từ danh tự khiến cho có lục nhập, từ lục nhập khiến cho có trí, từ trí khiến cho có thống dương, từ thống dương khiến cho có ái, từ ái khiến cho có thọ, từ thọ khiến cho có hữu, từ hữu khiến cho có sinh, từ sinh khiến cho có lão tử, ưu bi khổ chẳng thể hết. Đầy đủ, Khổ chủng như vậy là trở thành Tập.

Si đã hết thì hành liền hết. Hành đã hết thì thức liền hết. Thức đã hết thì danh tự liền hết. Danh tự đã hết thì lục nhập liền hết. Lục nhập đã hết thì trí hết. Trí đã hết thì thống dương liền hết. Thống dương đã hết thì ái liền hết. Ái đã hết thì thọ liền hết. Thọ đã hết thì hữu liền hết. Hữu đã hết thì sinh liền hết. Sinh đã hết thì lão tử liền hết. Lão tử đã hết thì ưu, bi, khổ, si chẳng thể hết liền hết. Như vậy Khổ chủng đầy đủ liền được hết.

Si đó gọi là chẳng biết bốn Đế đúng như nó có, chẳng hiểu, chẳng thấy, chẳng tương ứng, chẳng thọ, chẳng hiểu, chẳng hiểu nguồn gốc. Đó gọi là si.

Si đó duyên với hành là những gì? Là sáu vọng thọ. Những gì là sáu? Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, đó là sáu vọng thọ của thân. Đó gọi là hành.

Hành đó duyên với thức là sáu thức của thân: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, đó gọi là sáu thức của thân.

Thức đó duyên với danh tự. Tự là sắc, danh là bốn thứ chẳng phải sắc ấm: Thống, tưởng, hành, thức, đó là danh. Sắc là gốc của bốn đại: Đất, nước, lửa, gió đó. Trên là danh, bốn thứ này là sắc. Hai cái này chung liền nhau là danh tự.

Danh tự đó duyên với sáu nhập của thân là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là thân thọ lục nhập.

Lục nhập đó nhân duyên với sáu tư vọng của thân: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là sáu tư vọng của thân.

Tư vọng đó duyên với sáu thống dương của thân: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là sáu thống của thân.

Thống đó duyên với sáu ái của thân: Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Đó là sáu ái của thân.

Ái đó duyên với thọ tức là bốn thọ:

1. Dục thọ.

2. Kiến kết thọ.

3. Giới nguyện thọ.

4. Thân kết hành thọ.

Đó gọi là bốn thọ.

Thọ đó duyên với hữu, tức là ba hữu:

1. Dục giới.

2. Sắc giới.

3. Vô sắc giới.

Đó gọi là ba hữu.

Hữu đó duyên với sinh tức là năm ấm, sáu trì, sáu nhập ở trên, đã có đúng như có sinh tụ, đã đến mà rơi vào phân biệt căn thì đã nhập vào hữu. Đó gọi là sinh tử. Vì những gì gọi là người? Có sự tồn tại của con người, tồn tại rồi qua đi, đã qua đi thì tan hoại! Khi chết thì sáu căn của thân mạng này đã bế tắc. Đó là chết. Trước vốn là già, thì sau tất nhiên là chết. Vậy nên gọi là lão tử.

Tướng si là gì? Là trong tối thấy tối, như có mà chẳng hiểu được khiến cho từ đó rơi vào chỗ tướng hành.

Tướng hành là gì? Là cái khiến cho về sau lại có, đó là tướng hành. Trên từ đó phát khởi khiến cho từ đó rơi vào thức xứ.

Tướng thức là gì? Là nhận thức vật, nhận thức việc, đó là tướng của thức. Làm cho từ đó rơi vào danh tự xứ.

Tướng danh tự là gì? Là đều nhờ cậy, đó gọi là tướng danh tự. Làm cho từ đó rơi vào lục nhập xứ. Tướng của lục nhập là gì? Là phân biệt căn, đó là tướng của lục nhập. Làm cho từ đó rơi vào tư vọng xứ.

Tướng của tư vọng là gì? Là tụ hội nhau lại sinh. Đó là tướng của tư vọng. Làm cho từ đó rơi vào thống dương xứ.

Tướng của thống dương là gì? Là trở nên giác. Đó là tướng Thống dương. Làm cho từ đó rơi vào ái xứ.

Tướng của ái là gì? Là phát khởi và đi đến, đó là tướng của ái. Làm cho từ đó rơi vào thọ xứ.

Tướng của thọ là gì? Là thọ trì. Đó là tướng của thọ. Làm cho từ đó rơi vào hữu xứ.

Tướng của hữu là gì? Làm cho rơi vào ngần ấy chỗ. Đó là tướng của hữu. Làm cho từ đó rơi vào sinh xứ.

Tướng của sinh là gì? Là đã có năm ấm. Đó là tướng của sinh. Làm cho từ đó rơi vào lão xứ.

Tướng của lão là gì? Là làm cho trở nên chín muồi. Đó là tướng của lão. Làm cho từ đó rơi vào tử xứ.

Tướng của tử là gì? Là mạng căn hết. Đó là tướng tử. Làm cho từ đó rơi vào khổ xứ.

Tướng của khổ là gì? Là thân qua mau. Đó là tướng khổ. Làm cho từ đó rơi vào “bất khả xứ”.

Tướng của “bất khả” là gì? Là tâm ý qua nhanh. Đó là tướng bất khả. Làm cho từ đó rơi vào lo âu áy náy.

Tướng của lo âu là gì? Là lo cho năm ấm. Làm cho từ đó đến rơi vào chỗ buồn rầu.

Tướng sầu bi là gì? Là miệng phát ra tiếng nói khiến cho trở nên sầu bi buồn bã. Buồn bã là sầu bi, sầu bi cũng là buồn bã.

Chín tuyệt xứ là tất cả hạnh ác hợp làm một nhóm. Từ đó lưu hành có hai gốc, từ đó có tội kết là ba gốc ác, cũng có bốn điên đảo. Tội kết hai gốc đó là những gì?

1. Si.

2. Đọa.

Nếu có ái thì gọi là hai gốc. Ba gốc ác là những gì?

1. Tham dục.

2. Sân nhuế.

3. Si hoặc.

Đó gọi là ba gốc ác.

Có bốn điên đảo. Những gì là bốn điên đảo? Chẳng phải thường nghĩ là thường. Đó là tư tưởng đảo, là ý đảo, là kiến đảo. Đó là một điên đảo. Cho khổ là vui; chẳng phải thân là thân; bất tịnh là tịnh là tư tưởng, ý, kiến điên đảo như trên đã nói. Đó là bốn điên đảo.

Si đó gọi là chẳng hiểu biết bốn Đế, chẳng tuệ, chẳng thấy, chẳng tương ứng, chẳng nhận biết là ác. Đó là si.

Hữu ái kia là gì? Bi dục của thế gian dẫn đi chẳng bỏ. Đó là hữu ái. Đó gọi là hai gốc.

Gốc của tham dục kia là gì? Là những loại tham vốn có như là trân bảo kỳ lạ, của cải kỳ lạ, việc trang nghiêm kỳ lạ, là có sự ganh ghét đối với những thứ kỳ lạ đó. Tham có thể tham dục, có thể đến tướng ái, tướng bi ai của ái đến chẳng bỏ. Đó là gốc tham ác. Gốc này là ai? Là sở hữu tham, là thân chẳng phải pháp hành, miệng chẳng phải pháp hành, tâm chẳng phải pháp hành, cũng là những thứ còn lại liền qua đến việc làm ác. Ý niệm là gốc pháp. Vậy nên gọi gốc tham ác.

Sân nhuế kia chẳng phải gốc pháp là những gì? Là ở tại con người, là ở tại hành động. Tướng của nhuế là nổi giận chẳng nhẫn nhịn, chẳng hay biết. Nhân duyên sân làm sân nhuế phát khởi lời phê bình mà nghĩ chẳng được, nói chẳng được. Việc nghĩ, nói chẳng tốt khiến cho ý khước từ. Đó là sân nhuế chẳng phải là gốc pháp. Gốc đó là gì mà chẳng phải là gốc pháp? Là tội của thân, tội của lời nói, tội của tâm; cũng còn cái khác liên quan với ý niệm là gốc pháp này. Vậy nên sân chẳng phải gốc pháp.

Si hoặc chẳng phải gốc pháp kia là những gì? Chẳng biết bốn Thánh đế đúng như nó có, chẳng hiểu, chẳng thấy, chẳng tương ưng, chẳng biết nhận, cho là phi pháp; hoặc theo, hoặc thọ nhận, hoặc tại, hoặc chẳng hiểu biết, hoặc si tối ở tại tối, che phủ khiến cho tối, khiến cho không có mắt, khiến cho tuệ hoại, biết tận, chẳng thể đạt đến vô vi độ thế, đó là si hoặc chẳng phải gốc pháp hành. Gốc đó là gì? Là hoặc chẳng phải pháp, việc làm của thân, việc làm của khẩu, việc làm của tâm, cũng cùng tương trợ cho phi pháp. Điều mà ý nghĩ chẳng phải là gốc pháp. Đó gọi là gốc phi pháp của si hoặc.

Si kia phải biết. Đảo cũng phải biết. Sở đảo phải biết. Do sở đảo phải biết! Si có một đảo, từ một đảo thành bốn đảo và từ sở hữu thành ba đảo. Một đảo là gì? Là đối hay thọ, phi thường cho là thường, khổ cho là vui, chẳng phải thân cho là thân, chẳng tịnh cho là tịnh. Đó là một đảo.

Những gì là bốn đảo? Đó là thân, thống, ý, pháp. Đó là bốn đảo.

Những gì là ba đảo?

1. Tưởng.

2. Ý.

3. Kiến.

Đó là ba đảo khiến cho ý căn dính mắc với hoặc sắc hoặc tượng làm thọ tưởng. Đó là dục tưởng. Do vì có dục tưởng theo nhau lâu chẳng đoạn, nên ở ý niệm thì gọi là dục niệm chủng. Nếu sở tưởng kia phân biệt thọ thì đó gọi là tưởng đảo. Ý si hoặc kia như chẳng có thọ thì sở tùng chẳng tương ứng với sự nhận biết, đó gọi là ý đảo. Cho nên thọ chẳng bỏ ý niệm về sắc, bất tịnh mà ý cho là tịnh, nghe vừa ý rồi thì đến nhanh để được thấy. Đó gọi là kiến đảo.

Cái đã thấy đó là tướng phân biệt thì phải là mười hai đảo. Những gì là mười hai? Tại thân có ba, tại thống dương có ba, tại ý có ba, tại pháp có ba. Tưởng đảo có bốn, ý đảo cũng có bốn, kiến đảo cũng có bốn, cũng là ở tại nhân duyên tương hội với sắc tại nhập khiến cho trở thành mười hai đảo.

Thân ba, thống dương ba, ý ba, pháp ba hợp làm mười hai đảo. Vì sáu lần như vậy là bảy mươi hai đảo. Từ gốc được nhân duyên, khởi dậy theo nhân duyên, nhiều ít không có lường, chẳng thể tính. Ở tại con người không có số, không có số đảo. Năm ấm đó là bốn cái có của thân. Do có sắc ấm là thuộc về thân. Do có thống dương ấm là thuộc về thống thân. Do có thức ấm là thuộc về ý thân. Do có tưởng ấm, cũng như hành ấm là thuộc về Pháp thân. Do có năm ấm này nên khiến cho thọ bốn cái có của thân nhân duyên.

Thân kia chẳng tịnh mà cho là tịnh thì đó là thân điên đảo. Thống khổ kia mà cho là vui thì đó là thống đảo. Ý kia chẳng phải thường mà cho là thường thì đó là ý đảo. Pháp kia chẳng là thân mà cho là thân thì đó là pháp đảo. Vì muốn làm chính bốn điên đảo nên Đức Phật hiện bày bốn Ý chỉ, giảng nói, phân biệt.

Đó là hành chỉ quán thân và tướng của thân bất tịnh thì biết được ý niệm tịnh là điên đảo. Đó là quán thống và tướng thống khổ thì biết được việc cho là vui là điên đảo. Đó là quán ý và tướng của ý phi thường thì biết được việc cho là thường là điên đảo. Đó là quán pháp và tướng của pháp phi thân thì biết được việc cho là thân là điên đảo. Tối trong tối mà chẳng biết được thì đó là tướng của si. Nó khiến cho rơi vào chỗ điên đảo. Muốn được đến thì đó là tướng của ái. Nó khiến cho từ đó thọ lấy sắc làm thân, cho nên khiến cho bị lừa dối. Đó là tướng của tham. Nó khiến cho rơi vào tình trạng chẳng cho, mà lấy. Điều có thể chẳng như ý, đó là tướng của sân nhuế. Nó khiến cho rơi vào chỗ giết hại. Việc chẳng biết được, đó là tướng của si hoặc. Nó khiến cho thọ lấy tà và rơi vào chỗ tà. Pháp sở hành kia chẳng khước từ tướng thọ, đó là rơi vào tưởng hữu thường, chẳng biết thân, thể, vật là tướng thay đổi, tướng tụ hội mà cho là tưởng vui thì rơi vào chỗ thân. Vì chẳng biết được tướng của sở pháp là tưởng là thân nên khiến cho rơi vào chỗ ngã sở. Vì rơi vào tướng thọ sắc tượng nên cho đó là tịnh tưởng, khiến cho từ đó rơi vào chỗ chẳng nhiếp giữ căn. Đó là chín phẩm đã phân biệt, là tất cả nhóm phi pháp chẳng thể làm, đã nói xong. Điều đó người đa văn có thể biết còn kẻ chẳng đa văn rốt cuộc chẳng biết được. Đó là người trí tuệ có thể biết còn kẻ chẳng tuệ thì rốt cuộc chẳng biết được. Đó là người hành có thể biết còn kẻ chẳng hành theo thì không biết được.

Có chín tuyệt xứ khiến cho tất cả tịnh pháp đều theo tụ hợp. Những gì là chín?

1. Chỉ.

2. Quán.

3. Chẳng tham.

4. Chẳng sân nhuế.

5. Chẳng si.

6. Phi thường.

7. Khổ.

8. Phi thân.

9. Tịnh.

Đó là chín.

Chỉ là ý dừng. Tại chỗ có thể dừng, đã dừng, chính ý dừng, nhiếp ý dừng, chẳng mất niệm dừng. Chí tâm tịch nhiên một hướng niệm thì đó gọi là chỉ.

Những gì là quán? Quán là rõ ấm, là rõ trì, là rõ nhập, rõ danh tự, rõ do gốc sinh, rõ gốc pháp đã sinh, rõ khổ, rõ tập, rõ tận, rõ đạo hành, rõ do thiện ác mà từ đó pháp sinh, rõ tăng lại tăng, rõ trắng đen, rõ đó có thể theo, chẳng thể theo... Như có phân biệt là lôi kéo, chẳng lôi kéo, là thấp lại thấp, là niệm lại niệm, là tư quán, là thức, là tuệ, là mắt, là mưu, là mãn, là giải, là tuệ, là minh, là dục, là quang, là cảm chẳng lìa, là quán pháp, là giác ý, là trực kiến, là đạo chủng... Đó gọi là quán. Cũng lại có mười tám quán:

1. Quán tịnh.

2. Quán bất tịnh.

3. Quán thanh tịnh.

4. Quán chẳng thanh tịnh.

5. Quán hắc.

6. Quán bạch.

7. Quán có thể hành.

8. Quán chẳng thể hành.

9. Quán tội hành.

10. Quán ương phược.

11. Quán trói buộc.

12. Quán giải thoát.

13. Quán hữu sở ích.

14. Quán mất vô ích.

15. Quán vãng.

16. Quán hoàn.

17. Quán thọ tội.

18. Quán trừ tội.

Vậy nên gọi là Quán. Cũng vì hai nhân duyên nên khiến cho Đức Phật nói lên Chỉ này. Tất cả người trong thiên hạ có hai bệnh. Những gì là hai? Một là si; hai là ái. Vì hai bệnh này nên Đức Phật hiện bày hai thứ thuốc. Những gì là hai? Một là Chỉ; hai là Quán. Nếu dùng hai thứ thuốc này thì khỏi hai bệnh, khiến cho tự chứng, tham ái dục thì chẳng tham nữa, niệm ý được giải thoát. Si đã giải thì khiến cho tuệ được giải thoát.

KINH ẤM TRÌ NHẬP

QUYỂN HẠ

Thuốc tri ái dục kia là những gì? Là Chỉ. Ái đã giải thoát rồi thì ý cũng giải thoát mà ý đã giải thoát thì bệnh liền khỏi. Thuốc trị si kia là những gì? Là quán. Si đã lui thì được giải thoát; do tuệ giải thoát là bệnh khỏi. Đức Phật nói hai pháp như vậy thì phải biết:

1. Tự.

2. Sắc.

Hai pháp phải xả:

1. Si.

2. Ái.

Hai pháp phải tự biết:

1. Tuệ.

2. Giải thoát.

Hai pháp có thể hành:

1. Chỉ.

2. Quán.

Chỉ kia đã hành thì khiến biết sắc: Đã biết rồi thì khiến xả được ái. Ái đã giải thì ý liền được giải thoát và tự chứng biết. Chỉ đã hành đủ đầy thì liền xả bỏ được si. Si đã được xả bỏ thì do đó tuệ được giải thoát và tự chứng biết. Nếu Tỳ-kheo dùng hai pháp để tự biết “tự” cũng như sắc, dùng hai pháp xả bỏ si cũng như ái. Như vậy là hoàn toàn không chấp trước, hành si hết, muốn qua khỏi thế gian nhưng vẫn còn vô vi hữu dư chưa qua được. Vô vi đã rốt ráo, mạng đã rốt ráo thì liền hết khổ, khiến cho về sau rồi thì không khổ. Khổ kia sở dĩ có là do ấm, cũng do trì, cũng do nhập. Đã hết chỉ, tịch nhiên; từ đó về sau không có ấm cũng như trì, cũng như nhập không nối liền nhau, chẳng khởi lên nữa. Đó là vô dư, đã được vô vi rốt ráo vượt khỏi thế gian. Đó là hai thứ vô vi. Gốc thanh tịnh chẳng tham kia là những gì? Là ở trong ba cõi chẳng đắc, chẳng vọng, chẳng cầu. Đó gọi là gốc thanh tịnh chẳng tham. Gốc này là gì? Là chẳng tham thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh cũng như các pháp thanh tịnh liên quan khác mà ý nghĩ đến làm gốc. Đó là gốc thanh tịnh chẳng tham. Cũng có gốc thanh tịnh mà Đức Phật nói là tám thứ hạnh. Đó là gốc thanh tịnh. Gốc thanh tịnh kia cũng là ba thứ đạo thanh tịnh: Đó là gốc chẳng tham. Những gì là ba?

1. Phương tiện sinh sống chính đáng.

2. Suy nghĩ đúng đắn.

3. Định đúng đắn.

Đó là ba loại gốc đạo thanh tịnh. Vậy nên gọi là gốc thanh tịnh chẳng tham. Gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm kia là những gì? Nếu hành nhẫn thì đời vị lai chẳng sinh ra sân nhuế. Nhân duyên của nhẫn là chẳng sân nhuế, mà chẳng sân nhuế thì chẳng thọ tai ương. Không nhuế, không sân cũng chẳng sân, không oán cũng chẳng tưởng oán thì đó là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm. Vậy nên gọi là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm.

Cũng có ba thứ đạo thanh tịnh là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm:

1. Chánh ngữ.

2. Chánh nghiệp.

3. Chánh trí lợi.

Đó là ba thứ đạo thanh tịnh. Vậy nên gọi là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm.

Gốc thanh tịnh không mê hoặc kia là những gì? Là từ tuệ thấy bốn Đế như thật. Ứng thọ thanh tịnh, chẳng ngu, chẳng hoặc, chẳng theo hoặc, cũng chẳng rơi vào hoặc, tướng sáng của tuệ minh thấy từ pháp thanh tịnh. Đó là gốc thanh tịnh không mê hoặc. Gốc này là gì? Là chẳng hoặc thanh tịnh. Hành động của thân, hành động của lời nói, hành động của tâm cũng đều tương quan với pháp thanh tịnh. Nó là tướng tư duy của ý, là gốc của pháp sở niệm, cũng là từ hai thứ đạo thanh tịnh, là gốc bất hoặc:

1. Thấy đúng.

2. Làm đúng.

Đó là từ hai gốc đạo chủng thanh tịnh. Vậy nên gọi là gốc thanh tịnh không mê hoặc. Đó là ba thanh tịnh, tám thứ đạo đã phân rành thích ứng, vô thường là như vậy.

Tưởng vô thường kia là những gì? Tưởng tất cả sở hành là phi thường. Suy biết đó sở tưởng là thọ, đó gọi là tưởng phi thường. Cũng từ đó có tám pháp của thế gian. Những gì là tám? Là có lợi, không lợi, danh tiếng, chẳng danh tiếng, có luận nghị, không luận nghị, hoặc khổ, hoặc vui, ý chẳng rơi vào, chẳng thọ nhận. Từ ngần ấy tư duy chẳng thọ, hộ chỉ, tư duy quán thì ác được dừng. Đó gọi là phi thường tưởng.

Khổ tưởng kia là những gì? Là tưởng, biết thọ tất cả hành của thế gian là khổ. Đó gọi là khổ tưởng. Từ đó cần phải làm gì? Nhìn khổ tưởng đến tập mà làm tăng thêm là tham; đã biết đủ thì chẳng rơi vào tham, là ý chẳng thọ, chẳng theo, dẫn dắt nhau chẳng đọa, chẳng niệm. Ngần ấy ý hộ trì quán là đã đạt được sự dừng nghỉ (chỉ). Từ cái nhìn đó đạt đến sự cốt yếu này.

Tưởng phi thân kia là những gì? Là tất cả pháp chẳng cho là thân, chẳng rơi vào thân, là tưởng biết tưởng thọ. Đó gọi là tưởng phi thân. Từ đó là gì? Mong đạt đến tưởng phi thân rồi niệm, rồi suy nghĩ, rồi làm tăng trưởng, khiến tự cho thân này là ngã. Đó là vì ý chẳng thọ sự xả bỏ ngần ấy trạng thái. Chẳng thọ thì quán bất tịnh mới được dừng. Đó là từ sự cốt yếu mà đạt đến.

Tưởng bất tịnh kia là những gì? Là tất cả hành của thế gian đều tưởng là bất tịnh, tự biết thọ. Đó gọi là tưởng bất tịnh. Từ tưởng này làm những gì? Mong đạt đến tưởng bất tịnh rồi niệm, rồi tư, rồi làm tăng trưởng khiến cho năm niềm vui của thế gian từ bỏ ý, chẳng dắt dẫn, chẳng thọ, chẳng lại rơi. Ngần ấy niệm nếu được hộ trì thì bất tịnh được dừng. Đó là từ sự cốt yếu mà đạt đến. Đó là bốn tư tưởng niệm hành. Vì sao? Vì nó làm cho biết năm ấm nên Đức Phật nói sự phân biệt này thấy hành tưởng bất tịnh kia, khiến cho sắc ấm từ đó được giải thoát, hành tưởng khổ kia khiến cho thống ấm từ đó được giải thoát, thấy hành tưởng phi thân kia, khiến cho tư tưởng ấm cũng như hành ấm từ đó được giải thoát. Thấy hành tưởng phi thường kia khiến cho thức ấm từ đó được giải thoát, từ hành chỉ kia khiến cho ái từ đó được giải thoát, từ hạnh quán kia, khiến cho si từ đó được giải, từ chẳng tham kia mà bỏ tham, từ chẳng, sân nhuế kia mà là bỏ sân nhuế, từ chẳng hoặc kia mà bỏ si, từ tưởng phi thường kia khiến cho giải thoát được hữu thường, từ tưởng khổ, kia giải thoát được tưởng lạc, từ tưởng phi thân mà giải thoát được tưởng thân, từ tưởng bất tịnh kia mà giải thoát được tưởng tịnh, từ chỉ mà nhiếp ý thì có thể được hoàn. Đó là tưởng chỉ mà khiến cho từ đó được thiền chỉ.

Từ đó tất cả pháp tịch nhiên có thể được giải thoát thọ. Đó là quán tưởng khiến cho dừng lại tất cả biết.

Từ dục có thể được tưởng hoàn. Đó là tướng chẳng tham khiến cho hoàn chẳng cùng “thủ” dừng và về sau chẳng lại sinh ra si. Đó là không có tướng sân nhuế, khiến cho từ giết hại trở lại được dừng; biết việc cũng như vật, đó là tướng bất hoặc, là khiến cho được dừng ở chỗ dừng. Sở hành của thế gian là pháp có thể thọ tưởng. Đó là tưởng phi thường. Nó khiến cho biết từ đâu sinh ra, cũng biết từ đâu diệt đi. Thức là chỗ này, là hành của thế gian, tạo sự đổi thay của thế gian. Cái mà thức tưởng, đó là khổ, là đối tượng nghĩ tưởng. Đó là thống chủng xứ. Tất cả sở pháp chẳng trụ ở tưởng. Đó là tưởng phi thân, đó là tư tưởng đã thấy thây chết đã tan hoại, sình thối xanh bầm. Vì thọ nhận tướng này nên đó là tưởng nghĩ bất tịnh. Từ đó vì hối hận, khước từ khiến cho tịch nhiên, dừng lại. Đó là chỗ chín phẩm đã phân biệt nói lên cho thấy biết mà vì tất cả, không vì một bộ phận nào. Nói đầy đủ đó là gì? Là biết nghe nhiều, nghe ít, chẳng là người trí tuệ. Chẳng trí tuệ thì chẳng thường đặt ý tại kinh, ý liên tục sinh ra, từ đó chẳng phân biệt quán, khiến cho chẳng được tưởng phi thường, chẳng thọ tưởng phi thường, khiến cho từ đó rơi vào năm dục lạc khiến cho năm dục lạc che phủ.

Từ đó mất đi sở hành thích hợp, khiến cho chẳng giải thoát được tưởng khổ, khiến cho rơi vào năm ấm mà thọ lấy nhập, khiến cho ý chấp có thân này. Ngần ấy gốc, chẳng phải một gốc, chẳng xả bỏ, chẳng quan sát khiến cho chẳng đạt được tưởng phi thân. Vì ý ở tại niềm vui nhan sắc chấp là thân, là tịnh, chẳng kể đến lớp da che phủ, khiến cho chẳng đạt được tưởng bất tịnh. Chẳng trụ ở thọ chỉ, tưởng này chẳng tin khiến cho không có tưởng, chẳng thọ hỷ. Vì từ bốn thứ này đã trừ rồi thì đạt được chỗ vô vi. Đức Phật nói tín căn mà Tỳ-kheo muốn tri kiến thì phải cầu ở tại bốn thứ Câu cảng là pháp thanh tịnh, chẳng bỏ tướng phương tiện, khiến đạt đến thanh tịnh, từ thanh tịnh phát khởi khiến đạt được vào bốn Ý chỉ.

Đức Phật nói tinh tấn căn mà Tỳ-kheo muốn thấy biết thì phải ở tại bốn Ý đoạn, sở cánh của quá khứ, nghĩ nhau chẳng quên, vì từ chẳng quên mà phát sinh đạt được bốn Ý chỉ.

Đức Phật nói niệm căn mà Tỳ-kheo muốn thấy biết thì phải quan sát ở tại bốn Ý chỉ là một ý căn, đó là định từ bất hoặc khởi lên, khiến đạt được bốn Thiền.

Đức Phật nói, Tỳ-kheo muốn biết định căn thì phải biết ở tại bốn Thiền. Từ gốc suy tính là tuệ. Như cái có có thể được giữ gìn thì từ đó phát khởi khiến cho đạt được bốn Đế.

Đức Phật nói tuệ căn mà Tỳ-kheo muốn thấy thì phải ở tại bốn Đế. Vì có bốn luân là chỗ ở tốt, nương người có trí tuệ, tự mình có nguyện chính, trước có phước. Tỳ-kheo đó được tướng đạo đức ở chung, đó là chỗ ở tốt, khiến được chỗ y chỉ của bậc Hiền giả, vì được nương tựa tướng đạo đức, đó là nương tựa người trí. Từ đó đạt đến chỗ có chính nguyện; vì được tướng chính nguyện, đó là Thân chính nguyện khiến đạt đến chỗ phước. Từ hạnh thanh tịnh có tướng sở nhập thì đó gọi là phước, khiến đạt đến năm chỗ vui.

Đó là giới pháp mười một điều:

1. Sắc trì giới không hối.

2. Đã chẳng hối thì khiến cho ý được hoan hỷ.

3. Đã có hoan hỷ thì khiến cho ái sinh.

4. Ý đã được ái thì thân được cậy nhờ.

5. Thân đã được cậy nhờ thì liền được an lạc.

6. Ý được an lạc rồi thì liền được chính chỉ.

7. Ý được chính chỉ rồi thì liền biết chân như có.

8. Đã biết chân như có rồi liền tịch nhiên.

9. Đã tịch nhiên rồi thì liền được ly.

10. Được ly rồi thì liền được giải thoát. 11. Đã được giải thoát thì liền thấy tuệ.

Có tuệ thì liền biết sinh tử đã dứt, đạo hạnh đã xong, việc làm đã hết chẳng trở lại thọ khổ nữa.

Tướng của giới là những gì? Trì giới đến trọn đời khiến cho từ đó đạt đến không hối hận, thân chẳng tăng tướng tội là không hối. Từ đó đạt đến hỷ, khiến cho được hỷ xứ. Tướng vừa ý là hỷ, khiến cho đạt đến ái xứ. Tướng hỷ túc là xứ, khiến đạt đến có chỗ nương cậy. Từ hành vi đó mà được tướng nương cậy khiến cho đạt đến lạc xứ. Đã không phiền não là tướng của lạc khiến cho từ đó đạt đến định xứ. Ý theo sự sai khiến chẳng quên là tướng của định, khiến cho đạt đến “Như” có tuệ xứ, chẳng mê hoặc. “Như” có tướng tương tùy đó là tịch nhiên xứ. Nếu biết phi thân thì đó là tướng tịch nhiên, khiến cho từ đó đạt đến chỗ ly biệt nhau. Chẳng thân cận, gặp gỡ là ly biệt nhau thì từ đó đạt đến giải thoát. Đã là chẳng phải pháp hành, chẳng thọ tai ương thì đó là tướng của giải thoát, khiến cho đạt đến giải thoát tuệ kiến.

Có bốn bậc đạo đức. Những gì là bốn? Là phước của bốn hành giả. Tỳ-kheo kia nếu như có trí biết thì đó là bậc kiến, là được dấu vết đạo. Đó là được phước đạo. Tỳ-kheo kia như có biết thì đó là lìa khỏi ác. Đó gọi là bậc Bạc, là có phước vãng lai. Tỳ-kheo kia do khước từ ác chẳng dùng nên gọi là bậc Tương ly. Tỳ-kheo kia đã được bậc Tương ly thì chẳng trở lại với phước nữa. Đó gọi là bậc Dục cánh không chấp trước. Phước của hành giả là nghĩa gì? Là đệ tử của đạo có tám thứ đạo hạnh. Đó gọi là hành giả. Đó chính là phước. Vậy nên gọi là phước của hành giả. Vì sao? Vì hành thanh tịnh là tên. Đó là phước thanh tịnh. Đó là Đạo đức có tám thứ đạo hạnh thanh tịnh. Đó là phước này. Vậy nên gọi là phước thanh tịnh. Tỳkheo kia ứng hợp được Đạo tích. Sao gọi là đã chắc chắn tương ứng với đạo? Đệ tử cắt đứt ba phược kết, ba phược kết kia là những gì?

1. Biết thân chẳng phải là thân.

2. Không nghi hoặc.

3. Hành giới chẳng trao đổi.

Đã đoạn ba phược kết này thì đệ tử của đạo liền đạt đến Đạo tích, chẳng rơi vào đường ác nữa, đạt được đạo rốt ráo, bảy lần lên trời, cũng như lui tới nhân gian, liền đoạn dứt khổ và từ khổ được giải thoát. Đó gọi là bậc Kiến đạo, là được phước của Đạo tích Tỳ-kheo kia đã làm những gì khiến cho ý rơi vào thân này, cũng như biết thân này? Ngu si là do chẳng nghe. Vì người thế gian chẳng gặp bậc Giác ngộ, cũng chẳng theo nghe thọ giáo giới cũng chưa phân biệt rõ, chánh pháp. Vì ý niệm của họ cho sắc này là thân, nhìn thấy khắp sắc là thân. Sắc này cũng là thân, sắc cũng chính là thân của ngã. Thống tưởng, hành, thức cũng như trên đã nói. Đã quán như vậy rồi thì liền thọ năm niềm vui khiến cho thọ thân này, bị rơi vào thân, khiến cho ý nghĩ ngã là như vậy. Vì ngã này là do sự chấp trước liên tục nên chẳng được tự tại, dẫn dắt theo nhau. Như vậy, có sự chịu đựng, sự vừa ý nên ý có thể thọ nhận. Đã thọ nhận kiến theo hành thì đó là tà kiến, đưa đến sự thọ nhận thân này.

Tỳ-kheo kia bị cái thấy năm tà khiến cho rơi vào sự nghi hoặc không có. Những gì là năm? Nếu cho sắc là đối tượng để thấy thì thân này so sánh trước. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy. Đó là năm tà kiến khiến cho rơi vào không có.

Về sau còn có mười lăm tà kiến nữa khiến cho rơi vào thường kiến. Tà kiến như vậy, thân này đoạn rồi liền xả bỏ sáu mươi hai tà kiến, khiến cho chẳng rơi vào kiến thường, phi thường. Đã xả bỏ thường và phi thường rồi tức là đệ tử của đạo không đảo kiến, tà kiến mà chỉ vì độ thế. Trực kiến là những gì khiến cho chẳng rơi vào thân tà kiến? Nếu đệ tử của đạo được nghe, được trực kiến thì thấy thông suốt kinh điển là đã thọ vô vi độ thế, là đã giải thoát được pháp thế gian. Họ chẳng lại thấy: sắc này là thân, nhìn thấy khắp sắc là thân, sắc này cũng là sắc của thân, sắc cũng là thân của ta. Thống, tưởng, hành, thức họ cũng đã chẳng thấy như vậy. Họ liền giải thoát được ba kết sử. Những gì là ba?

1. Chẳng thấy thân này.

2. Chẳng sân nhuế.

3. Chẳng nghi hoặc.

Đệ tử của đạo đã như vậy là không nghi hoặc, đối với Đức Phật cũng không nghi hoặc mà là tin tưởng, là hoan hỷ, Phật. Là Như Lai Vô Sở Trước Chánh Giác, tuệ hạnh đã đủ làm niềm vui, thế gian mà giải thoát, không có ai vượt qua. Pháp này là pháp chế ngự theo pháp, là thầy, là dạy pháp bảo trên trời dưới trời, là Phật tối thượng. Được niềm tin chẳng nghi này là theo pháp hạnh này, là ở tại pháp. Không kết sử, không nghi hoặc là tín là hỷ. Đức Phật nói pháp này hiện có thể học, có thể đạt đến, hiện tự thay đổi sở kiến mà đã giải thoát được là tuệ vì sự đói khát tương cận của tham này đã đoạn. Tương tùy đã đoạn thì rỗng không không sự ứng đắc. Ái đã hoại, đã lìa, đã tận là vô vi. Đó là thứ hai. Không kết, không nghi, được pháp tùy pháp hành là đồng học tụ tập, là không kết không nghi, đã có thọ có hỷ, thọ như vậy thì được đệ tử của đạo, là đồng học tụ tập hạnh chánh thọ là thích thọ. Giới đã lập, định đã định, tuệ đã được giải thoát, đã thành tuệ giải thoát đã hiện hữu đã đạt đến. Đó là hành giả đệ tử của Phật. Tụ tập là bốn người. Do tu hành mà bốn đôi được gọi tám hạng người đạo hạnh, được thế gian tôn trọng, là không gì so sánh, đáng cúng dường, đáng phụng sự, đáng cung kính, là đất phước không gì hơn, là chỗ phụng sự của trời cũng như của người. Đó là thứ ba. Đã là pháp vô nghi mà theo pháp hành thì tất cả hành là khổ. Đã không nghi kết, đã thọ, đã hỷ mà theo ái là tập, khổ cũng từ tập ái. Đã không nghi kết, đã thọ, đã giải, đã hỷ, đã ái mà hết thì đó là khổ tận, không nghi, không kết. Đã được sự thọ này liền được hỷ rồi thì ái hết. Đó là khổ tận, không nghi, không kết. Đã giải thoát được thọ liền được hỷ là tám đạo hành. Từ sự thọ hành này khiến cho khổ tận, chẳng nghi, chẳng kết nữa. Đạt đến sự hiểu biết được hỷ, nếu vốn có nghi chẳng hiểu thì đối với Phật chẳng hiểu, đối với pháp chẳng hiểu, đối với hành giả thì trở ngại. Nếu có nghi thì đối với Khổ, đối với Tập, đối với Tận, đối với Đạo, sự thực hành bị nghi hoặc chẳng hiểu. Theo sự nghi hoặc của chí thì như vậy sao gọi là ghẻ lở? Vì điều đó đã hiểu, gốc đã đoạn, cây chẳng trụ nữa. Đã tan thì chẳng lại hiện, từ đó gốc pháp chẳng lại sinh ra.

Tỳ-kheo kia trì hành giới chuyển đổi làm hai loại:

1. Rơi vào khát ái.

2. Chẳng biết xa lánh.

Trì hành giới chuyển đổi là ý hướng từ đó hành giới nhiếp lấy, giữ gìn. Từ đó sẽ được làm trời, cũng như sánh ngang với trời, sẽ được lên trời. Người đó sẽ ở chung với ngọc nữ cùng nhau hưởng lạc. Nguyện vọng như vậy, có thể như vậy, kết chặt tư tưởng như vậy, hướng đến tương kiến thì đó là khát ái. Tuy trì hành giới nhưng bị rơi vào đổi chác thì kẻ đó chẳng hiểu được việc trì hành giới. Chuyển đổi những gì? Người hành giới chuyển đổi giới, chuyển đổi là gì? Là ý sinh ra: từ giới được tịnh, từ giới được giải thoát, từ giới được sự cốt yếu, là từ khổ lạc được độ. Hoặc ý sinh ra: Từ nguyện được độ. Đó là chẳng hiểu được sự trì hành giới mà trở thành đổi chác. Vì nhân duyên gì chẳng hiểu để chuyển thành sự đổi chác? Vì ý sinh ra: Từ cách ăn mặc, cũng từ nguyện mà được độ thế, từ khổ vui mà được lìa khỏi. Dùng hai nghiệp này là cách ăn mặc, cũng như nguyện làm khuôn mẫu.

Những gì là mô phỏng theo? Là hai giới, cách ăn mặc và nguyện ý mà cho là từ đó được giải thoát, từ đó được điều cốt yếu, từ đó được qua khỏi khổ vui. Từ khổ vui đó mà được vô vi. Từ sự bất chính đó cho là pháp. Từ sự chẳng giải thoát đó mà ý cho là giải thoát, chẳng chính mà cho là chính. Theo hành này mà có yên trí, vừa ý như vậy mà vọng kết thấy đó là giải. Như vậy là chẳng hiểu trì giới mà chuyển thành đổi chác. Đó là hai kết. Đệ tử của đạo đắc đạo rời xa là không có, gốc đã đoạn, cây đã nhổ thì chẳng mọc lại, từ đó về sau chẳng lại sinh ra. Pháp này là đã tịnh, giới như là đắc đạo giới, theo hành chẳng bị phá, chẳng bị xuyên thủng, chẳng bị mất, chẳng bị hối mà chỉ có tăng thêm. Như kẻ tuệ có thể không ai có thể đoạt lấy, vì được như vậy là đạt đến định ba phược kết đó. Đệ tử của đạo đã cắt đứt, đã đạt đến Đạo tích, chẳng lại rơi vào ác pháp nữa, nhất định vượt khỏi thế gian ở lần vãng lai thứ bảy. Ở trên trời cũng như trong loài người, hết kỳ hạn vãng lai thì người đó liền được ra khỏi khổ yếu.

Có bốn sự tương ứng. Sao gọi là bốn tương ứng?

1. Tương ứng đã hiểu.

2. Tương ứng đoạn xả.

3. Tương ứng tự chứng.

4. Tương ứng tăng mãn.

Đệ tử đạo đức kia từ Khổ là đã tương ứng sự hiểu biết, từ Tập là đã tương ứng đoạn xả, từ Tận là tương ứng tự chứng, từ Đạo là tương ứng tăng mãn. Đó là chỉ quán đều tùy hành một chỗ, một lúc, một ý. Từ xưa đến nay cái có chính là có ý khiến cho tạo tác bốn việc. Những gì là bốn?

1. Khổ, từ Khổ đã hiểu là tương ứng Khổ.

2. Tập, từ Tập đã đoạn xả là tương ứng Tập.

3. Tận, từ Tận tự chứng là tương ứng Tận.

4. Đạo, từ Đạo tăng mãn khiến cho tương ứng Đạo.

Vì sao? Vì từ Khổ đã tương ứng với sự hiểu biết. Vì sao? Vì từ Tập đã tương ứng đoạn xả. Vì sao? Vì từ Tận đã tương ứng tự chứng. Vì sao? Vì từ Đạo đã tương ứng tăng mãn. Có thí dụ như bọt nước vận hành trong nước, lên đến cùng là có bốn hành. Từ bờ này qua đến bờ kia, qua đến nơi thì cắt đứt liên lạc. Đây cũng như vậy, chỉ quán cùng song hành một chỗ, một lúc, một ý, lên đến rốt cùng là thành bốn việc. Ví như mặt trời mọc, lên đến rốt cùng là hiện làm bốn việc: Chiếu sáng trừ tối, hiện sắc, hiện hết. Ví như thuyền đi qua, bỏ bờ này qua đến bờ kia, đạt đến sự cắt đứt liên lạc của sự vật. Chỉ quán cũng như vậy, cùng phát đi một chỗ, một lúc, một ý, lên đến rốt cùng là làm bốn việc: Vì hiểu Khổ như ứng tương ứng; vì đoạn Tập như ứng tương ưng; vì tự chứng Tận như ứng tương ưng; vì hành Đạo yếu như ứng tương ưng. Vì sao vậy? Là vì Khổ tương ứng biết xúc Tập giải tương ưng với sự biết đoạn Tận tương ưng biết chứng, Đạo tương ứng với sự biết sự xuất yếu. Chỉ quán cũng như vậy, cùng nhau hành một chỗ, một lúc, một ý, lên đến rốt cùng là hành xong bốn việc là xúc Khổ, là đoạn Tập, là tự chứng Tận, là hành Đạo viên mãn. Ví như thắp đèn, đuốc, lên đến rốt cùng là làm được bốn việc: Tạo ánh sáng, trừ bóng tối, hiện hình sắc, bỏ nghi hoặc. Chỉ quán cũng như vậy, vì bốn việc: Biết Khổ, đoạn Tập, tự chứng Tận, hành Đạo viên mãn. Ví như thắp đèn lên đến rốt cùng là có bốn nghĩa: Là hiện sáng, trừ tối, hiện sắc, hết dầu mỡ tim bấc. Chỉ quán cũng như vậy, cùng tùy hành một chỗ, một lúc, một ý, lên đến rốt cùng là tạo ra bốn việc: Biết Khổ, tương ứng Khổ, đoạn Tập, tương ứng Tập, tự chứng Tận, tương ứng Tận, hành Đạo viên mãn, tương ứng Đạo. Vì sao? Vì biết Khổ thì tương ứng Khổ. Vì sao? Vì đoạn Tập thì tương ứng Tập. Vì sao? Vì tự chứng Tận thì tương ứng Tận. Vì sao? Vì hành Đạo viên mãn thì tương ứng Đạo. Do đâu mà ứng? Là từ Chỉ quán. Những gì là ứng? Ứng sao gọi là trì? Là buộc ý quán. Ý đã buộc ý quán thì liền thấy năm ấm khổ. Sự ràng buộc ý đó chính là chỉ. Đã thấy năm ấm là khổ thì đó là quán, thấy chỗ mà năm ấm gần nhau có thể phát sinh trước dục, mong được đến với nhau, chẳng bỏ chỗ Tập thì chính là đã đoạn đã hết. Đạo Chỉ quán cũng như vậy, khiến cho bốn Đế đạo đức này một chỗ, một lúc, một ý lên đến rốt cùng là làm cho tương ứng bốn Đế. Như vậy đệ tử đạo đức của đạo chính là pháp tướng. Đã ứng pháp thì đó gọi là Kiến địa, đã được mạch đạo, đến được Đạo tích. Lại Chỉ quán, khiến cho ái dục, sân nhuế, sử phược bị diệt trừ, được là đệ tử của đạo chịu sự vãng lai. Do hành này đầy đủ nên đã từ chỗ vãng lai liền hủy hoại gốc khổ. Đó là Bạc địa. Đã rốt cùng phước vãng lai thì được dừng nơi đức. Lại tăng thêm chỉ quán khiến cho sự sai khiến của ái dục, sân nhuế còn lại được bỏ hết. Ái dục, sân nhuế chưa bỏ hết kết sử thì khiến cho hết. Khi đã hết rồi là được đệ tử của đạo thì liền giải thoát được năm kết ở dưới. Những gì là năm?

1. Thấy thân là khổ.

2. Giải thoát nghi.

3. Chẳng hoặc, chẳng đổi chác giới.

4. Chẳng tham cầu.

5. Chẳng sân nhuế.

Đó là năm kết sử đã hết, được đệ tử của đạo, chẳng trở lại thế gian nữa. Vị ấy vượt qua khỏi thế gian, chẳng trở lại thế gian này nữa. Đó gọi là Khước địa. Đó là phước bất hoàn. Đã đạt đến được Phước bất hoàn mà lại tăng thêm chỉ quán thì khiến cho được giải bỏ năm kết ở trên. Những gì là năm?

1. Tham muốn cõi Sắc.

2. Tham muốn cõi Vô sắc.

3. Si.

4. Kiêu mạn.

5. Ngu si.

Đã đủ năm hạnh trên là đã bỏ được năm kết, liền không có sở trước, đã vượt qua thế gian không còn phiền não, đã rốt cùng từ chánh đạo được giải thoát. Đó là Tất địa. Không còn đắm trước chỉ còn có vô vi mầu nhiệm là đã xả hết rồi, mạng căn của thế gian hết, khổ của thế gian cũng hết, chẳng sinh ra khổ nữa. Đệ tử kia do vì “ấm trì nhập” này đã hết, tịch nhiên nên chẳng có “ấm trì nhập”, chẳng kết nhau, chẳng phát sinh nữa. Đó gọi là đã rốt cùng vô vi. Đức Phật vì đệ tử đã nói Đế tương ứng, cũng nói từng phần tương ứng, cũng nói về Địa, cũng nói về phước, nói về Đoạn, nói về Tội, nói về Ly, nói về hai vô vi... Vì tất cả mà nói như vậy, Đức Phật đã độ thế xong. Nếu người muốn vượt khỏi thế gian thì phải hành những pháp đó. Những gì là chín chánh định theo thứ lớp tư duy? Đó là bốn Thiền cùng bốn Định vô sắc và định đã tận cùng. Đó là chín Chánh định theo thứ lớp. Thiền thứ nhất kia đã xả năm thứ, theo năm thứ chính. Đã xả năm thứ gì? Đó là năm cái:

1. Ái dục.

2. Sân nhuế.

3. Thụy miên.

4. Bất liễu hối.

5. Nghi.

Đó là năm thứ.

Thiền ở trên đã xả bỏ ái dục cái kia là vì sao? Ái dục gọi là hành vi ái trước năm dục lạc mà phát ra sự mong cầu, theo sự mong cầu đã phát ra đó chẳng bỏ, khiến cho chúng phát khởi. Đó gọi là ái dục cái.

Sân nhuế cái kia là những gì? Là nếu có người phát ra hành vi sân nhuế mà sân nhuế đó gốc là do sự phi pháp phát sinh thì đó gọi là sân nhuế cái.

Thụy miên cái kia là những gì? Thụy là thân dừng, là ý dừng, là thân chỉ, là ý chỉ, là thân si, là ý si, là thân nặng, là ý nặng, là thân bất tiện, là ý bất tiện, là thân chẳng sử, là ý chẳng sử. Đó là thụy miên. Là những gì? Là ý theo nhau khiến cho mắt nhắm lại, động chẳng động, khiến cho chẳng làm việc. Đó là miên. Đầu trên là thụy, phần sau là miên, cộng hai cái này lại thì gọi là thụy miên cái.

Bất liễu hối cái kia là những gì? Là thân chẳng dừng. Hối là gì? Là những ý niệm có thể, chẳng thể, chẳng được là hối. Đầu trên đó là bất liễu, phần sau là hối. Cộng hai cái đó lại thì gọi là Bất liễu hối cái.

Nghi cái kia là những gì? Nếu chẳng tin Phật, chẳng tin Pháp, chẳng tin các bậc hành giả, chẳng giải được Khổ, Tập, Tận, Đạo, kết sử này cũng từ đó phát khởi thì đó gọi là Nghi cái. Cũng có năm nghi: Có huyền tụ nghi, có phát giáo nghi, có đạo phân biệt nghi, có dục hành định nghi, có đắc đạo phước nghi. Như vậy, đó là nói về định nghi. Đó là năm cái. Cái là nói những gì? Cái là khước từ đối trị, là khước từ tất cả pháp thanh tịnh. Khước từ là sao? Ái dục là khước từ thanh tịnh, sân nhuế là khước từ ý bình đẳng, thụy là khước từ chỉ, miên là khước từ tinh tấn, ngũ lạc là khước từ hành, chỉ kết là khước từ bất hối, nghi là khước từ tuệ, chẳng biết vốn từ đâu khởi là khước từ sự hiểu rõ.

ĐỨC PHẬT NÓI TUỆ ẤN MỘT TRĂM SÁU MƯƠI BA ĐỊNH GIẢI

Ông phải biết, này Xá-lợi-phất! thân Như Lai là không thân, không tác, không khởi, không diệt, không từ cái có, chưa từng tạo ra, không hợp, không đi, không đến, không biết, không tập đều thanh tịnh, không nuôi, không ghét, không đi, không dừng, không sinh, không báo, không thấy, không gián đoạn, không mùi hơi, không thưởng thức, không canh, không thức, không hiểu, không dụ, không biết nhẫn, không sân nhuế, không tư tưởng, chẳng phải ý, lìa khỏi ý, ý bình đẳng, không bình đẳng, khử bỏ ý, không cái cho, không năm đường, năm đường cắt đứt, dụng cụ trọng yếu, không cửa, không não, không có, không sợ, không có thể, không chẳng thể, không nghiệp, không thành, không lời nói, không mềm, chẳng hiện, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải diệt, chẳng diệt, lìa khỏi diệt, đã diệt là tịnh, cực tịnh, tịnh đó chẳng dùng, chẳng phải duyệt, chẳng phải ái, chẳng phải gánh vác, lìa khỏi gánh vác, đã trụ thì ứng với không chỗ, chẳng phải ra đi, chẳng phải mất, chẳng phải chìm mất, chẳng phải pháp, chẳng phải không pháp, chẳng phải cõi, chẳng phải không cõi, chẳng phải tận, không có tận, xả bỏ tận, không nộ, lìa khỏi trời, lìa khỏi âm hưởng, lìa khỏi lời nói, lìa khỏi tư tưởng, chẳng phải hợp, chẳng phải chẳng hợp, chẳng phải cực, chẳng phải chẳng cực, chẳng phải đi, chẳng phải chẳng đi, chẳng phải hai, chẳng phải chẳng vui, không thọ kia, không cái nhìn thấy, không tướng, lìa khỏi tướng, chẳng cầu tướng, sáng an từ từ, không chấp trước, lìa khỏi chấp trước, tạo niềm tin, cũng không hai, xưng Như, là thẩm xét Như, thẩm xét nghĩa Như, chẳng phụ độ người, không độ, trừ không trừ, cứu không cứu, nói không nói hai, không có ngang bằng, không sánh bằng, cùng hư không ngang bằng, không chỗ ngang bằng, không sinh ngang bằng, không được ngang bằng, không ngưng nghỉ, lìa khỏi ngưng nghỉ, đã tịch mà tịch đầy, tịch tan, giải thoát tâm, hạnh thiện chuyển đến trọng yếu, tất cả báo đoạn dứt, thành tựu đầy đủ, rất chân thật, thân sáng, chất tịnh, không tự tư duy, không sở hạnh, hạnh giải, không giải, không ứng, chẳng bằng, chẳng dài, chẳng tròn, chẳng vuông, chẳng khen ấm, chẳng xưng chủng, chẳng ca ngợi nhập, chẳng là số, chẳng đạt đến số, chẳng lại sinh, chẳng thể thấy, chẳng có biết, cũng chẳng chết, chẳng nhân duyên của thế gian, không thân chẳng nhân duyên nhưng chẳng té ngã, không có chỗ ở, chẳng phải chung, chẳng phải thỉ, chẳng phải niệm, chẳng phải ưu, chẳng phải việc, chẳng phải tranh cãi, chẳng phải tướng ác, chẳng phải diệt độ, chẳng phải diệt xong, chẳng phải sự tạo tác, chẳng phải chẳng tạo tác.


[Đầu trang]


[Mục lục bộ Kinh tập][426][427][428][429][430][431][432][433][434][435][436][437][438][439][440][441][442][443][444][445][446][447][448][449][450][451][452][453][454][455][456][457][458][459][460][461][462][463][464][465][466][467][468][469][470][471][472][473][474][475][476][477][478][479][480][481][482][483][484][485][486][487][488][489][490][491][492A][492B][493][494][495][496][497][498][499][500][501][502][503][504][505][506][507][508][509][510][511][512][513][514][515][516][517][518][519][520][521][522][523][524][525][526][527][528][529][530][531][532][533][534][535][536][537][538][539][540][541][542][543][544][545][546][547][548][549][550][551][552][553][554][555][556][557][558][559][560][561][562][563][564][565][566][567][568][569][570][571][572][573][574][575][603][604][605][606][607][608][609][610][611][612][613][614][615][616][617][618][619][620][621][622][623][624][625][626][627][628][629][630][631][632][633][634][635][636][637][638][639][639][640][641][642][643][644][645][646][647][648][649][650][651][652][653][654][655][656][657][658][659][660][661][662][663][664][665][666][667][668][669][670][671][672][673][674][675][676][677][678][679][680][681][682][683][684][685][686][687][688][718][719][720][721][721][722][723][724][725][726][727][728][729][730][731][732][733][734][735][736][737][738][739][740][741][742][743][744][745][746][747A][747B][748][749][750][751][752][753][754][755][756][757][758][759][760][761][762][763][764][765][766][767][768][769][770][771][772][773][774][775][776][777][778][779][780][781][782][783][784][785][786][787][788][789][790][791][792][793][794A][794B][795][796][797A][797B][798][799][800][801][802][803][804][805][806][807][808][809][810][811][812][813][814][815][816][817][818][819][820][821][822][823][824][825][826][827][828][829][830][831][832][833][834][835][836][837][838][839][840][841][842][843][844][845][846][847]


[Mục lục tổng quát]