TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG KINH
BỘ KINH TẬP (425-847)

SỐ 667-KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG NHƯ LAI TẠNG

Hán dịch: Tam tạng Sa-môn Bất Không, chùa Đại hưng thiện.


Tôi nghe như vầy:

Một thời, Bạc-già-phạm trú ở trong lầu các lớn Chiên-đàn tạng, nhà của Bảo Cái Lộc mẫu trên núi Linh thứu, sau mười năm thành bậc Đẳng chánh giác, cùng đại chúng Bí-sô một ngàn người và bậc Hữu học, Vô học, Thanh văn, La-hán, các lậu đã dứt không còn phiền não, đều được tự tại, tâm thiện giải thoát, tuệ thiện giải thoát, chứng đắc chánh trí, giống như rồng lớn, việc làm đã xong, xả bỏ gánh nặng, đều được lợi mình, dứt sạch các sự trói buộc đến bờ bên kia. Đó là Cụ thọ Đại Ca-diếp-ba, Cụ thọ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp-ba, Cụ thọ Nan-đề Cadiếp-ba, Cụ thọ Già-da Ca-diếp-ba, Cụ thọ Đại Cachiên-diên, Cụ thọ Câu-hy-la, Cụ thọ Bạt-câu-la, Cụ thọ Ly-bà-đa, Cụ thọ Tu-bồ-đề, Cụ thọ Mã-từtử, Cụ thọ Ngữ-tự-tại, Cụ thọ Xá-lợi-tử, Cụ thọ Đại Mục-kiền-liên, Cụ thọ Kiều-trần-như, Cụ thọ Điểu-đà-di, Cụ thọ La-hồ-la, Cụ thọ Nan-đà, Cụ thọ Ô-ba Nan-đà, Cụ thọ A-nan-đà, đó là một ngàn vị Tỳ-kheo đứng đầu.

Còn có sáu mươi hằng hà sa số Đại Bồ-tát đầy đủ từ mỗi cõi Phật đều đến tập hợp, đều là bậc Nhất sinh bổ xứ, đạt được đại thần thông lực Vô sở úy, đã từng nương theo vô lượng ức na-do-tha trăm ngàn chư Phật thảy đều chuyển bánh xe pháp bất thoái, hoặc có vô lượng a-tăng-kỳ thế giới chúng sinh chỉ vừa xưng tên, đều ở nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không còn thoái lui, đó là Bồ-tát Pháp Tuệ, Bồ-tát Sư Tử Tuệ, Bồ-tát Hổ Tuệ, Bồtát Nghĩa Tuệ, Bồ-tát Thắng Tuệ, Bồ-tát Nguyệt Quang, Bồ-tát Bảo Nguyệt Quang, Bồ-tát Mãn Nguyệt Quang, Bồ-tát vô Lượng Dũng Quang, Bồtát Vô Biên Dũng Kiện, Bồ-tát Tam Thế Dũng Kiện, Bồ-tát Đắc Đại Thế, Bồ-tát Quán Tự Tại, Bồ-tát Hương Tượng, Bồ-tát Hương Duyệt, Bồ-tát Cát Tường, Bồ-tát Cát Tường Tạng, Bồ-tát Kế Đô, Bồ-tát Đại Tràng, Bồ-tát Vô Cấu Tràng, Bồ-tát Vô Thượng Tràng, Bồ-tát Cực Giải Bảo Sát, Bồ-tát Vô Cấu Bảo Sát, Bồ-tát Hoan Hỷ Vương, Bồ-tát Thường Hoan Hỷ, Bồ-tát Hư Không Khố, Bồ-tát Mê Lự, Bồ-tát Bảo Đức Bảo Quang, Bồ-tát Đà-lani Tại Vương, Bồ-tát Trì Địa, Bồ-tát Trừ Nhất Thiết Hữu Tình Bệnh, Bồ-tát Hoan Hỷ Ý, Bồ-tát Ưu Bi Ý, Bồ-tát Vô Ưu, Bồ-tát Quang Tạng, Bồtát Chiên-đàn, Bồ-tát Ư Thử Vô Tránh, Bồ-tát Vô Lượng Lôi Âm, Bồ-tát Khởi, Bồ-tát Hạnh, Bồ-tát

Bất Không Kiến, Bồ-tát Nhất Thiết Pháp Tự Tại, Bồ-tát Từ Thị, Bồ-tát Mạn-châu-thất-lợi Đồng, đó là những bậc đứng đầu, lại có sáu mươi hằng hà sa số Đại Bồ-tát đông đủ.

Lại có vô lượng thế giới, vô lượng a-tăng-kỳ Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-đại-phạ, A-tô-la Nghiệtlỗ-trà, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, người và phi nhân, đều đến hội họp, lại có quốc vương, đại thần, quân lính, trưởng giả, cư sĩ và mọi người đều đến hội họp.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn và trăm ngàn người vây quanh trước sau cung kính cúng dường. Khi ấy, Đức Thế Tôn ở trong lầu các lớn Chiên-đàn tạng, sau khi ăn xong, Đức Phật nhập vào thần lực, từ nơi Chiên-đàn tạng bỗng nhiên phóng ra trăm ngàn ức na-do-tha hoa sen, mỗi một hoa sen đều có trăm ngàn ức na-do-tha cánh, xoe tròn như bánh xe sắc hương đầy đủ, những hoa sen này bay lên hư không, biến tất cả hợp thành các cõi Phật, giống như cung điện báu an trụ giữa hư không, tất cả trăm ngàn ức na-do-tha hoa sen đó đều nở ra, ở trong mỗi cánh hoa sen đều có Như Lai ngồi kiết già, đầy đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, phóng ra trăm ngàn ánh sáng. Lúc ấy, Đức Phật dùng cai thần lực trong các hoa sen bỗng nhiên khô héo, hình sắc hôi thối đáng ghét không vừa lòng, nhưng các Như Lai ngồi ở trong đài hoa, phóng ra vô lượng trăm ngàn ánh sáng, hiện ra tất cả các cõi Phật thảy đều trang nghiêm.

Bấy giờ, tất cả Bồ-tát và bốn bộ chúng đều kinh ngạc, suy nghĩ thật kỳ lạ chưa từng có, về việc Đức Phật Thế Tôn hiện ra thần thông như vậy, đại chúng thấy thế đều ôm lòng nghi ngờ Phật hiện ra ức na-do-tha trăm ngàn hoa sen, ở trong giây lát hình sắc biến đổi, rất đáng ghét không vừa ý, ở trong hoa sen hiện ra tướng Như Lai, ngồi kiết già phóng ra trăm ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy làm cho mọi người ưa thích?

Lúc ấy, Đại Bồ-tát Kim Cang Tuệ và đại chúng đều vân tập ở trong lầu các lớn Chiên-đàn tạng cung kính mà ngồi.

Khi đó, Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ-tát Kim Cang Tuệ:

–Này thiện nam! Hôm nay nên hòi về pháp yếu thâm sâu của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Khi ấy, Đại Bồ-tát Kim Cang Tuệ tuân theo thánh ý của Phật, khắp vì tất cả trời người thế gian, Đại Bồ-tát và bốn chúng đều nghi ngờ, liền thưa Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì, trong các thế giới đều hiện ra ức vạn trăm ngàn hoa sen, ở trong vác đài hoa đều có Đức Như Lai ngồi kiết già phóng ra trăm ngàn ánh sáng, những cánh hoa ấy bỗng nhiên héo úa, hình sắc đáng ghét làm cho sinh chán, ở trong hoa ấy có ức vạn trăm ngàn Như Lai, chắp tay ngồi trang nghiêm bất động?

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Kim Cang Tuệ hỏi kệ:

Con chưa thấy tướng của Như Lai
Bằng thần thông biến hóa tất cả
Hiện ra vô lượng ngàn Đức Phật
Ngồi trong đài hoa sen yên không động.
Phóng ra ngàn ánh sáng hiện hình
Thảy đều thấy rõ các cõi Phật
Giáo pháp tự tại rất đặc biệt
Cõi Phật kia thảy đều đoan nghiêm.
Giống như diệu báu hiện sáng rõ
Ngồi trong hoa sen sắc héo tàn
Cánh hoa sen ấy lại rất xấu
Vì sao hiện ra thần thông lớn?
Con từng thấy Phật như hằng sa
Thấy việc thần thông rất thù thắng
Con chưa từng thấy tướng như thế
Hôm nay tự tại hiện rõ ràng.
Xin nguyện Thiên Trung Tôn chỉ dạy
Vì nhân duyên gì mà hiện thế
Nguyện thương xót lợi ích cho đời
Diệt trừ tất cả các nghi hoặc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Đại Bồ-tát Kim Cang Tuệ cùng các bậc Bồ-tát thượng thủ:

–Này các thiện nam! Có kinh Đại Phương Quảng Như Lai Tạng pháp yếu rất thâm sâu, Như Lai muốn trình bày cho nên mới hiện ra sắc tướng trước như vậy, các ông hãy lắng nghe! Lắng nghe, ghi nhớ kỹ!

Lúc đó, Đại Bồ-tát Kim Cang Tạng và hết thảy các Đại Bồ-tát đồng thưa:

–Thật là quý hóa! Bạch Thế Tôn chúng con mong muốn được nghe.

Đức Phật nói:

–Này các thiện nam! Như Lai biến hóa hoa sen giữa hư không bỗng nhiên đổi thành sắc tướng xấu xí, hôi thối đáng chán, làm cho mọi người đều chán như vậy, trong hoa sen đó hiện ra hình Phật, ngồi kết giá phóng ra trăm ngàn ánh sáng, tướng tốt trang nghiêm mọi người ưa nhìn, biết như thế rồi, lại có các Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tôla, Nghiệt-lộ-trà, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân… đảnh lễ cung kính.

Đúng vậy! Đúng vậy! Này các thiện nam! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, Phật dùng trí tuệ sang suốt nhìn thấy sự tham, sân, si, vô minh, phiền não của tất cả chúng sinh, những thiện nam, thiện nữ đó đã bị chìm đắm nơi phiền não, ở trong thai tạng có ức trăm ngàn chư Phật đều giống như ta, Như Lai bằng trí nhãn xem xét các pháp thể của Đức Phật kia, ngồi kiết già yên lặng không lay động, ở nơi tất cả các phiền não nhiễm ô, pháp tạng của Như Lai vốn không lay động, nhìn thấy các cõi không còn đắm nhiễm, cho nên hôm nay ta nói như thế. Tất cả các Như Lai ấy đều như ta không khác. Này thiện nam! Như Lai dùng trí nhãn của Phật thấy tất cả chúng sinh đều có Như Lai tạng.

Này thiện nam! Ví như dùng Thiên nhãn vi diệu, thấy sắc tướng xấu xí mùi hương hôi thối như vậy, những cánh hoa sen đều héo úa tơi tả, bằng Thiên nhãn xem thấy trong hoa ấy, có thể Phật chân thật ngồi kiết già, biết rõ rồi muốn gặp Như Lai, nên phải trừ bỏ nghiệp ác nhơ bẩn, nhằm hiển hiện hình tướng của Phật. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam! Như Lai dùng nhãn xem xét tất cả hữu tình đều có Như Lai tạng, làm cho tạng tham, sân, si, vô minh, phiền não của hữu tình ấy, thảy đều trừ diệt mà giảng nói pháp, nhờ nghe pháp mới tu tập chánh hạnh, tức đạt được thể thanh tịnh chân thật của Như Lai. Này thiện nam! Như Lai xuất hiện ở đời hoặc không xuất hiện ở đời, pháp tánh, pháp giới, tất cả hữu tình, Như Lai tạng thường hằng không thay đổi.

Lại nữa, này thiện nam! Những chúng sinh nào nhàm chán tạng phiền não trói buộc thì dứt trừ tạng phiền não hại ấy, được trí thanh tịnh của Như Lai. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đối với Bồ-tát mà giảng nói giáo pháp cốt yếu, làm việc ấy khiến cho họ hiểu biết hoàn toàn, đã biết rõ ràng rồi thì đối với giáo pháp thì nắm giữ vững chắc và đối với tất cả phiền não, tùy phiền não được giải thoát, đương lúc đó, Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, ở thế gian ấy, đạt được số ấy, thì có thể làm Phật sự đối với Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:

Như nhàm chán hoa sen xấu kia
Cùng thai, lá và sâu trong ấy
Ví như Thiên nhãn xem xét thấy
Như Lai tạng không còn đắm nhiễm
Cũng như đã trừ bỏ hoa héo
Ở trong đó thấy thân Như Lai
Không bị các phiền não nhiễm ô
Thì ở thế gian thành Chánh giác
Nay ta thấy rõ các hữu tình
Trong thể vi diệu có Như Lai
Ta dùng Phật nhãn xem xét thấy
Tất cả hữu tình trụ quả Phật
Cho nên ta nói pháp vi diệu
Đạt được ba thân đủ Phật trí

Lại nữa, này thiện nam! Ví như tổ ong mật treo trên cây lớn hình tròn, có trăm ngàn con ong giữ gìn mật ấy, người đàn ông lấy mật, dùng cách khéo léo, đuổi bầy ong kia mà lấy mật, tùy theo mật mà sử dụng. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam! Tất cả hữu tình giống như ổ mật, bị ức trăm ngàn phiền não, tùy phiền não đã ngăn chận, Phật dùng trí tuệ nhìn thấy biết rồi liền chứng thành Chánh giác.

Này thiện nam! Như túi mật kia, trí giả trượng phu đã biết mật ấy, cũng biết rõ ức trăm ngàn con ong phiền não che giữ, tất cả hữu tình ấy, Đức Như Lai dùng trí tuệ thấy biết đã thành Phật, nhưng họ bị ngăn chặn bỏ ức trăm ngàn phiền não và tùy phiền não.

Này thiện nam! Như Lai dùng thần lực phương tiện khéo léo, bị con ong phiền não làm hại mà dạy cho chúng sinh, giảng nói pháp như thế, làm cho các hữu tình không bị nhiễm ô bởi phiền não, không còn phụ thuộc vào phiền não.

Này thiện nam! Vì sao những hữu tình này được ta dùng trí Như Lai thấy là thanh tịnh? Và ở nơi các thế gian đều làm Phật sự? Này thiện nam! Bằng con mắt thanh tịnh thấy các chúng sinh đều thanh tịnh như vậy.

Khi đó, Đức Thế Tôn nói kệ:

Giống như túi mật hình tròn lớn
Các con ong giữ gìn che giấu
Người tìm mật thấy như vậy rồi
Tìm cách đuổi hết các con ong
Ta thấy hữu tình nơi ba cõi
Như túi mật ong không khác gì
Ức con ong phiền não chúng sinh
Trong phiền não có Như Lai trụ
Ta, chư Phật luôn dứt sạch
Chặt phiền não kia như đuổi ong
Khéo dùng phương tiện diễn nói pháp
Nhằm chặt đứt các ức phiền não
Vì sao thành Phật làm Phật sự?
Thường ở thế gian như túi mật
Giống như biện luận nói thích mật
Chứng Pháp thân thanh tịnh Như Lai

Lại nữa, này thiện nam! Ví như lúa tẻ thóc đậu, tuy đã thành gạo trắng nhưng còn vỏ trấu, nếu không lựa vỏ trấu thì không thể dùng được.

Này thiện nam! Người tìm thức ăn, hoặc nam hoặc nữ, họ dùng chày cối giã bỏ vỏ trấu kia rồi mới ăn. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam! Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, bằng con mắt Như Lai, bị da phiền não bao kín, nếu có thể ngộ hiểu thì thành Chánh giác, an trụ vững chắc vào trí tự nhiên.

Này thiện nam! Tạng Như Lai ấy ở trong tất cả phiền não, Như Lai vì các chúng sinh mà dứt trừ vỏ phiền não, làm cho thanh tịnh thành Phật, nên giảng nói giáo pháp, hãy suy nghĩ, khi nào chúng sinh dứt bỏ tất cả vỏ chứa phiền não, được thành tựu, Như Lai xuất hiện ở đời.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:

Ví như lúa tẻ và thóc gạo
Hạt lớn hạt nhỏ và vỏ đậu
Đã bị vỏ trấu kia bao kín
Không thể nào dùng để ăn được
Phải dùng cối chày giã bỏ trấu.
Có thể dùng làm nhiều thức ăn
Gạo trắng còn trấu không thể dùng
Không nghĩ chúng sinh làm lợi ích
Ta thường nhìn thấy các hữu tình
Trong phiền não có trí Như Lai
Ta trừ vỏ trấu nói diệu pháp
Mong cho mau ngộ chứng Bồ-đề
Các hữu tình cũng pháp như ta
Trăm phiền não trụ chức bên trong
Ta nói pháp làm cho dứt sạch
Khi nào mau thành thân chư Phật?

Lại nữa, này thiện nam! Ví như hầm chúa các thứ hôi thối, hoặc có người đàn ông ôm miếng gạch vàng đi qua, bỗng nhiên bị rơi vào trong hầm thối, nhưng cây vàng báu này chìm xuống hầm hôi thối, hoặc trải qua mười năm, hoặc hai mươi năm, hoặc mười lăm năm, hoặc một trăm năm ở nơi phân thối, thể kia vốn không hoại không nhiễm, đối với người không thể làm lợi ích.

Này thiện nam! Dùng Thiên nhãn nhìn thấy gạch vàng kia ở trong hầm thối, bảo người khác nói với người đàn ông đó đến trong hầm phân thối đó có vàng báu đẹp, người kia nghe rồi liền đến lấy, lấy rồi rửa sạch tùy theo vàng để sử dụng. Này thiện nam! Hầm phân thối tích chức là chỉ cho vô số phiền não và tùy phiền não, cây gạch vàng kia gọi là pháp bất hoại, còn Thiên nhãn là Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri.

Này thiện nam! Tất cả hữu tình đều có pháp tánh chân thật tối thắng của Như Lai, nhưng bị chìm trong hầm phân phiền não hôi thối, cho nên Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác, vì chúng sinh trừ các thứ phiền não hôi thối bất tịnh, mà giảng nói pháp vi diệu làm cho thành Phật, nên xuất hiện ở đời mà làm Phật sự.

Khi đó, Đức Thế Tôn nói kệ:

Ví như có người ôm gạch vàng
Bỗng nhiên lầm lở rơi hầm phân
Ở trong hầm thối rất nhiều năm
Trải qua thời gian lâu không hoại
Bằng Thiên nhãn quan sát nhìn thấy
Bảo người khác nơi đây có vàng
Người lấy rửa sạch tùy ý dùng
Như ta đã thấy các hữu tình
Đêm dài chìm đắm nơi phiền não
Biết phiền não kia là khách trần
Tự tánh thanh tịnh phương tiện nói
Chứng đắc trí thanh tịnh Như Lai

Lại nữa, này thiện nam! Ví như người đàn ông nghèo khổ, trong nhà có cái hầm chứa lớn, ngang rộng bằng nhau một Câu-lư-xá, trong đó đựng đầy vàng, vàng đó cất sâu xuống bảy thước đất. Hầm vàng lớn kia không nói rằng: Này người nam kia! Ta ở đây gọi là đại phục tạng. Người đàn ông nghèo khổ kia ôm chịu thiếu thốn, lo buồn khổ nào ngày đêm suy nghĩ, đi qua đi lại trên hầm vàng mà không hay biết, không nghe không thấy đại phục tạng kia đang ở dưới đất. Đúng thế! Đúng thế! Này thiện nam! Tất cả hữu tình trụ nơi chấp thủ như tâm trong nhà, mà trí tuệ của Như Lai, lực Vô sở úy tạng pháp chư Phật, đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc chìm đắm thọ khổ, do không nghe được tạng pháp báu lớn, huống chi đạt được, nếu diệt trừ năm thứ ấy thì được thanh tịnh.

Lại nữa, này thiện nam! Như Lai xuất hiện ở đời, ở trong đại chúng, Bồ-tát, khai mở chỉ dạy vô số tạng pháp báu lớn, hiểu rõ pháp thù thắng ấy tức liền giải thoát, nhập vào Bồ-tát, trụ Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, vì tạng pháp thế gian, thấy tất cả hữu tình chưa từng có nhân tướng, cho nên ví dụ nói tạng pháp lớn là đại thí chủ, vô ngại biện tài, vô lượng trí tuệ, lực Vô sở úy, không cùng tạng pháp chư Phật. Như vậy, này thiện nam! Như Lai dùng con mắt thanh tịnh, thấy tất cả chúng sinh đều có đủ Như Lai tạng, do đó, đối với Bồ-tát tuyên nói pháp vi diệu.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:

Ví như người nghèo, nhà cất giấu
Vàng báu đầy khắp ở trong đó
Vật ấy không động, không suy nghĩ
Cũng chẳng nói rằng ta là vật.
Người kia tuy làm chủ nhà mình
Chịu sự đói nghèo mà không biết
Vật ấy không nói với người khác
Chịu khổ sở trụ nơi khổ não.
Nên ta dùng Phật nhãn quan sát
Thấy tất cả hữu tình đói khát
Trong thân có sẵn đại phục tạng
Trụ thể chư Phật không lay động.
Thấy thể kia nói cho Bồ-tát
Các ông thấu hiểu tạng trí lớn
Thế Tôn đạt được xa lìa khổ
Hay bố thí tài pháp tối thắng.
Tất cả hữu tình có phục tạng
Nếu không hiểu tịnh động thù thắng
Mau chóng chứng đắc tối Chánh giác.

Lại nữa, này thiện nam! Ví như cây Đằng tử, Đa-la-tử, Thiệm-bộ-quả-tử, a-ma-la quả-tử, nhờ hạt mầm cây ấy chuyển đổi sinh ra tướng trở thành pháp bất hoại, nếu gặp đất và duyên gieo trồng ở đó, thì thời gian sau sẽ trở thành cây thọ vương lớn. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam! Như Lai dùng Phật nhãn thấy tất cả hữu tình bị tham, sân, si vô minh, phiền não cho đến tận da thịt, trong tạng tham, sân, si, vô minh, phiền não kia có tạng tánh Như Lai, do đó gọi là hữu tánh, nếu có thể dừng lại gọi là thanh tịnh, gọi là Niết-bàn, hoặc có thể dứt sạch vô minh phiền não cõi hữu tình, thì gọi là đại trí tụ thể, hữu tình đó là đại trí tụ, nếu Phật xuất hiện ở cõi trời, cõi người giảng nói pháp vi diệu, nếu thấy vậy gọi là Như Lai.

Này thiện nam! Nếu thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đó, thì làm cho các Đại Bồ-tát đều hiểu rõ trí tuệ của Như Lai đã hiện bày.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:

Ví như trong cây của Đằng tử
Tất cả mầm cây đã có được
Ở nơi gốc Thiệm bộ đều có
Nhờ gieo trồng nên mới được sinh.
Ta thấy như vậy không sai lầm
Tất cả hữu tình dụ Đằng tử
Phật nhãn quán vô lậu tối thắng
Trong đó có đủ thể Như Lai.
Không hoại tạng ấy gọi hữu tình
Trí tuệ bên trong đều giống nhau
An trụ vào định nơi vắng lặng
Không lay động cũng không đạt được.
Vì tịnh kia nên ta nói pháp
Như thế nào thành Đẳng chánh giác
Giống như trồng hạt thành cây lớn
Làm chỗ nương dựa cho thế gian.

Lại nữa, này thiện nam! Ví như người nghe cấy các vật báu tạo tượng Như Lai dài khoảng khuỷu tay, người đàn ông nghèo ấy muốn đem tượng báu đi qua con đường hiểm trở, nhưng sợ giặc cướp mất liền lấy tấm vải rách nát nhơ bẩn quấn tượng cất lại, khiến cho người không nghi ngờ.

Này thiện nam! Người đàn ông nghèo kia đang ở giữa chỗ đồng cỏ rộng lớn bỗng nhiên qua đời, tượng báu Như Lai đang ở trong tấm vải rách nát nhơ bẩn rơi xuống dưới đất lưu lạc ở giữa đồng cỏ rộng lớn, người đi đường qua lại giẫm đạp lên, không biết trong đó có hình tượng Như Lai, do tấm vải nhơ xấu đó bỏ xuống đất, đều chán ghét đâu có nghĩ là Phật? Lúc đó, ở giữa đồng cỏ rộng lớn chư

Thiên dùng Thiên nhãn nhìn thấy, liền bảo mọi người đi đường rằng: Các ông, trong tấm vải xấu này có hình tượng Như Lai, vậy phải mau giải thích cho tất cả thế gian nên cung kính đảnh lễ. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam! Như Lai dùng Phật nhãn thấy tất cả hữu tình giống như tấm vải phiền não nhơ bẩn kia, lâu dài lưu chuyển giữa con đường hiểm hoang vắng sinh tử, thọ vô lượng thân bàng sinh, tất cả hữu tình ở trong tấm vải nhơ bẩn phiền não kia, đều có thể Như Lai như ta không khác, Như Lai biết rõ tấm vải phiền não dơ đó, vì các Bồ-tát giảng nói pháp vi diệu, làm sao đạt được tri kiến thanh tịnh của Như Lai để trừ bỏ phiền não? Thì đạt được tất cả thể của thế gian.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:

Ví như tấm vải dơ đáng ghét
Bao kín thể Như Lai trong đó
Tấm vải dơ đã bao tượng báu
Bỏ rơi giữa đường hiểm hoang vắng
Chư thiên dùng Thiên nhãn nhìn thấy
Liền nói với người đi đường rằng
Tượng báu ở trong tấm vải kia
Phải mau khéo bày để cung kính
Ta dùng Thiên nhãn thấy như vậy
Ta thấy tất cả các hữu tình
Bị vải phiền não đã bao quanh
Thọ khổ não sinh tử rất nhiều
Ta thấy trong tấm vải phiền não
Có thể Như Lai ngồi kiết già
An trụ vắng lặng không lay động
Người giải thoát đều không thật có
Nhìn thấy đó rồi đều kinh ngạc
Các ông lắng nghe trụ chánh giác
Tất cả hữu tình pháp như vậy
Ở trong sợ hãi luôn có Phật
Lúc đó các phiền não đều tịnh
Cho nên danh hiệu gọi Như Lai
Trời, người vui mừng và cúng dường

Lại nữa, này thiện nam! Hoặc có người nữ cô độc, thân thể hôi thối, dung mạo xấu xí giống như quỷ Tất-xá-chi, người thấy chán ghét khủng kiếp, ở trong nhà tầm thường xấu ác, bỗng nhiên qua lại trong bụng có thai, biết chắc là thai của Chuyển luân vương, nhưng người nữ kia tuy có mang thai cũng không suy nghĩ như vầy, vì mang tâm nghèo khổ cơ cực, do tâm yếu đuối thường nghĩ như vậy, thân ta xấu xí nương ở trong nhà tầm thường xấu ác, ngày giờ trôi qua, không biết rõ người nào sinh ở trong bụng ta. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam! Tất cả hữu tình không có chủ không chỗ nương tựa, sinh trong ba cõi trôi lăn vào nhà tầm thường xấu ác, bị khổ sinh tử bức bách, nhưng tất cả hữu tình đều có cảnh giới của Như Lai đầy đủ Như Lai tạng, mà hữu tình đó không hay không biết. Này thiện nam! Như Lai không làm cho tất cả hữu tình lừa dối mình, Đức Phật vì họ mà thuyết giảng giáo pháp.

Này thiện nam! Các ông chớ lừa dối mình, hãy phát tâm rộng lớn vững chắc tinh tấn, trong thân các ông đều có thể Phật, ở đời sau sẽ thành Chánh giác, nay ông ở địa vị Bồ-tát tức không còn là phàm phu, qua thời gian sau ở vào hàng Như Lai tức không còn là Bồ-tát nữa.

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói kệ:

Ví như người nữ không nương chủ
Thân hình xấu xí khiến chán ghét
Nương vào nhà xấu ác tầm thường
Hoặc đến lúc có mang thai vua.
Người kia mang thai như vậy rồi
Quyết định cho là Chuyển luân vương
Vua kia oai đức quanh bảy báu
Làm chủ thống trị khắp bốn châu.
Người nữ xấu kia từng không biết
Ở trong bụng mình có như vậy
Đang sống trong nhà nghèo thiếu thốn
Ôm tâm lo nghĩ cảnh đói nghèo.
Ta thấy tất cả các hữu tình
Không chủ chịu cảnh khổ bức bách
Ưa thích chìm đắm trong ba cõi
Thai tạng cho thân có pháp tạng.
Nhìn thấy như vậy bảo Bồ-tát
Tất cả hữu tình đủ pháp tánh
Trong thai thế lợi có ánh sáng
Nên sinh cung kính chớ lừa dối.
Siêng năng giữ vững phát tu hành
Không lâu tự thân sẽ thành Phật
Không bao lâu sẽ ngồi đạo tràng
Giải thoát vô lượng ức chúng sinh.

Lại nữa, này thiện nam! Ví như lấy sáp ong làm cái khuôn, hình tròn làm hình ngựa, hình voi, hình nam, hình nữ, đắp bùn kín lên trên dùng lửa nấu chín, rèn luyện vàng ròng đúc trong sáp ong, đợi cho nó nguội, người thợ mộc đó sắp trở về nhà, bên ngoài sáp ong đó bị bùn đen phủ kín, hình trạng cháy bỏng bên trong có tượng vàng, hoặc người thợ hoặc để tử của người thợ, biết cái sáp ong ấy đã hủy hoại bởi bùn nhơ, tức đem rửa sạch, trong giây lát tượng vàng báu đó liền sạch sẽ. Đúng vậy! Đúng vậy! Này thiện nam! Như Lai dùng Phật nhãn nhìn thấy tất cả hữu tình như tượng vàng sáp ong bên ngoài bị bùn phiền não che đậy, ở bên trong biết có pháp báu vô lậu của Phật.

Này thiện nam! Nay ta xem thấy tất cả hữu tình đều như vậy, ở trong các hàng Bồ-tát giảng nói pháp vi diệu, nếu Đại Bồ-tát, hoặc đạt được tịch tĩnh thanh tịnh, Như Lai vì các hữu tình ấy dùng trượng Kim cang và Pháp nhãn tịnh, để diệt trừ phiền não và tùy phiền não kia, thành tạng báu tịnh trí của Như Lai.

Này thiện nam! Như Lai giống như người cầm tượng báu. Này thiện nam! Nhằm phá tan sắc kia và tùy phiền não, đều được giải thoát gọi là Như

Lai. Này thiện nam! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác, thấy tất cả hữu tình có Như Lai tạng, nhưng bị chìm đắm trong vô biến ức tạng phiền não, vì các hữu tình kia mà phá tan tạng phiền não, ở tri kiến Phật an trụ quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:

Ví như lấy bùn bao sáp ong
Ở trong hư không, không thật có
Rèn luyện vàng ròng nung nấu chín
Số ấy hoặc trăm hoặc một ngàn.
Người thợ mộc biết đã nguội rồi
Liền phá bùn kia hiện tượng vàng
Rửa hết bùn thì tượng báu sạch
Tâm người thợ vẽ đều thành tựu.
Ta thấy tất cả hữu tình
Giống như tượng vàng đang đắp bùn
Bị phiền não bên ngoài phủ kín
Ở trong đó có trí Như Lai.
Nếu như tịch tĩnh và trong sạch
Trí Bồ-đề thanh tịnh hiện tiền
Dùng gậy pháp khí mà phá tan
Phiền não do đó đều hoại diệt.
Đã có giống Phật của Như Lai
Giống như tượng vàng đều đáng thích
Hết thảy trời người đều cung kính
Thân tướng viên mãn khắp mười phương.
Ta thấy tất cả các hữu tình
Thanh tịnh như thế thành Thiện Thệ
Thành tựu Thiện Thệ, thành Phật nhãn
Đầy đủ Vô thượng Tát-bà-nhã.

Đức Phật bảo Bồ-tát Kim Cang Tuệ:

–Này thiện nam! Nếu có người thiện nam, tín nữ nào hoặc tại gia hoặc xuất gia, đối với tạng kinh điển pháp yếu của Như Lai này, thọ trì, đọc tụng, ghi chép quyển kinh, vì người khác giảng nói rộng ra thì được vô lượng phước, hoặc có người thiện nam, tín nữ, hoặc ngoài Bồ-tát, đối với trí của Như Lai mà tích chứa, siêng năng cúng dường tất cả Như Lai, ở trong mỗi thế giới, thành tựu sắc Tammuội như vậy, nhờ oai lực của sắc Tam-muội ấy, đạt được hơn hằng hà sa số ức na-do-tha chư Phật hiện tại, đối với mỗi một Đức Phật đã làm việc cúng dường Bồ-tát, Thanh văn, Tăng chúng. Như thế cho đến hơn năm mươi hằng hà sa chư Phật Thế Tôn, đương lúc đó hòa thích an vui, đều làm trăm ngàn lầu gác báu vi diệu, mỗi mỗi lầu cao mười do-tuần, ngang rộng bằng nhau một do-tuần, lấy các đồ báu đựng hương thơm của trời, rải vô số hoa thành vô số đồ thọ dụng, ngày nào cũng thế trải qua ngàn kiếp, lúc đó, Đại Bồ-tát Kim Cang Tuệ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, đều phát tâm Bồ-đề đối với kinh Như Lai tạng này, lấy một ví dụ, hoặc ở nơi thân, hoặc ở trong quyển kinh, Bồ-tát Kim Cang Tuệ nhờ phước nghiệp đời này và phước nghiệp đời trước, an lập Như Lai trăm phần, ca-la phần, ngàn phần, trăm ngàn phần, không bằng một phần ca-la này, cho đến toán số ví dụ cũng chẳng bằng. Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, cầu Vô thượng Bồ-đề, đối với chư Phật Thế Tôn, Bồ-tát, Thanh văn và đại chúng, đem trăm ngàn hoa Mạn-đà-la, hằng ngày cúng dường mãn một ngàn kiếp, Bồ-tát Kim Cang Tuệ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di đều pháp tâm Bồ-đề, nghe pháp yếu kinh Như Lai Tạng này đều chắp tay đảnh lễ nói lời tùy hỷ, Bồ-tát Kim Cang Tuệ nhờ căn lành phước đức đời này và căn lành công đức dâng hoa đời trước, tạo lập Như Lai sánh với công đức trước, trăm phần, ca-la phần, ngàn phần, vô số phần không bằng một phần.

Rồi Đức Thế Tôn nói kệ:

Hoặc có người thích cầu Bồ-đề
Nghe kinh điển này và thọ trí
Cho đến biên chép thành quyển kinh
Luôn cung kính với một bài kệ.
Và ghi nhớ phước tăng vô lượng
Phát sinh vô lượng tạng phước đức
Được nghe kinh tạng của Như Lai
Hoặc cầu hạnh Bồ-đề tối thắng.
Dùng lực thần thông trụ Đại thừa
Cúng dường cung kính Nhân Trung Tôn
Cùng các Thanh văn khắp mười phương
Trải qua đầy đủ một ngàn kiếp.
Vô số ngàn kiếp như hằng sa
Vượt qua số ấy không nghĩ bàn
Mỗi một thế gian làm vô lượng
Dùng ngọc báu làm lầu gác đẹp.
Lầu ấy cao đến mười do-tuần
Ngang rộng bằng nhau một do-tuần
Hương bột hương đốt dâng cúng dường
Ngồi trong tòa bảy báu vi diệu.
Dùng lụa đẹp phủ ở phía trên
Và trang trí tòa ngồi xinh đẹp
Số ấy giống như hằng hà sa
Mỗi mỗi đều cúng dường chư Phật.
Mỗi một chỗ đều chở Như Lai
Có các Như Lai ở trong đó
Số kia giống như hằng hà sa
Đều làm Phật sự để cúng dường.
Nếu có người trí nghe kinh này
Lấy một ví dụ thực hành đúng
Có thể thọ trì và đọc tụng
Phước này trội hơn phước đời trước.
Hữu tình quy y nơi kinh này
Mau chứng đắc Vô thượng Bồ-đề
Pháp tương ưng Như Lai tạng ấy
Nếu hay nhớ nghĩ trí Bồ-tát.
Tất cả hữu tình được pháp tánh
Nhanh chóng giác ngộ, tự nhiên trí.

Đức Phật bảo Bồ-tát Kim Cang Tuệ, lấy đó mà biết được pháp môn này, rất nhiều lợi ích đối với Đại Bồ-tát, có thể chứng Nhất thiết chủng trí. Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Ta nhớ quá khứ vô lượng, vô số quảng đại chẳng thể nghĩ bàn, vô lượng bất khả thuyết kiếp, cho đến sau này, lúc đó có Phật gọi là Thường Phóng Quang Minh đầy đủ mười hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trương Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Vì nhân duyên gì Đức Phật Thế Tôn đó, gọi là Thường Phóng Quang Minh?

Này Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Đức Phật Thế Tôn Thường Phóng Quang Minh kia, là Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác, là vị Bồ-tát lúc còn ở trong thai mẹ, ánh sáng nơi thân chiếu thấu ra ngoài, chiếu sáng khắp trăm ngàn thế giới nhiều như vi trần của mười cõi Phật ở phương Đông, chiếu như vậy rồi, cho đến phương Nam, Tây, Bắc bốn phía trên dưới mỗi phương cũng đều chiếu sáng khắp trăm ngàn thế giới nhiều như vi trần trong mười cõi Phật. Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Những thế giới ấy, là do Bồ-tát đang ở trong thai mẹ, mà ánh sáng của thân chiếu khắp, ánh sáng này làm cho mọi người ưa thích phát sinh hoan hỷ.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Do ánh sáng nơi thân Bồ-tát chiếu ra như vậy, cho nên trăm ngàn thế giới nhiều như số vi trần, trong đó có hữu tình chạm vào ánh sáng này, thì đạt được oai đức lớn, đầy đủ sắc tướng, đầy đủ niệm, đầy đủ tuệ, đầy đủ hạnh, đầy đủ trí, đầy đủ biện tài, tất cả chúng sinh ở trong các thế giới đó, bị đọa vào địa ngục, bàng sinh, ngạ quỷ, cõi A-tu-la, nhờ ánh sáng của thân Bồ-tát ấy chiếu ra, chạm vào ánh sáng rồi, thì được thoát khỏi các cõi ác thân sinh lên cõi trời, cõi người, các thế giới đó có trời người, nhờ ánh sáng nơi thân Bồ-tát chiếu vào thì sẽ đạt được Bồ-đề vô thượng, đạt bất thoái chuyển, được năm thần thông, các thế giới đó đã có Bồ-tát Bất thoái chuyển, thì ánh sáng của thân Bồ-tát ấy chiếu ra, chạm vào ánh sáng rồi đều thành tựu được Vô sinh pháp nhẫn, mỗi mỗi đạt được Danh ngũ bách công đức chuyển Đà-la-ni, trăm ngàn thế giới nhiều như vi trần ấy, đều nhờ ánh sáng của thân Bồ-tát chiếu thành phệ lưu ly, vàng ròng làm dây để giăng tám đường, tất cả cây báu xếp thành tám hàng ngay thẳng, hoa trái trang nghiêm sắc hương đặc biệt, các cây báu đó gió thơm lay chuyển từ trong cây phát ra âm thanh hòa nhã êm dịu rất hay, nghĩa là bằng tiếng Phật, tiếng Pháp, tiếng Tăng, tiếng Bồtát, tiếng Bồ-đề, tiếng căn lực giác phần, tiếng giải thoát, tiếng đẳng trì, tiếng đẳng chí, nhờ tiếng của cây báu, nên tất cả hữu tình ở trong trăm ngàn cõi như số vi trần đó, trong các thế giới đó đã có tất cả hữu tình, đều xa lìa cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và A-tu-la. Bồ-tát đó còn ở trong thai mẹ, mà ánh sáng như mặt trăng, chắp tay an trụ, ngày đêm sáu trời thường phóng ánh sáng, cho đến khi sinh ra.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Bồ-tát đó lúc mới sinh đã thành Chánh giác, Đức Phật Thế Tôn đó đã thành Phật rồi, trong thân luôn phóng ra ánh sáng, thậm chí đến lúc Niết-bàn luôn phóng ra ánh sáng, Đức Phật Thế Tôn đó sau khi Niết-bàn còn lại xálợi đặt ở trong tháp cũng phóng ra ánh sáng.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Vì nhân duyên ấy cho nên trời, người thường xưng danh hiệu Thế Tôn đó, tên là Như Lai Thường Phóng Quang Minh.

Lại nữa, này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Đức Phật Thế Tôn Thường Phóng Minh Quang đó, khi Như Lai trụ ở đời, có một Bồ-tát tên là Vô Lượng Quang, cùng hai mươi ức Bồ-tát làm quyến thuộc, lúc đó, Bồ-tát Vô Lượng Quang, đối với Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác Thường Phóng Quang Minh ấy, đã từng thưa hỏi về pháp môn Như Lai tạng này.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Vị Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Thường Phóng Quang Minh ấy ở trong năm trăm kiếp không rời chỗ ngồi, tuyên giảng nói kinh Như Lai tạng, dùng vô số câu phân biệt pháp yếu, vô ngại biện tài, trăm ngàn thí dụ, thương xót vị Bồ-tát kia, cho nên giảng nói rộng về pháp yếu thâm thúy Như Lai tạng này, ở trong ức trăm ngàn thế giới nhiều như số vi trần của mười cõi Phật khắp mười phương, Bồ-tát dùng công lực nhỏ để chỉ dạy đều giác ngộ.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Bồ-tát ở trong đó nghe kinh Như Lai tạng này, cho đến nghe danh hiệu của kinh, tất cả căn lành dần dần thành tựu, đã thành tựu rồi, ở nước khác thành bậc Chánh giác, trừ bốn Đại Bồ-tát không chấp thủ Bồ-đề.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Nếu sinh niệm khác, lúc đó Bồ-tát Vô Lượng Quang đâu phải người nào khác tức là thân ông. Vì sao? Này Bồtát Kim Cang Tuệ! Khi xưa ông làm Bồ-tát tên là Vô Lượng Quang.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Đức Phật kia ở đời, bốn Đại Bồ-tát không chấp thủ Bồ-đề, đó là Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi, Bồ-tát Đắc Đại Thế, Bồ-tát Quán Tự Tại, Bồ-tát Kim Cang Tuệ là ông vị thứ tư.

Này Bồ-tát Kim Cang Tuệ! Pháp yếu của Như Lai tạng làm lợi ích rất lớn, Đại Bồ-tát nghe được cho nên thành tựu Phật trí này.

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói kệ:

Xưa Thế Tôn Thường Phóng Quang Minh
Đời quá khứ quá vô lượng kiếp
Thường dùng thân phóng ánh sáng lớn
Chiếu sáng ức trăm ngàn thế giới.
Thành Vô thượng Chánh giác đầu tiên
Lúc đó Bồ-tát Vô Lượng Quang
Thưa hỏi thế Tôn về Pháp vương
Khi giảng nói kinh điển như vậy.
Đức Phật ấy thường nghe kinh rồi
Đều đạt được Bồ-đề tối thắng
Chỉ trừ bốn Đại Bồ-tát ấy
Đắc Đại Thế và Quán Tự Tại.
Mạn-thù-thất-lợi vị thứ ba
Thứ tư là ông Kim Cang Tuệ
Đương lúc đó nghe kinh điển này
Lúc xưa Bồ-tát Vô Lượng Quang.
Tức nay là ông Kim Cang Tuệ
Vào thời đó đang làm Phật tử
Ta trước đây từng làm thắng hạnh
Nghe danh hiệu kinh vi diệu này.
Đi đến chỗ Sư Tử Như Lai
Cung kính chắp tay nghe kinh điển
Xưa ta nhờ gieo nghiệp căn lành
Chứng quả vị Bồ-đề tối thắng.

Bấy giờ, Đức Phật bảo Bồ-tát Kim Cang Tuệ:

–Nếu có người thiện nam, thiện nữ nào, bị trói buộc bởi nghiệp chướng, thì nghe kinh Như Lai Tạng này, thọ trì đọc tụng và giảng nói cho người khác, do người đó nghe kinh này rồi thọ trì đọc tụng, giảng nói ghi chép quyển kinh, chỉ dùng một chút siêng năng thì nghiệp chướng tiêu diệt, Phật pháp hiện tiền.

Lúc đó, Cụ thọ Khánh Hỷ bạch:

–Bạch Thế Tôn! Nếu có thiện nam, thiện nữ bị nghiệp chướng ràng buộc, thì có bao nhiêu Đức Phật Thế Tôn gia trì nói pháp? Được nghe nhiều biết rộng và đạt được pháp yếu tương ưng?

Đức Phật bảo:

–Này Tôn giả Khánh Hỷ! Nếu có thiện nam, thiện nữ, ở chỗ trăm Đức Phật được gia trì nói pháp, hoặc có hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm, hoặc một ngàn, hai ngàn, hoặc ba bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín ngàn, hoặc mười ngàn Đức Phật gia trì thuyết Phật, hoặc có hai trăm ngàn, hoặc có ức triệu trăm ngàn chỗ Phật, thuyết pháp được lắng nghe thọ trì.

Này Cụ thọ Khánh Hỷ! Nếu có Bồ-tát, đạt được pháp Như Lai tạng này, ghi chép kinh quyển đọc tụng thọ trì, suy nghĩ nghĩa lý giảng nói sâu rộng cho người khác, vị Bồ-tát đó suy nghĩ như vầy, hôm nay ta đạt được Bồ-đề vô thượng, người đó được thọ nhận sự cúng dường cung kính của Trời, Người và A-tu-la. Đức Phật nói thế rồi, tự nhiên vui mừng.

Rồi Đức Thế Tôn nói kệ:

Đại Bồ-tát nghe Tu-đa-la
Suy nghĩ chúng Bồ-đề tối thắng
Nếu người nào chép được kinh này
Trời, người lễ lạy và cung kính.
Chư Phật Thế Tôn Đại Tôn Sư
Khen ngợi người kia bậc hơn hết
Cũng gọi là Pháp vương tối thắng
Nếu kinh này vào tay của họ.
Là người sáng suốt như trăng tròn
Được sự cung kính như Thế Tôn
Thọ trì đuốc pháp làm Thế Tôn
Nhờ kinh này vào tay người ấy.

Bấy giờ, Đức Phật nói kinh này xong, Đại Bồtát Kim Cang Tuệ và các Đại Bồ-tát, đại chúng, các Thanh văn, Trời, Người, A-tu-la… nghe Đức Phật giảng dạy vui mừng phụng hành.


[Đầu trang]


[Mục lục bộ Kinh tập][426][427][428][429][430][431][432][433][434][435][436][437][438][439][440][441][442][443][444][445][446][447][448][449][450][451][452][453][454][455][456][457][458][459][460][461][462][463][464][465][466][467][468][469][470][471][472][473][474][475][476][477][478][479][480][481][482][483][484][485][486][487][488][489][490][491][492A][492B][493][494][495][496][497][498][499][500][501][502][503][504][505][506][507][508][509][510][511][512][513][514][515][516][517][518][519][520][521][522][523][524][525][526][527][528][529][530][531][532][533][534][535][536][537][538][539][540][541][542][543][544][545][546][547][548][549][550][551][552][553][554][555][556][557][558][559][560][561][562][563][564][565][566][567][568][569][570][571][572][573][574][575][603][604][605][606][607][608][609][610][611][612][613][614][615][616][617][618][619][620][621][622][623][624][625][626][627][628][629][630][631][632][633][634][635][636][637][638][639][639][640][641][642][643][644][645][646][647][648][649][650][651][652][653][654][655][656][657][658][659][660][661][662][663][664][665][666][667][668][669][670][671][672][673][674][675][676][677][678][679][680][681][682][683][684][685][686][687][688][718][719][720][721][721][722][723][724][725][726][727][728][729][730][731][732][733][734][735][736][737][738][739][740][741][742][743][744][745][746][747A][747B][748][749][750][751][752][753][754][755][756][757][758][759][760][761][762][763][764][765][766][767][768][769][770][771][772][773][774][775][776][777][778][779][780][781][782][783][784][785][786][787][788][789][790][791][792][793][794A][794B][795][796][797A][797B][798][799][800][801][802][803][804][805][806][807][808][809][810][811][812][813][814][815][816][817][818][819][820][821][822][823][824][825][826][827][828][829][830][831][832][833][834][835][836][837][838][839][840][841][842][843][844][845][846][847]


[Mục lục tổng quát]