TAM TẠNG PHÁT TRIỂN/TAM TẠNG BẮC TRUYỀN

TẠNG KINH
BỘ KINH TẬP (425-847)

SỐ 678-KINH TƯƠNG TỤC GIẢI THOÁT ĐỊA BALA-MẬT LIỄU NGHĨA

Hán dịch: Đời Lưu Tống, Tam tạng Pháp sư Cầu-na-bạt-đà-la, người nước Thiên Trúc.


Như kinh Tương Tục Giải Thoát nói, Bồ-tát Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát có mười Địa, đó là Hoan hỷ địa, Ly cấu địa, Minh địa, Diệm địa, Nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa và thứ mười một là Phật địa. Trong các Địa này, có bao nhiêu loại nhiếp thanh tịnh và có bao nhiêu phần?

Đức Phật bảo Bồ-tát Quán Thế Âm:

–Nhiếp các Địa này có bốn loại thanh tịnh và mười một phần.

Này Quán Thế Âm! Sơ định nhiếp vào hy vọng thanh tịnh. Địa thứ hai nhiếp vào tăng thượng giới thanh tịnh. Địa thứ ba nhiếp vào tăng thượng tâm thanh tịnh.

Tăng thượng tuệ tịnh, tăng thượng thượng thượng diệu tịnh, nhiếp vào Địa thứ tư cho đến Phật địa.

Đó là bốn loại nhiếp thanh tịnh đối với các Địa đó.

Thế nào là mười một phần?

–Này Quán Thế Âm! Bồ-tát ở địa vị giải hạnh có mười pháp phải làm; Bồ-tát khéo tu tập Nhẫn giải thoát, vượt qua được địa vị này rồi, Bồ-tát vượt lên trên Ly sinh phần để được đầy đủ, vượt qua được địa vị này rồi, Bồ-tát vượt lên trên Ly sinh phần để được đầy đủ; nhưng chưa có thể, đối với vi tế phạm giới thực hành chân chánh biết trụ. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể đầy đủ Tam-muội chánh thọ thế tục và đầy đủ Văn trì Đà-la-ni. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể nắm bắt được sự luôn tụ tập pháp Bồ-đề phần, cũng chưa có thể bỏ tâm thích pháp chánh thọ. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ, nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể xem xét kỹ chân đế; không thể bỏ tất cả, để quay lưng với sinh tử, ý hướng đến Niết-bàn, thực hành phương tiện nhiếp tu pháp Bồ-tát phần. đó là một phần không đầy đủ. Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể hiện tiền xem xét kỹ các hành sinh, phần nhiều trụ vào yểm ly, phần nhiều trụ vào vô tướng. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể trụ phần nhiều vào không đoạn, không gián, không tướng, suy nghĩ. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể lìa bỏ vô tướng, hữu hành và được lực tướng. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể rốt ráo phân biệt các tướng, phân biệt các danh, nói tất cả các pháp được tự tại. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể thọ được Pháp thân đầy đủ. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; nhưng chưa có thể thấy biết được tất cả cảnh giới trí tuệ không ngại không chướng. Đó là một phần không đầy đủ.

Vì muốn đầy đủ nên phương tiện tiến cầu phải được đầy đủ; một phần kia đầy đủ, nên tất cả các phần, đầy đủ.

Này Quán Thế Âm! Đó là bốn loại thanh tịnh và mười một phần nhiếp thuộc vào các Địa.

Quán Thế Âm Bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao Sơ địa gọi là Hoan hỷ địa, cho đến Phật địa gọi là Phật địa?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Vượt lên trên đại nghĩa, thì được tâm xuất thế gian vui vẻ tốt đẹp hơn hết; nên Địa thứ nhất gọi là Hoan hỷ địa.

Lìa tất cả sự phạm giới dù là rất nhỏ nên Địa thứ hai, gọi là Ly cấu địa.

Nghe Tam-muội đó và thọ trì, nương vào ánh sáng vô lượng trí, nên Địa thứ ba, gọi là Minh địa. Dùng trí hỏa diệm đốt hết phiền não, tu tập pháp Bồ-đề phần; nên Địa thứ tư gọi là Diệm địa.

Phương tiện tu tập các pháp Bồ-đề phần kia là vô cùng gian nan khổ nhọc, mới được tự tại; nên Địa thứ năm, gọi là Nan thắng địa.

Hiện tiền xem xét kỹ các hành sinh và suy nghĩ nhiều về tướng; nên Địa thứ sáu gọi là Hiện tiền địa.

Suy nghĩ không dứt, không gián đoạn, không có tướng xa gần, nhập vào địa thanh tịnh; nên Địa thứ bảy gọi là Viễn hành địa.

Không tướng, không khai phát tướng; phiền não không hành, không động; nên Địa thứ tám gọi là Bất động địa.

Tự tại nói tất cả các pháp, được trí rộng lớn, không lỗi lầm; nên Địa thứ chín gọi là Thiện tuệ địa.

Như hư không, bình đẳng, không lỗi lầm, dùng Pháp thân như mây che lớn, che cùng khắp; nên Địa thứ mười, gọi là Pháp vân địa.

Phiền não vi tế, chướng ngại cảnh giới trí tuệ, đã được đoạn trừ; hiểu được tất cả cảnh giới trí tuệ, không ngại, không chướng; nên Địa thứ mười một gọi là Phật địa.

Quán Thế Âm Bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các Địa này có bao nhiêu loại ngu si, bao nhiêu loại để sửa đổi lỗi lầm?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có hai mươi hai loại ngu si và mười một loại để sửa đổi lỗi lầm:

Chúng sinh ở vào Sơ địa, ngu si chấp pháp kế và và ngu si phiền não trong nẻo ác. Lỗi lầm đó cần phải sửa đổi.

Địa thứ hai ngu si phạm phải giới hạnh dù rất nhỏ và ngu si tạo nghiệp trong các nẻo. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ ba, ngu si ái dục và ngu si bởi nghe và giữ đầy đủ. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ tư, ngu si thích chánh thọ và ngu si thích pháp. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ năm, ngu si suy nghĩ trái với sinh tử và ngu si suy nghĩ trái với Niết-bàn. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ sáu, ngu si quan sát sự sinh trưởng của các pháp hiện tiền và ngu si trong nhiều hành tướng. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ bảy, ngu si trong các hành tướng rất nhỏ và ngu si suy nghĩ phương tiện thực hành hướng đến vô tướng. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ tám, ngu si phát khởi vô tướng, vô khai và ngu si với tướng tự tại. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ chín, ngu si thuyết pháp vô lượng, với vô lượng câu chữ của pháp thượng thượng trí tuệ, thích nói Tổng trì tự tại và ngu si thích nói tự tại. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Địa thứ mười, ngu si với đại thần thông và ngu si nhập vào vi tế bí mật. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Phật địa, ngu si với tất cả cảnh giới trí tuệ vi tế chánh thọ và ngu si chướng ngại. Lỗi lầm ấy cần phải sửa đổi.

Này Quán Thế Âm! Đó là hai mươi hai loại ngu si và mười một loại để sửa đổi lỗi lầm. Đối với sự kiến lập của các Địa kia, không tương ưng cùng với Vô thượng Bồ-đề.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Kỳ lạ thay! Bạch Thế Tôn! Vô thượng Bồ-đề là lợi lớn là quả lớn, nên các Bồ-tát kia, phá trừ lưới nghi ngại lớn, vượt qua được những lỗi lầm, đạt được Vô thượng Bồ-đề.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Đối với sự kiến lập các Địa này, thì có bao nhiêu loại thù thắng?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có tám việc, nghĩa là:

1. Tăng thêm hy vọng thanh tịnh.

2. Tâm thanh tịnh.

3. Bi thanh tịnh.

4. Ba-la-mật thanh tịnh.

5. Thấy Phật cúng dường thanh tịnh.

6. Thành thục chúng sinh thanh tịnh.

7. Sinh thanh tịnh.

8. Lực thanh tịnh.

Này Quán Thế Âm! Ở trong Sơ địa, tăng thêm hy vọng thanh tịnh, đến lực thanh tịnh, cho đến thượng thượng địa, cho đến Phật địa cũng tăng thêm hy vọng thanh tịnh, đến lực thanh tịnh. Nên biết, trong các thanh tịnh kia, ở trong Phật địa, chỉ trừ sinh thanh tịnh. Từ Sơ địa đến thượng thượng địa, công đức đó bình đẳng. Nên biết, tự địa công đức thù thắng, tất cả Bồ-tát địa là có công đức trên; chỉ có Như Lai địa mới được công đức vô thượng. Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Do những gì mà Bồ-tát đối với sự sinh trưởng tối thắng hơn tất cả?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có bốn loại, nghĩa là tập hợp các căn lành trong sạch nhất, tùy theo trí tuệ mà giữ gìn. Từ bi cứu tất cả chúng sinh, tự mình lìa nhiễm ô và khiến người khác cũng xa lìa.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ-tát phát nguyện vi diệu, nguyện thù thắng, gọi là nguyệt lực?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có bốn việc, Bồ-tát khéo trụ vào Niết-bàn, có thể kham nhận những điều mau được và có thể bỏ những điều mau được, thích trụ vào vô sở nhân, vô sở vi, phát nguyện lâu dài chịu các khổ cho chúng sinh; thế nên nguyện vi diệu, nguyện thù thắng, gọi là nguyện lực.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Học Bồ-tát có bao nhiêu việc?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Học Bồ-tát có sáu việc, đó là sáu pháp Ba-lamật; từ Bố thí ba-la-mật cho đến Trí tuệ ba-la-mật. Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Học sáu việc này có bao nhiêu tăng thượng giới học, bao nhiêu tăng thượng tâm học, bao nhiêu tăng thượng tuệ học?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, ba việc này là tăng thượng giới học. Thiền định là tăng thượng tâm học. Trí tuệ là tăng thượng tuệ học. Tinh tấn thì thông suốt tất cả.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Sáu việc này đầy đủ bao nhiêu phước đức? Đầy đủ bao nhiêu trí tuệ!

Phật bảo Quán Thế Âm:

–Đầy đủ tăng thượng giới học là phước đức, đầy đủ tăng thượng tuệ học là trí tuệ; thuyền và tinh tấn thì thông suốt tất cả.

Quán Thế Âm bạch Phật;

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát đối với sáu việc này nên học như thế nào?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có năm loại tương ưng cùng với Ba-la-mật đó là:

1. Nói chánh Bồ-tát tạng, trước hết phải rất tin hiểu.

2. Thực hành mười pháp hạnh.

3. Văn-tư-tu-tuệ luôn luôn bảo vệ tâm Bồ-đề.

4. Học tập gần gũi bạn lành.

5. Phương tiện tu học thiện nghiệp không gián đoạn.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao các học này lại đặt ra có sáu loại?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Vì để làm hai việc:

1. Thu giữ chúng sinh.

2. Sửa đổi phiền não.

Ba loại học trước là nhiếp thủ chúng sinh. Ba loại học sau là sửa đổi phiền não. Bồ-tát đầy đủ bố thí, thì có nhiều lợi ích nhiếp thủ chúng sinh đầy đủ. Bồ-tát trì giới không làm gì não hại, cũng không khủng hoảng, không sợ hãi, nhiều lợi ích nhiếp thủ chúng sinh. Bồ-tát nhẫn nhục thì đối với sự não hại, bức bách khủng bố; có thể nhẫn chịu, để có nhiều lợi ích nhiếp thủ chúng sinh. Dùng ba học này, nhiếp thủ chúng sinh. Do siêng năng tinh tấn tách bỏ và hàng phục các phiền não, đoạn trừ phiền não, tu học nghiệp lành; không bị tất cả phiền não làm lay động, dùng thiện định hàng phục phiền não, dùng trí tuệ đoạn các sử, dùng ba học này để sửa đổi phiền não.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao lại đặt ra bốn Ba-la-mật khác?

Đức Phật Bảo Quán Thế Âm:

–Đấy là bạn của sáu Ba-la-mật. Ba-la-mật kia thu giữ chúng sinh. Bồ-tát thu lấy việc phương tiện, kiến lập nghiệp làm, vì thế, ta nói phương tiện Ba-la-mật là bạn của Ba-la-mật.

Lại nữa, Bồ-tát Quán Thế Âm, hiện pháp lưu hành nhiều phiền não, không thể kham nhận để tu tập nhẫn nhục, ham thích hạ giới, hy vọng yếu kém; không thể một lòng nghe duyên tụ tập Bồ-tát tạng, không thể dẫn mở tuệ xuất thế gian, thọ trì thực hành được một ít phước, nguyện ở đời vị lai, phiền não giảm bớt, với Nguyện ba-la-mật này, phiền não giảm bớt rồi, thì có thể siêng năng tinh tấn. Thế nên, ta nói, Nguyện ba-la-mật, là bạn của Tinh tấn ba-la-mật.

Bên trong suy nghĩ chân chánh, thân cận bậc Thiện tri thức, lắng nghe pháp lành, chuyển hy vọng thấp kém, thành hy vọng có năng lực, thượng giới thù thắng, bên trong một lòng. Thế nên, ta nói Năng lực ba-la-mật là bạn của Thiền định ba-lamật.

Đối với Bồ-tát tạng, nghe duyên tu tập thiền định. Đó là Trí tuệ ba-la-mật, có thể dẫn mở tuệ xuất thế gian. Thế nên, ta nói Trí ba-la-mật là bạn của Bát-nhã ba-la-mật.

Bồ-tát Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao nói thứ tự trước sau sáu Ba-la-mật như thế?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Dựa theo ý ở trên đã nói; Bồ-tát trước phải xả bỏ thân mạng của cải để thọ trì tịnh giới, giữ giới nên Nhẫn nhục rồi Tinh tấn, Tinh tấn rồi Thiền định, đầy đủ Thiền định rồi, được Tuệ xuất thế gian.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Ba-la-mật kia, nếu phân biệt thì có bao nhiêu loại?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Mỗi thứ đều có ba loại:

Bố thí ba-la-mật có ba loại: Tài thí, pháp thí và vô úy thí.

Ba loại Trì giới ba-la-mật: Giới xả bỏ việc ác, giới phát sinh điều lành, giới làm lợi ích cho chúng sinh.

Ba loại Nhẫn nhục ba-la-mật: Nhẫn nhịn không vì nhiêu ích, nhẫn nhịn để được an vui trong các sự thống khổ, nhẫn nhịn để xem xét pháp.

Ba loại Tinh tấn ba-la-mật: Tinh tấn phát lời thề rộng lớn, tinh tấn dùng phương tiện khéo léo, tinh tấn làm lợi ích chúng sinh.

Ba loại Thiền định ba-la-mật: Lìa vọng tưởng khổ, phiền não vắng lặng; đối trị cái ưa thích ở trong thiền định; thiền định khai dẫn công đức, thiền định khai dẫn làm lợi ích chúng sinh.

Ba loại Bát-nhã ba-la-mật: Duyên với thế đế, duyên với Đệ nhất nghĩa đế, duyên làm lợi ích chúng sinh.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao các Ba-la-mật này tên là Ba-la-mật?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có năm loại:

1. Vô ngại.

2. Vô cố.

3. Vô quá.

4. Vô vọng tưởng.

5. Hồi hướng.

Vô ngại gọi là Ba-la-mật chống trái việc không dính mắc.

Vô cố gọi là quả báo lợi ích hiện tại của Ba-lamật, tâm không trói buộc.

Vô quá gọi là các Ba-la-mật lìa các tạp nhiễm nhơ bẩn bằng pháp không có phương tiện.

Vô vọng tưởng gọi là các Ba-la-mật không như lời nói tính toán chấp vào tự tướng.

Hồi hướng gọi là các Ba-la-mật đã làm thì nên nuôi dưỡng cho lớn để cầu quả Vô thượng đại Bồđề.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Những việc gì là trái với Bala-mật?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Nên biết có sáu việc:

1. Ham thích tiền tài, làm chủ tự tại tăng thượng, tự thấy an lạc công đức phước lợi.

2. Tùy theo những điều ham muốn đó, mà buông thả thân-khẩu-ý.

3. Đối với người khác thì khinh khi ngạo nghễ, tâm không thể nhẫn nhịn.

4. Đối với các pháp lành không siêng năng dùng phương tiện.

5. Tu tập gần gũi các việc tạp loạn, thấy, nghe, hay biết của thế gian.

6. Thấy thế gian hý luận mà tạo phước lợi. Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Ba-la-mật này có quả báo gì?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có sáu loại:

1. Nhiều của cải.

2. Nẻo thiện.

3. Không oán giận.

4. Không hủy hoại.

5. Chúng sinh nhiều vui thích tăng thượng chủ.

6. Không hại thân mình, có khả năng chịu đựng.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Ba-la-mật này có những tạp pháp nhiễm ô gì?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Nên biết, có bốn loại:

1. Phương tiện không có Từ bi.

2. Phương tiện không suy nghĩ chân chánh.

3. Phương tiện bất thường.

4. Phương tiện không đốn.

Phương tiện không suy nghĩ chân chánh có nghĩa là: Đối với các Ba-la-mật này, thì các Ba-lamật khác, tu tập tạp loạn.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là phi phương tiện?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Đối với các Ba-la-mật đã được nuôi lớn, nhiếp thủ được chúng sinh, dùng một ít của cải nhiêu ích, tâm rất vui vẻ không khiến chúng sinh giác ngộ điều ác; mà lại còn an lập chỗ lành. Đó gọi là phi phương tiện. Vì sao? Vì chẳng phải Bồ-tát này nhiêu ích chúng sinh. Ví như vật không sạch hoặc nhiều hoặc ít, không có phương tiện khiến phát ra mùi hương. Như vậy, các hành tánh khổ của chúng sinh, chẳng phải thiếu lợi lạc nhiêu ích, có thể khiến được an lạc đệ nhất. Còn nhiếp thủ là an lập chỗ lành.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Ba-la-mật này có bao nhiêu loại thanh tịnh?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Ta không nói các Ba-la-mật này, lìa năm loại kia, liền được thanh tịnh; nhưng ngày nay ta đối với việc đó nói tổng quát và nói phân biệt. Nói tổng quát, là tất cả Ba-la-mật đều thanh tịnh; nên biết có bảy loại. Những gì là bảy? Đó là:

1. Bồ-tát đối với pháp này không mong cầu người biết.

2. Bồ-tát đối với pháp này không dính mắc.

3. Bồ-tát đối với pháp Bồ-đề này, thấy không sinh nghi hoặc.

4. Bồ-tát hoặc phải, hoặc trái cũng không khen mình, chê người.

5. Bồ-tát không cao ngạo, không buông thả.

6. Bồ-tát không thấp hèn, sinh ý tưởng biết đủ.

7. Bồ-tát đối với pháp này, tâm không khởi lên lòng keo kiệt, ganh ghét.

Nay ta nói phân biệt là nói tướng Ba-la-mật thanh tịnh; nên biết mỗi một đều có bảy loại, đó là: Bồ-tát đối với ngã sở, nói có bảy loại bố thí thanh tịnh nên thọ trì tu hành. Những gì là bảy? Đó là:

1. Thí vật thanh tịnh, thanh tịnh thí.

2. Giới thanh tịnh, thanh tịnh thí.

3. Kiến thanh tịnh. thanh tịnh thí.

4. Tâm thanh tịnh, thanh tịnh thí.

5. Ngữ thanh tịnh, thanh tịnh thí.

6. Trí thanh tịnh, thanh tịnh thí.

7. Cấu thanh tịnh, thanh tịnh thí.

Đó là bảy thứ Bố thí ba-la-mật thanh tịnh.

Bồ-tát khéo chế ra tất cả giới luật nghi, giới khéo xuất tội, giới bỉ hằng, giới kiên cố, giới thường tác, giới thường chuyển, giới thọ học. Đó là bảy loại Trì giới ba-la-mật thanh tịnh.

Bồ-tát tự nương vào nghiệp báo, đối với mọi việc không nhiêu ích, tâm không sân hận; hoặc bị mắng chửi, sân giận, đánh dập, tranh cãi đều không nhiêu ích, không báo thù. Đối với mọi oán ghét, tâm không ôm giữ. Nếu họ mong cầu ăn năn hối lỗi, thì không gây trở ngại. Nếu người khác có xúc phạm, không mong xin lỗi. Như pháp mà thương xót, không sợ, không cầu, thường hành nhiêu ích, tâm không phế bỏ. Đó là bảy loại Nhẫn nhục bala-mật thanh tịnh.

Bồ-tát tinh tấn, khéo biết bình đẳng, không vì tinh tấn khen mình chê người. Đối với các pháp lành thì một lòng chăm chú, cố gắng lãnh, kham thọ cho vững vàng, không bỏ. Đó là bảy loại Tinh tấn ba-la-mật thanh tịnh.

Bồ-tát khéo nhập vào thiền định Vô hướng Tam-muội, đầy đủ thiền định Tam-muội, giới đầy đủ thiền định Tam-muội, nhập vào thiền định Tammuội, vô y thiền định Tam-muội. Khéo tu tập thiền định Tam-muội. Đối với Bồ-tát tạng, nghe nhân duyên, tu tập vô lượng thiền định Tam-muội. Đó là bảy loại Thiền định ba-la-mật thanh tịnh.

Bồ-tát đối với tạo lập và phá bỏ đều lìa bỏ. Tuệ ở trong trung đạo xuất ra, liền dùng tuệ ấy, biết rõ như thật nghĩa của giải thoát môn. Biết rõ như thật nghĩa tự tánh của tam giải thoát môn: Không, vô tướng, vô tác. Hoặc vọng tưởng, hoặc duyên khởi, hoặc thành tựu, ba loại này tự tánh lìa nghĩa tự tánh, cũng đều biết rõ như thật. Hoặc tướng, hoặc nhân duyên, hoặc Đệ nhất nghĩa, ba loại này lìa tự tánh và nghĩa thế đế, cũng đều biết rõ như thật. Nghĩa của ngũ minh xứ và Đệ nhất nghĩa đế, cũng đều biết rõ như thật. Phần nhiều an trụ vào bảy loại như: Không vọng tưởng, lìa hư ngụy, vượt qua các môn, khởi lên vô lượng hạ địa pháp duyên, quán pháp rồi hướng đến pháp. Đó là bảy loại Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Năm loại đó, mỗi loại có nghiệp gì?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Nên biết có năm nghiệp:

1. Bồ-tát vô ngại là hiện pháp Ba-la-mật, phương tiện đốn tu, không buông lung.

2. Vô cố là nhiếp thọ cái nhân đời vị lai, không buông lung.

3. Vô quá là tu tập Ba-la-mật thanh tịnh đầy đủ rốt ráo.

4. Vô vọng tưởng là phương tiện khéo léo để mau đầy đủ Ba-la-mật.

5. Hồi hướng là đối với tất cả chúng sinh, luôn được thọ vô lượng quả báo lành của Ba-la-mật, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Ba-la-mật này cao tột như thế nào?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Nghĩa là không trở ngại, không nhìn lại hồi hướng.

Sao gọi là không cấu nhiễm? Nghĩa là không lỗi lầm, không vọng tưởng.

Sao gọi là xí nhiên? Nghĩa là không tính đếm.

Sao gọi là bất động? Nghĩa là nhập vào địa vị pháp bất thoái.

Sao gọi là khoái tịnh? Nghĩa là trụ nơi Thập địa, mong cầu Phật địa.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ-tát luôn được thọ quả báo Ba-la-mật vô tận?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Vì lần lượt nương vào nhau để xả bỏ tu tập.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ-tát rất thích thọ quả báo Ba-la-mật?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Bồ-tát có năm việc:

1. Các Ba-la-mật là nguyên nhân làm tăng cao sự vui thích chân thật.

2. Nguyên nhân để giữ gìn lấy mình và người.

3. Nguyên nhân đời sau được thọ quả báo.

4. Lìa được các việc phiền não.

5. Không trụ vào nẻo ác.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Ba-la-mật này mỗi mỗi đều có năng lực, công đức gì?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Nên biết, mỗi thứ có bốn loại:

1. Khi Bồ-tát tu các Ba-la-mật, thì sẽ lìa bỏ được sự bỏn sẻn keo kiệt, phạm giới, lười biếng, loạn tâm, các kiến.

2. Chân thật đầy đủ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

3. Trong hiện tại đó là pháp gìn giữ lấy mình và người.

4. Đối với đời vị lai, được quả báo rộng lớn vô tận.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Ba-la-mật này có nhân gì, quả gì, nghĩa gì?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Các Ba-la-mật này: Bi là nhân, được quả báo thu giữ chúng sinh là quả, đầy đủ đại giác ngộ là đại nghĩa.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ-tát đã có vô tận của cải và lòng thương rộng lớn, vì sao ở thế gian vẫn có chúng sinh bần cùng?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Đấy là tự nơi lỗi nghiệp của chúng sinh. Nói cách khác, con người luôn làm việc thì kẻ đó tất sẽ có vô tận của cải, nhưng sao chúng sinh ở thế gian vẫn có người nghèo khổ? Và nếu như thế, thì chúng sinh tạo ác, sẽ không bị chướng ngại sao.

Này Quán Thế Âm! Ví như ngạ quỷ bị cái khát bức bách, chỉ thấy toàn là trống không và khô khan; đấy không phải lỗi của biển mà chỉ là tự nghiệp của ngạ quỷ. Biển cả không có lỗi lầm, Bồtát cũng lại như vậy, không có lỗi lầm. Giống như tự nơi nghiệp quả báo của ngạ quỷ; thì nghiệp báo của chúng sinh cũng lại như vậy.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Tất cả các pháp đều không có tự tánh, vậy Bồ-tát nắm giữ các Ba-la-mật nào?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Đó là Trí tuệ ba-la-mật.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Nắm giữ Trí tuệ ba-la-mật là không có tự tánh. Vì sao không nắm giữ tự tánh.

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Ta không nói vô tự tánh là nắm giữ vô tự tánh; nhưng phải tự biết vô tự tánh là không chữ; tự tánh kia không thể lìa chữ; nói chỉ để mà nói. Vì thế, lìa tự tánh tức là nắm giữ lìa tự tánh.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Đã nói Ba-la-mật, thượng Bala-mật, đại Ba-la-mật; những gì là Ba-la-mật, là thượng Ba-la-mật, là đại Ba-la-mật?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Đối với vô lượng thời khắc tu tập bố thí… thì pháp lành thành tựu mà phiền não cũng lưu hành; không thể hàng phục nó được, mà cũng không bị nó vượt hơn mình. Ở trong giải hành địa, chuyển đổi cái tên, gọi là Ba-la mật.

Lại nữa, với vô lượng thời khắc tu bình đẳng như thế, pháp lành thành tựu, phiền não cũng lưu hành, không thể hàng phục phiền não, nhưng phiền não cũng không hơn mình được. Nghĩa là từ Sơ địa khởi lên thì gọi là thượng Ba-la-mật.

Lại nữa, với vô lượng thời khắc tu hành bình đẳng như thế, pháp lành thành tựu, hết thảy phiền não không còn lưu hành. Nghĩa là Đệ bát địa khởi lên thì gọi là đại Ba-la-mật.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Địa này có bao nhiêu loại phiền não kết sử?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có ba loại:

1. Hại bạn. Đó là Địa thứ năm. Này Quán Thế Âm! Không thực hành câu sinh phiền não và thực hành câu sinh phiền não. Thế nên gọi là hại bạn.

2. Lụy sử; nghĩa là tu theo hạnh vi tế của Địa thứ sáu, Địa thứ bảy, dù ngăn ngại không hành.

3. Vi tế kết sử; nghĩa là Địa thứ tám trở lên, tất cả phiền não, tất cả bất hành và nương vào một phần của cảnh giới trí tuệ.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát đoạn lỗi lầm, có bao nhiêu loại gọi là đoạn kết sử?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có ba loại:

1. Đoạn lỗi lầm ở ngoài da.

2. Đoạn lỗi lầm ở nơi thịt.

3. Đoạn lỗi lầm ở trong xương.

Người lìa tất cả kết sử, ta nói chỉ có Phật địa.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát có bao nhiêu a-tăng-kỳ kiếp để đoạn mọi lỗi lầm kia?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Có ba vô lượng. Hoặc sát-na. Hoặc La-bà-ma Hầu-đố-lộ. Nửa giờ, một giờ, ngày, đêm, nửa tháng, một tháng ly đâu (một tháng là một tiết, một tiết gọi là ly đâu).

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Các Địa của Bồ-tát, khởi lên phiền não, có tướng gì, lỗi gì và đức gì?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Này Quán Thế Âm! Tướng không cấu nhiễm. Vì sao? Vì Bồ-tát ở Sơ địa, nhập vào tất cả pháp giới, biết phiền não kia khởi lên, không phải không biết, thế nên gọi là tướng không cấu nhiễm, không thể khiến tự thân sinh khổ, nên không có lỗi lầm. Vì cõi chúng sinh tạo nguyên nhân lìa khổ, cho nên Bồ-tát khởi lên phiền não, mà có vô lượng công đức.

Quán Thế Âm bạch:

–Kỳ lạ thay, bạch Thế Tôn! Khiến cho các Bồtát khởi lên phiền não, cho đến đại nghĩa Chánh giác, đã hơn hẳn tất cả công đức căn lành của chúng sinh và Thanh văn, Duyên giác; huống nữa là công đức khác.

Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Đức Thế Tôn đã nói, Thanh văn thừa và Đại thừa tức là Nhất thừa. Vậy là có nghĩa gì?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Ta nói pháp Thanh văn thừa, nghĩa là năm ấm, trong sáu nhập, ngoài sáu nhập. Như vậy… ta nói vậy tức là Đại thừa một pháp giới, một đạo. Thế nên, ta không nói có tất cả thừa, như nghĩa đã nói đó, mà khởi lên vọng tưởng, hoặc tạo dựng nên, hoặc chê bai nói là tất cả thừa. Vì thấy tướng chống trái kia cứ mỗi chút mỗi tranh luận; nên ta nói lời này.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn nói rõ lại nghĩa này, liền nói bài kệ tụng:

Nói đủ các tự tánh
Đều là cùng một đạo
Hàng hạ liệt, thượng diệu
Không có các loại khác
Như nói theo vọng tưởng
Tạo dựng hoặc chê bai
Thấy nghĩa chống trái kia
Ngu, hoặc hiểu đủ cách
Tướng nhiếp địa đã sửa
Thắng sinh và Nguyện học
Nói đạo Đại thừa này

Siêng tu mau thành Phật Khi ấy, Bồ-tát Quán Thế Âm bạch:

–Bạch Thế Tôn! Trong kinh Tương Tục Giải Thoát, thì kinh này tên gì? Và phụng hành như thế nào?

Đức Phật bảo Quán Thế Âm:

–Kinh này tên là Địa Ba-la-mật Liễu Nghĩa Thuyết, nên phụng hành thọ trì như vậy.

Khi Đức Phật nói kinh Địa Ba-la-mật Liễu Nghĩa Thuyết, có bảy vạn năm ngàn Bồ-tát đạt được Đại thừa quang Tam-muội.


[Đầu trang]


[Mục lục bộ Kinh tập][426][427][428][429][430][431][432][433][434][435][436][437][438][439][440][441][442][443][444][445][446][447][448][449][450][451][452][453][454][455][456][457][458][459][460][461][462][463][464][465][466][467][468][469][470][471][472][473][474][475][476][477][478][479][480][481][482][483][484][485][486][487][488][489][490][491][492A][492B][493][494][495][496][497][498][499][500][501][502][503][504][505][506][507][508][509][510][511][512][513][514][515][516][517][518][519][520][521][522][523][524][525][526][527][528][529][530][531][532][533][534][535][536][537][538][539][540][541][542][543][544][545][546][547][548][549][550][551][552][553][554][555][556][557][558][559][560][561][562][563][564][565][566][567][568][569][570][571][572][573][574][575][603][604][605][606][607][608][609][610][611][612][613][614][615][616][617][618][619][620][621][622][623][624][625][626][627][628][629][630][631][632][633][634][635][636][637][638][639][639][640][641][642][643][644][645][646][647][648][649][650][651][652][653][654][655][656][657][658][659][660][661][662][663][664][665][666][667][668][669][670][671][672][673][674][675][676][677][678][679][680][681][682][683][684][685][686][687][688][718][719][720][721][721][722][723][724][725][726][727][728][729][730][731][732][733][734][735][736][737][738][739][740][741][742][743][744][745][746][747A][747B][748][749][750][751][752][753][754][755][756][757][758][759][760][761][762][763][764][765][766][767][768][769][770][771][772][773][774][775][776][777][778][779][780][781][782][783][784][785][786][787][788][789][790][791][792][793][794A][794B][795][796][797A][797B][798][799][800][801][802][803][804][805][806][807][808][809][810][811][812][813][814][815][816][817][818][819][820][821][822][823][824][825][826][827][828][829][830][831][832][833][834][835][836][837][838][839][840][841][842][843][844][845][846][847]


[Mục lục tổng quát]