TẠNG KINH
BỘ KINH TẬP (425-847)
SỐ 637-KINH BẢO NHƯ LAI TAM-MUỘI
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Tam tạng Kỳ-đa-mật, người nước Thiên Trúc.
Nghe như vầy:
Một thời, Đức Phật ở tại vườn Trúc, thành Laduyệt-kỳ, cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo tăng, chín mươi ức vị Bồ-tát đều như Văn-thù-sư-lợi.
Lúc đó, nước La-duyệt và bốn phía ngang dọc của vườn trúc, trên đến cõi trời ba mươi sáu, dưới thấu vô cực cõi Phật, đều mọc hoa Văn-đà-bát với chín mươi vạn ức màu sắc, thế gian không thể có. Mỗi hoa có trăm vạn cánh, mỗi cánh đều có một Đức Như Lai. Có vạn lọng báu đan chéo nhau, trên mỗi lọng báu có vạn tiếng âm nhạc trổi lên làm vui lòng nhau. Trước mỗi Đức Phật có một Bồ-tát, như Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi... thưa hỏi. Đất ở vườn Trúc khi ấy bằng phẳng như cõi Phật Tamdi. Lúc đó, ánh sáng của ba ngàn mặt trời, mặt trăng, ở cảnh giới chư Phật đều bị che lấp, không có ánh sáng. Đồng thời, các địa ngục lớn trong các cảnh giới của chư Phật, mọi sự đau đớn, khổ sở, không còn hành hạ, tất cả đều được an ổn; trong trăm ngày, được thấy mười phương chư Phật. Trong lúc đó, các loài cầm thú, phi điểu, trăm ngày cũng không nghĩ đến ăn uống, chỉ lắng nghe pháp vị, không cần biết mình là súc sinh, cũng lại thấy Đức Phật. Nhân dân trong nước Laduyệt, trong trăm ngày cũng lại không ăn năm vị, đều dùng pháp làm vị, đồng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các cây cối, trong tam thiên đại thiên cảnh giới Phật, tự có âm nhạc; dân chúng tự vui với âm nhạc ấy.
Lúc đó, vườn Trúc hóa thành ao nước. Trong ao, có mười vạn thứ hoa sen lớn như núi nhỏ. Mỗi hoa có bốn mươi vạn cánh, trên cánh đều có tòa Sư tử xen nhau. Trên mỗi tòa có một vị Bồ-tát, như Văn-thù-sư-lợi. Trước mỗi tòa có các trời đứng hầu Bồ-tát. Xen kẽ giữa các màn giăng, có vạn tiếng âm nhạc làm vui lòng nhau. Cây chết khô ngàn năm nay lại nở hoa. Cây cối trong tam thiên đại thiên cõi Phật, nhành lá rũ xuống bốn mặt hướng về nhau. Lúc đó, các người nữ đang ở trong vườn Trúc nơi Đức Phật giảng đạo đều hóa thành nam tử, không còn ham muốn yêu thích, tất cả đồng đắc Pháp nhãn.
Khi ấy, Đức Phật hiện Bảo Như Lai Tam-muội rộng lớn, làm chấn động đến chín ức vạn cõi Phật. Như Lai chưa xả Tam-muội, mà ở phương Đông với vô cực cõi Phật đã sai vô số Bồ-tát, đều như Như Lai, mỗi vị cầm hoa vô hình, hoa có mười vạn màu sắc kỳ lạ, đến vườn Trúc, đảnh lễ Bậc Chánh Giác, rồi dùng hoa tung rải cúng dường, xong rồi lui ngồi vào tòa.
Ở phương Nam, có vô cực cõi Phật, lại sai vô số Bồ-tát đều như Như Lai, mỗi vị cầm hai mươi vạn thứ hoa đến vườn Trúc; đến rồi, liền đảnh lễ Bậc Chánh Giác, đem hoa tung rải cúng dường, rồi lui ngồi vào tòa.
Ở phương Tây, có vô cực cõi Phật, lại sai vô số Bồ-tát đều như Như Lai, mỗi vị cầm ba mươi vạn thứ hoa, màu sắc đặc biệt, đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ Bậc Chánh Giác, dùng hoa rải lên chúng hội, rồi lui ngồi vào tòa.
Ở phương Bắc, có vô cực cõi Phật, cũng lại sai vô số Bồ-tát đều như Như Lai, mỗi vị cầm bốn mươi vạn thứ hoa, màu sắc kỳ lạ, đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ Bậc Chánh Giác, đem hoa rải lên chúng hội, rồi lui ngồi vào tòa.
Có cõi Phật ở góc phía Đông, lại sai vô số Bồtát đều như Như Lai, mỗi vị cầm hoa vô hình đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ Đấng Chánh Giác, đem hoa rải lên Đức Phật và chúng hội, rồi lui ngồi vào tòa.
Có cõi Phật ở góc phía Nam, cũng lại sai vô số Bồ-tát đều như Như Lai, mỗi vị cầm hoa vô tưởng dục đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ Đấng Chánh Giác, đem hoa rải lên Đức Phật và chúng hội, rồi lui ngồi vào tòa.
Có vô số cõi Phật ở góc phía Tây sai vô số Bồtát đều như Như Lai, mỗi vị cầm hoa vô hưởng đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ Bậc Chánh Giác, đem hoa rải lên Đức Phật và đại chúng, xong rồi lui ngồi vào tòa.
Có vô cực cõi Phật ở góc phía Bắc sai vô số Bồ-tát đều như Như Lai, mỗi vị cầm hoa Văn-ni đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ Đức Phật, đem hoa rải lên Đức Phật và chúng hội, rồi lui ngồi vào tòa.
Có vô cực cõi Phật ở phương Trên sai vô số Bồ-tát, đều như Như Lai, mỗi vị cầm hoa loạn sắc, đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ bậc Chánh giác, đem hoa rải lên Bậc Chánh Giác và đại hội, rồi lui ngồi vào tòa.
Có vô số cõi Phật ở phương Dưới đều sai vô số Bồ-tát như Như Lai, mỗi vị cầm hoa thơm ngát đến vườn Trúc; đến rồi, đảnh lễ Đấng Chánh Giác, đem hoa rải lên Bậc Chánh Giác và đại hội, rồi lui ngồi vào tòa.
Chư Thiên ở phương Trên, nhờ công đức cao tột đời trước, nên được gặp Đức Phật, đại hội và Bảo Như Lai Tam-muội rộng lớn, mỗi vị đều tự trang nghiêm khiến cho các Thiên tử ở cõi trời phát tâm. Trời Phạm thiên đem vô số các trời, mỗi vị đều cầm hoa trời, hương trời. Phạm đa hội thiên lại cùng với vô số trời, mỗi vị đều cầm tạp hoa hương ở cõi trời. Biến tịnh thiên thì cầm loại hoa danh tiếng mà thế gian không thể có. Chư tôn thiên thì đem hết mọi loại âm nhạc ở cõi trời, tấu lên ở giữa hư không. Trong tam thiên đại thiên đều dùng pháp âm, suốt cả trăm ngày, lãnh thọ như vậy để đi đến vườn Trúc đảnh lễ Đức Phật.
Thiên tử Ái Dục lại đem vô số Thiên tử, mỗi vị đều cho mang theo các loại nhạc trời, đi đến vườn Trúc đảnh lễ Đức Phật; ở trên hư không, trổi lên các bản nhạc, làm vui lòng các trời.
Các trời ở trên cõi trời Ca-dực, đem ngàn vạn thứ tạp hương, rải lên Đức Phật và các Bồ-tát, rải xong, đảnh lễ Đức Phật. Các trời hết cả cõi trời đều đến hội ở vườn Trúc, trên đến cõi trời ba mươi sáu, khoảng giữa không còn trống chỗ nào. Các Thiên tử, các đại Long vương đều đem theo vô số quyến thuộc, cầm các loại hoa quý đẹp, mà người thế gian không thể có được làm mưa xuống vườn Trúc. Các A-tu-luân vương dắt theo vô số quyến thuộc, mỗi vị đều cầm tạp hoa, tung xuống Đức Phật và các Bồ-tát như mưa.
Các Ca-lầu-la dắt theo vô số quyến thuộc đi đến vườn Trúc.
Các Chân-đà-la đều dắt theo vô số quyến thuộc đi đến vườn Trúc.
Các Ma-hầu-lặc dắt theo quyến thuộc đi đến vườn Trúc…
Khi ấy, Đức Phật liền hiện Bảo Như Lai Tammuội, làm chấn động cả chín vạn ức cõi Phật. Thấy đất chấn động, Xá-lợi-phất liền bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Hôm nay các Bồ-tát, các hàng trời, người từ phương xa đến, đều đã tập hội, trên đến tới cõi trời ba mươi sáu, mặt đất chấn động mạnh. Đó là điềm ứng gì?
Phật bảo:
–Này Xá-lợi-phất! Ứng cái không ứng mới chính là ứng.
Xá-lợi-phất lại thưa:
–Thưa Thiên Trung Thiên! Ứng cái không ứng là điềm ứng gì? Điều đó thế nào?
Phật nói:
–Này Xá-lợi-phất! Nếu không cắt đứt nghi, thì nên đến chỗ của Bồ-tát Bảo Như Lai.
Xá-lợi-phất sửa sang y phục, đảnh lễ Thế Tôn không biết bao nhiêu lạy, rồi chắp tay bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Hôm nay, mười phương trên, đến cõi trời ba mươi sáu, các Bồ-tát đều từ trăm ngàn ức cõi Phật đến tập hội. Những điềm ứng đó như thế nào, xin Thế Tôn nói cho.
Phật bảo:
–Này Xá-lợi-phất! Nếu La-hán vốn còn nghi nặng, thì không thể hiểu được.
Bồ-tát Như Lai nói:
–Này Xá-lợi-phất! Nếu luôn có ý tưởng, tưởng là sự tạo tác không tận, nếu không tưởng, không tạo tác.
Lúc đó, Như Lai Bảo Pháp nói:
–Này Xá-lợi-phất! Lúc ta mới phát ý, cùng với ba mươi sáu ức người cầu đạo Bồ-tát. Lúc đó, Đấng Chánh Giác cũng ở trong hội ấy. Tất cả đều khởi ngã không tạo tác. Các tạo tác, ngã không niệm không. Pháp đều không ngã, không cầu sinh tử. Sinh tử không có đạo, không có người cắt đứt. Hư không, không chủ tể. Ngã chẳng phải là sở hữu hiện pháp. Ví như ngựa hoang. Vô tướng khởi tác, đem pháp tạo tác này diệt hạnh cầu mong. Tưởng dục là mang lấy tội nặng. Rõ được tội, tự nói được đạo khởi tưởng tội tưởng, diệt hoại các tuệ, cầu được Tam tôn; từ đó khởi ý tưởng giữ lấy nghi hết, thân diệt, nhưng sinh tử không cắt đứt, cho là La-hán được giải thoát. Ví như người mới chết, thân nằm trên giường, trong nhất thời được nghe, chốc lát lại mất, mạng hết do không lìa ở thân. La-hán, Bích-chi-phật tự được thiền định, còn nhiều sự nghi ngờ phải trái chăng?
Như Lai bảo Xá-lợi-phất:
–Chỉ có ông mới hỏi Phật như vậy. Này Xá-lợiphất! Ông có thường thấy rồng giăng mây xối mưa chưa?
Xá-lợi-phất đáp:
–Con có thấy, bốn mặt không biết mây từ đâu kéo đến. Huống gì Bồ-tát từ Địa thứ chín trở xuống đều đã đạt sáu vạn Tam-muội, lẽ nào lại nghi là từ chỗ nào đến?
Xá-lợi-phất thưa Như Lai:
–Tuy trí tuệ thì hiểu như vậy, nhưng tâm ý còn nghi ngờ thắt gút; nay đều được phá tan, không còn căn nghi; chỉ có học là vốn không đạt được, tương đắc với Thiện tri thức, cho nên nay đoạn diệt ngã ý, nhưng con không thoát được pháp luân, làm cho con không dứt được căn nghi ngờ. Nay con nghe tôn pháp, nhưng không được ích lợi gì. Ví như, vì trăm loài chim mà làm âm nhạc, chúng hội không nghe biết gì. Như vậy nên vì người phát ý, vì các Đại Bồ-tát ngồi ở đây và cũng khiến cho các hàng trời, người trong đại hội được nghe tôn Tam-muội này, lẽ nào chỉ vì một người mà Như Lai lại hiện vời vợi như vậy, chỉ nên thân cận Thế Tôn. Đời trước, bởi do con không tương đắc cùng Thiện tri thức, cho nên, nay không thấy tuệ Tam-muội của Như Lai, mọi thứ nghi ngờ của tâm ý, nay đều được giải tỏa. Cũng như chỗ tối tăm được đem ánh lửa vào, mọi tối tăm đều biến mất, nhưng sau khi lửa tắt, bóng tối trở lại như cũ. Nay con nghe Tammuội này cũng lại như vậy.
Thưa xong, Xá-lợi-phất chắp tay bạch Như Lai: –Nay đây, chỉ có cách, là đào hầm lửa lớn tám ngàn dặm, lên đến cõi trời ba mươi sáu, rồi nhảy vào hầm lửa đó, trải qua ức vạn kiếp mới được ra, rồi lại rơi vào ba đường ác, bị các hàng trời, người ăn thịt, trải qua ngàn ức kiếp nữa, sau sinh làm người, như kẻ nô tỳ thờ đại phu, để cầu tương đắc với Thiện tri thức, tìm tâm của tôi như vậy, có thể được chăng?
Bảo Như Lai nói:
–Dù cho hầm lửa lớn, cho đến cõi trời thứ ba mươi sáu, vẫn không đốt nổi. Nếu phát ý căn bản còn mỏng manh, công đức cạn cợt, cội gốc của giác ngộ thì không có Nhất thiết trí, không có phương tiện khéo léo, không có được Thiện tri thức, cho nên không thể đạt được Tam-muội.
Xá-lợi-phất hỏi xong trở về ngồi như cũ.
Bồ-tát Như Lai sửa y phục, đảnh lễ Đấng Chánh Giác, thưa:
–Thưa Thế Tôn, Con có điều muốn thưa hỏi.
Phật nói:
–Hay thay! Hay thay, ông cứ thưa hỏi.
–Bạch Thế Tôn! Các pháp không có chủ tể, vậy ai thành Nhất thiết trí? Ai thành Chánh giác? Ai thành A-la-hán? Bích-chi-phật? Cúi xin Đức Như Lai, vì các Đại Bồ-tát đang ngồi trong chúng hội, mà phân biệt, giải quyết mọi nghi ngờ đó.
Đức Phật dạy:
–Hay thay! Hay thay! Này Bồ-tát Như Lai! Nay ông muốn cắt đứt các gốc rễ lớn của sinh tử trong mười phương. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì nên thực hành chín pháp báu. Những gì là chín pháp báu?
1. Pháp báu thứ nhất là, thấy các trời không có xứ sở, chỉ có danh.
2. Pháp báu thứ hai là, nhân dân trong thế gian chỉ có chữ thôi.
3. Pháp báu thứ ba là, đau khổ của năm đường, chỉ có khổ tập.
4. Pháp báu thứ tư là, đất, nước, gió, lửa chỉ là vô thường.
5. Pháp báu thứ thứ năm là, quá khứ, vị lai, hiện tại như cây chuối, không tưởng.
6. Pháp báu thứ sáu là, hiện sinh tử, không bản tế.
7. Pháp báu thứ bảy là, quán các Tam-muội, vắng lặng, không có sự qua lại.
8. Pháp báu thứ thứ tám là, nên quán các cõi Phật, trong tam thiên đại thiên nhật nguyệt, thấy rồi không đạt được Tam-muội.
9. Pháp báu thứ thứ chín là, thấy nhân dân và các loài nhuyến động, trong tam thiên đại thiên nhật nguyệt đều muốn được độ để được bình đẳng như Phật.
Phật bảo:
–Này Bồ-tát Như Lai! Người đạt được tưởng vô tác này, thì có thể quyết định đoạn trừ cái tưởng lớn của mười phương.
Bồ-tát Như Lai, lại thưa Đấng Chánh Giác:
–Bạch Thế Tôn! Các pháp không thể dùng tưởng mà thấy biết được, vậy phải làm cách nào để trụ được vào pháp không chỗ trụ?
Phật bảo:
–Này Bồ-tát Như Lai! Các pháp không trụ, đó là niệm và tưởng không khởi; cũng lại là tưởng, nhưng chẳng phải tưởng, chẳng phải đạo; đó cũng là tạo sự khởi tưởng, đoạn cầu.
Bồ-tát Như Lai thưa:
–Thưa Thiên Trung Thiên! Nên làm duyên gì, để vượt qua các dục?
Đức Phật khen:
–Hay thay! Hay thay! Chỉ có ông mới hỏi Như Lai như vậy; La-hán, Bích-chi-phật không thể sánh kịp. Các dục không nhơ bẩn, các dục không có lỗi để cứu giúp, các dục không chủ tể, các dục không có sự qua lại, các dục như hư không, không có khả năng che lấp, ngang bằng với Niết-bàn, ngang bằng với không tên.
Bồ-tát Như Lai thưa xong, đảnh lễ đấng Thiên Trung Thiên, rồi lui về chỗ ngồi.
Bát Thí bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Hôm nay, Bồ-tát trong đại hội muốn ngồi dưới cây Phật, muốn được lập nơi Vô sở tùng sinh, muốn được trang nghiêm ngàn ức cõi Phật, muốn được dạy dỗ trao truyền cho mười phương; khiến cho mười phương cõi Phật, cũng giống như đại hội trong vườn Trúc ngày hôm nay.
Đức Phật khen:
–Hay thay! Hay thay! Những lời của Bồ-tát Bát Thí hỏi, rất là sâu xa. Này Bồ-tát Bát Thí! Muốn làm cho đại hội trong mười phương, ngồi dưới cây Phật; muốn được kiến lập nơi Vô sở tùng sinh, muốn được trang nghiêm các cõi Phật, muốn được dạy dỗ, trao truyền khắp mười phương, làm cho các cõi Phật cũng đều như đại hội ở vườn Trúc ngày hôm nay thì nên thực hành tám pháp ngay thẳng:
1. Ngay thẳng với tiếng vang không tên.
2. Ngay thẳng với âm thanh không tên.
3. Ngay thẳng xem xét mười phương cõi Phật không có hai.
4. Ngay thẳng thấy pháp trong tam thiên đại thiên cõi nước đều đồng không lìa nhau.
5. Ngay thẳng xem xét tất cả dục trong mười phương, làm cho ngang bằng với Phật.
6. Ngay thẳng đối với pháp không tạo tác hình, thấy tất cả không sinh tử.
7. Cái thấy ngay thẳng đều nhập vào các Tammuội tạng, đối với tưởng, vô trụ tương báo.
8. Ngay thẳng thấy mười phương Phật, Niếtbàn hay không Niết-bàn cũng lại đều bằng nhau.
Đó là tám ngay thẳng. Bồ-tát nào thực hành tám pháp này, thì mau chóng đạt được pháp Vô sở tùng sinh. Từ đó, được dạy dỗ, trao truyền, các cõi Phật và cũng từ đó, mau chóng đạt được đại hội vườn Trúc, như đại hội ngày hôm nay.
Bồ-tát Như Lai lại bạch Đấng Chánh Giác:
–Bạch Thế Tôn! Hôm nay, mọi người đều từ phương xa đến, dự hội nơi vườn Trúc, đều được thấy Đức Phật như là ở cõi ấy vậy, vui mừng, không ăn uống đã bao nhiêu ngày. Các Bồ-tát, các hàng trời, người, từng vị một đều được thấy Phật đều được thấy các Tam-muội. Bản nguyện như vậy có thể đạt được chăng? Cúi xin Thế Tôn, nên vì các Đại Bồ-tát mới phát ý mà trình bày pháp này.
Phật nói:
–Hay thay! Hay thay! Lời ông hỏi rất là sâu xa, tất cả những gì ông hỏi, đều là muốn cho các Bồtát đến tập hội, những người mới phát tâm, các hàng trời, người mà làm việc bắc cầu như vậy.
Phật nói:
–Này Như Lai! Các Đại Bồ-tát, các hàng trời, người, các vua rồng lớn, các vua quỷ thần, ngày hôm nay đến tập hội nơi vườn Trúc đều nghe thấy các Tam-muội, cũng chẳng phải là bản nguyện, cũng không phải lìa bản nguyện; đó là thực hành tinh tấn, không làm mất các Tam-muội, không mất Thiện tri thức, đời đời xa lìa các việc, vắng lặng, không dự vào chúng hội, chỉ nguyện được Tam-muội. Nay đem ngọc báu tinh Nê-hoàn để mưa châu báu xuống đại hội.
Bồ-tát Như Lai bạch Đấng Chánh Giác:
–Bạch Thế Tôn! Hôm nay, các Đại Bồ-tát mới phát ý trong đại hội này, muốn thực hành Tammuội này, nên làm thế nào để đạt được?
Phật bảo:
–Này Bồ-tát Như Lai! Lời ông hỏi rất sâu. Nếu Đại Bồ-tát mới phát ý, muốn thực hành Tam-muội này thì nên thực hành tám pháp báu. Những gì là tám pháp báu?
1. Đạt được Tam-muội này, ngay trước Đức Phật. Đó là pháp báu thứ nhất.
2. Cúng dường các La-hán trong mười phương, theo hầu hạ đến ức ức vạn kiếp; nhất thời được nghe Tam-muội này thì liền hiểu và nên gần gũi những bậc tối tôn, để không xa Tam-muội. Đó là pháp báu thứ hai.
3. Cúng dường xá-lợi, trên đến cõi trời ba mươi sáu, khoảng giữa không có lúc nào khiếm khuyết, sửa ý đổi hạnh, hướng đến tuệ môn. Đó là pháp báu thứ ba.
4. Đạt được bốn Vô sở úy, không cùng với mười phương, với sinh tử không chỗ xa lìa. Đó là pháp báu thứ tư.
5. Bồ-tát thấy sự đau khổ của năm đường, tâm ý muốn đến hóa độ, đem thân mạng để cứu giúp, không dùng hình thức cần khổ đau đớn đến với họ, trái lại khiến họ mau chóng thành Phật. Đó là pháp báu thứ năm.
6. Bồ-tát kính thờ trời, người trong mười phương, cũng như nô tỳ thờ đại phu, không gây đau khổ mà lại quý mến cứu độ họ. Vì sao? Vì biết mong cầu vốn là không, vốn là không có chỗ khởi. Đó là pháp báu thứ sáu.
7. Bồ-tát xem xét thấy chín mươi sáu thứ ngoại đạo, nên tìm cách để cho họ giác ngộ, muốn khởi lên tưởng giữ lấy pháp trụ. Đó là pháp báu thứ bảy. 8. Thờ phụng thực hành sáu pháp Ba-la-mật, cúng dường Tỳ-kheo tăng, cúng dường vạn ức kiếp, không bằng nhất thời nghe Tam-muội Bảo Như Lai này. Mười phương sẽ thành Phật, vậy lấy gì làm chứng? Người nghe Tam-muội Bảo Như Lai này, thì người trong mười phương được Phật chứng. Nếu Bồ-tát mới phát ý, hướng đến Tammuội này, vui vẻ hiểu Tam-muội này, tức là đã hiểu rõ vạn vạn Tam-muội và như vậy là đã được Tam-muội Như Lai. Đó là pháp báu thứ tám. Ai thực hành Tam-muội này, thì có thể đạt được môn Đà-lân-ni.
Bồ-tát Như Lai thưa hỏi xong, lui về chỗ ngồi.
Lúc đó, Đức Phật liền mỉm cười.
Thấy Đức Phật mỉm cười, Văn-thù-sư-lợi, sửa sang y phục, đảnh lễ sát đất, chắp tay thưa:
–Bạch Thế Tôn! Thế Tôn không bao giờ cười mà không có lý do, đã cười tức có ý. Cúi xin Thế Tôn nói cho.
Phật bảo:
–Này Văn-thù-sư-lợi! Bảo Như Lai từ cõi Phật đi đến đây, trải qua chín ức vạn cõi Phật. Cõi ấy tên là Chư pháp tự nhiên vô yếm cảm hữu. Thiện nam, thiện nữ nào, được sinh qua cõi ấy, thì không sinh từ bào thai, không sinh từ đau đớn khổ sở, không sinh từ ân ái mà sinh ra từ trăm ức vạn hoa hương đủ loại. Khi vừa sinh ra, đứng được, không cần ẵm bồng. Có tiếng âm nhạc sớm chiều, làm vui lòng nhau. Chỉ dùng pháp vô tác, dùng pháp vắng lặng làm xướng nhạc. Nếu thiện nam, thiện nữ nào, nghe Tam-muội này, sáu trăm bốn mươi kiếp về sau, tội hết, mạng dứt liền được lìa khỏi thế giới Ta-bà. Người lìa khỏi đó, chỉ vui với các Tammuội. Cõi Bảo Như Lai không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tuy có nhưng không hiện. Nếu có thiện nam, thiện nữ nào lìa khỏi thì ánh sáng của các sao, mặt trời, mặt trăng lúc đó mới xuất hiện. Đồng thời có chư Phật trong mười phương nói:
–Hôm nay có người lại đã lìa khỏi để sinh vào cõi Bảo Như Lai.
Mười phương Bồ-tát hỏi mười phương Phật:
–Lấy gì làm chứng.
Mười phương chư Phật đáp:
–Lấy ánh sáng xuất hiện của các sao và mặt trời, mặt trăng làm chứng. La-hán, Bích-chi-phật số ấy như vậy. Các La-hán, Bích-chi-phật không thể biết được, người vãng sinh đến cõi ấy, chỉ có Bồ-tát mới biết được thiện nam, thiện nữ, vãng sinh ấy. Vì thế cho nên ta cười.
Hai vị Hiền giả Tu-bồ-đề và Xá-lợi-phất, đảnh lễ Đấng Chánh Giác, sát đất và thưa:
–Cúi xin Phật mở ân lớn, thương xót chúng con, ban oai thần thần túc cho chúng con. Nay chúng con muốn đến cõi Bảo Như Lai, nước của Chư Pháp Tự Nhiên, để xem xét trong chốc lát, rồi trở về.
Phật khen:
–Hay thay! Hay thay!
Xá-lợi-phất tối tôn và La-hán Tu-bồ-đề, nương oai thần của Phật, trong khoảng chốc lát, liền đến cõi Bảo Như Lai; thấy trong nước Bảo Như Lai, cũng giống như vườn Trúc ở nước La-duyệt-kỳ, cũng có Thích-ca Văn Phật và chúng hội, thấy phương Đông có vô số Bồ-tát, thấy phương Nam vô số Bồ-tát, mười phương trên đến cõi trời ba mươi sáu, chúng hội cũng như vậy. Thấy thế, Xálợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:
–Đức Như Lai có theo chúng ta đến cõi này không?
Quán sát trong chốc lát, Tu-bồ-đề và Xá-lợiphất liền trở về vườn trúc, nơi chúng hội cũ.
Đức Phật hỏi Xá-lợi-phất:
–Vừa rồi các ông quán sát cõi Bảo Như Lai, thấy nhân dân thế nào? Và dạy dỗ trao truyền được bao nhiêu?
Tu-bồ-đề và Xá-lợi-phất bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Chúng con quán sát cõi ấy, cũng giống như đại hội ở vườn trúc ngày hôm nay. Xá-lợi-phất đảnh lễ Đức Phật và khen ngợi:
–Công đức của Phật rất tôn quý, cho nên hôm nay, các hàng trời, người, nhân dân trong đại hội, mới được thấy sáng như vậy.
Bồ-tát Tam Di, từ chỗ ngồi, đứng dậy, sửa y phục, đảnh lễ Đức Phật sát đất, thưa:
–Bạch Thế Tôn! Con có điều muốn hỏi.
Phật khen:
–Hay thay! Hay thay! Ông cứ hỏi.
Bồ-tát Tam Di bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Pháp vô sinh có tưởng không? Tưởng chưa khởi có thức không? Niếtbàn vắng lặng có không? Niết-bàn không khởi, có hình không hay không hình? Tại đó, khi khai hóa dạy dỗ, lập nơi sinh tử ai là chủ tể? Lấy không tạo không, đó là chủ tể.
Tam Di nghe Đức Phật trình bày việc ấy như vậy. Đồng thời các trời và người có tám vạn sáu ngàn, đạt được pháp Nhẫn vô sở tùng sinh; liền bay lên hư không, cách đất một trăm sáu mươi trượng, rồi xuống đảnh lễ Đức Phật. Lúc đó, tam thiên đại thiên, mặt trời, mặt trăng đều chấn động mạnh.
Bồ-tát Di-lặc, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đảnh lễ Đức Phật, thưa:
–Thưa Thế Tôn! Vừa rồi cả mặt đất chấn động mạnh, đó là điềm ứng gì?
Phật bảo:
–Này Di-lặc! Sở dĩ cả mặt đất chấn động mạnh, không phải chỉ có tại nơi đây mà khắp cả mười phương các cõi Phật, cũng đều chấn động, cũng có tám vạn sáu ngàn trời, người được pháp Nhẫn vô sở tùng sinh, cũng bay lên trụ ở hư không. Do vậy nên cả mặt đất chấn động mạnh.
Di-lặc bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Làm thế nào để đạt pháp ấy?
Phật bảo:
–Này Di-lặc! Bồ-tát phát ý nên thực hành sáu pháp. Những gì là sáu?
1. Biết người ở cõi trời ba mươi sáu sẽ thành Phật mà chưa được thọ ký thì ta đến đó thọ ký cho họ, nhưng các hàng trời, người khác trong mười phương thì không thể biết.
2. Các thiện nam, thiện nữ nào, ở trong tam thiên đại thiên mặt trời, mặt trăng, sẽ thành Phật; ta đều đến đó thọ ký cho họ, nhưng các hàng trời, người trong mười phương thì không thể biết được.
3. Những người ở trong trăm ngàn địa ngục, sẽ được thành Phật, ta sẽ đến đó thọ ký cho họ, nhưng các hàng trời, người trong mười phương thì không thể biết.
4. Người trong mười phương tuyệt mạng và sẽ sinh về đâu, ta đều biết, nhưng các hàng trời, người trong mười phương, không thể biết được.
5. Người trong mười phương thiên hạ thọ mạng hết ta đều biết, nhưng các hàng trời, người trong mười phương, không thể biết được.
6. Chư Phật trong mười phương có vị giữ lấy Niết-bàn, có vị không giữ lấy Niết-bàn, các hàng trời, người trong mười phương, không thể biết được.
Đó là sáu pháp trụ. Nếu Bồ-tát thực hành theo sáu pháp này, thì mau chóng đạt được pháp Nhẫn vô sở tùng sinh.
Bồ-tát Di-lặc bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Tam-muội này rất là cao quý rất đáng tôn trọng! Nay con muốn, những người đến đại hội này đều đạt được Tam-muội này. Như vậy cần thực hành những pháp gì?
Phật bảo:
–Này Di-lặc! Muốn đạt được Tam-muội ấy, cần phải thực hành chín pháp. Những gì là chín pháp?
1. Thấy được các pháp đều trong sạch không có giới hạn.
2. Thấy các trời đều trong sạch.
3. Thấy các việc sinh tử cũng trong sạch không giới hạn.
4. Thấy năm đường đều trong sạch.
5. Đối với ham muốn không có chỗ mong cầu, tất cả đều trong sạch.
6. Thấy sắc trong ba cõi đều trong sạch không có ngằn mé.
7. Thấy các địa ngục đều trong sạch không giới hạn.
8. Quán thấy Niết-bàn đều không giới hạn.
9. Mười phương không có nêu tên.
Đó là chín pháp. Nếu người tu hành thực hành chín pháp này, thì mau chóng được Tam-muội ấy.
Bồ-tát Di-lặc bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Theo lời Như Lai nói, được sáu vạn Tam-muội. Tam-muội mà còn có ngằn mé thì không bằng được sáu vạn Tam-muội. Tammuội ấy có ngằn mé chăng?
Phật bảo:
–Này Di-lặc! Tuy được sáu vạn Tam-muội, nhưng chỉ có tên gọi mà thôi, không thể cùng tận, Tam-muội đều đầy đủ.
Phật nói tiếp:
–Này Di-lặc! Tam-muội không chỉ có một mà còn có các Tam-muội như: Tam-muội không nhớ nghĩ; Tam-muội lìa dục; Tam-muội ngồi nghe mười phương Phật; Tam-muội dùng hoa hương trang nghiêm các cõi Phật; Tam-muội thuyết pháp cho tất cả mọi người đều trở về; Tam-muội thoát khỏi cái dục không còn tưởng nhớ đến; Tam-muội khi nói kinh, hóa ra trăm thứ tiếng âm nhạc; Tammuội thuyết pháp trong ức ngàn vạn cõi Phật, hoa hương tự nhiên đến; Tam-muội điều phục các ma; Tam-muội phát ý sư tử, hùng dũng bước đi một mình; Tam-muội chỗ hướng đến đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Tam-muội dù ở chỗ nào cũng đều cúng dường; Tam-muội nhất thời có gió loạn thổi đến đều như tiếng Phật nói kinh; Tam-muội hướng đến cửa, cửa đều mở; Tam-muội ngồi chỗ nào tòa Sư tử đều hiện; Tam-muội bay đến mười phương; Tam-muội về Bồ-tát mười phương, hướng đến pháp môn vô cực; Tam-muội biết được ý người trong mười phương; Tam-muội hoại diệt các tưởng; Tam-muội hoại diệt các thức; Tam-muội hợp mười phương các cõi thành một cõi; Tam-muội phát ý không cùng tận; Tam-muội quán thấy trong ba cõi không có người nào; Tammuội từ một cõi Phật đến một cõi Phật; Tam-muội dù ở chỗ nào, cũng khiến chánh pháp không bị dứt lìa; Tam-muội dù ở chỗ nào, cũng được gặp Phật; Tam-muội ngồi thấy binh lớn, lửa lớn, nước lớn, gió lớn, trong mười phương, nhưng không sợ hãi, trụ vào sự hướng dẫn của chánh giáo; Tam-muội dù ở chỗ nào, cũng chỉ dùng pháp làm ứng khí; Tam-muội thiện nam, thiện nữ nghe Tam-muội này, được trụ vào tưởng không thoái lui; Tammuội to lớn không thể cùng tận, trụ đại hội nói pháp; Tam-muội vô danh; Tam-muội trụ các pháp; Tam-muội tên các tuệ; Tam-muội giáo pháp; Tammuội diệt hoại La-hán, Bích-chi-phật; Tam-muội pháp báu; Tam-muội tổng trì vô danh pháp; Tammuội biết ý người; Tam-muội cắt đứt các phiền hà; Tam-muội lực ngăn chặn dục giác; Tam-muội mười loại lực; Tam-muội trí tuệ; Tam-muội ánh sáng sở hành xứ; Tam-muội không thể tính đếm; Tam-muội khi thấy pháp như bóng trong nước; Tam-muội tuệ trong sạch, không thể cùng tận; Tam-muội nhân không, các ác không có, không nguyện, không tưởng; Tam-muội trụ thiền mới đạt đến Niết-bàn; Tam-muội ví như kim cương không bị ô uế; Tam-muội sáng vô cực; Tam-muội vượt qua và dứt sạch các phiền hà; Tam-muội pháp thủy rộng lớn; Tam-muội trang nghiêm thuyền lớn; Tam-muội nhập vô danh; Tam-muội ý vui không thể tận; Tam-muội không quên tổng trì; Tam-muội ở trong tối, khiến được sáng; Tam-muội đã vui càng vui thêm; Tam-muội hành từ; Tam-muội thương xót lớn trong sạch; Tam-muội nhập tâm bình đẳng; Tam-muội xuất tâm bình đẳng; Tammuội gọi đã thoát chưa thoát; Tam-muội chỗ ánh sáng chiếu đến; Tam-muội hiểu cái không hiểu; Tam-muội thoát tuệ thoát giáo; Tam-muội hiện hoa sen màu vàng ròng; Tam-muội không lìa vô thường; Tam-muội trí tuệ tối tôn vô sinh; Tammuội dũng mãnh điều phục tất cả; Tam-muội mở toang các cõi; Tam-muội trong sạch đối với vô hình; Tam-muội ngọc báu vô danh; Tam-muội như biển không có gì là không thọ nhận; Tam-muội thần túc rộng lớn; Tam-muội trong khoảng khảy móng tay không có việc gì là không hoàn thành.
Bồ-tát Đàm-ma-kiệt nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Đã hỏi tuệ trụ, cho nên nói không thể cùng cực. Nên khi nghe được những gì cần nghe mà như ý thì không tự cống cao. Việc làm không giả dối. Ý luôn cung kính, y như lời dạy. Tập tuệ dụng ý không có chỗ thọ lãnh cho nên không mất lễ tiết. Pháp sở tác không dối, không loạn. Ý như châu báu trừ các già bệnh, lấy ý làm pháp khí. Đó là vui nhẫn nhục. Điều suy nghĩ chỉ có tưởng, các cái vui chỉ là pháp ý. Tuệ không có đầy đủ, bố thí không tiếc, ban cho không ai là không nhận được. Khi muốn hỏi điều gì, quán sát chắc chắn, vui vẻ không chỗ được. Ý ấy đã vui, thân thể đều an nhàn, ý không tại nơi ngoại đạo, chỉ muốn nghe pháp vị và kinh Tỳ-la, chỉ muốn nghe phương tiện, chỉ muốn nghe bốn Tâm bình đẳng, chỉ muốn nghe pháp vô đề, như ý không nghĩ gì khác. Ý muốn thọ phương tiện, muốn nghe pháp Vô sở tùng sinh, quán sát không tham lam, chỉ muốn từ độ, muốn biết tiếng vô thường, muốn biết ý vắng lặng, muốn biết không lại không, muốn biết không tưởng sinh tử và bố thí, tất cả không muốn nghe, chỉ muốn nghe âm nhạc, vui theo mười phương, hành động bằng sự trung tín, chân chánh hàng phục các dục căn.
Bồ-tát Đàm-ma-kiệt từ chỗ ngồi, đứng dậy, sửa y phục, bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát đã được Tam-muội Bảo Như Lai, việc làm tự tại, đầy đủ các tuệ, liền được ba loại báu. Những gì là ba báu?
1. Ví như bóng trong nước, bóng cũng không ở trong nước, cũng không ở ngoài nước. Bồ-tát ngồi nơi đây, thân ở khắp mười phương, thân ấy cũng không ở mười phương.
2. Bồ-tát ngồi nơi đây, phân thân đều hiện khắp mười phương, ngồi trước Phật; thân ấy cũng không ngồi trước Phật, khắp mười phương.
3. Ví như ở trong núi, kêu to lên, thì tiếng ấy liền vọng lại, tiếng vang cũng không ở bên trong, cũng không ở bên ngoài. Bồ-tát ngồi nơi đây, nói việc của Bồ-tát khắp mười phương, Bồ-tát trong mười phương cũng không đến nơi đây, Bồ-tát nơi đây cũng không đến mười phương.
Phật bảo:
–Này Bồ-tát Đàm-ma-kiệt! Đã được môn Đàlân-ni, cũng giống như người bắn tên, bắn đến điểm mình muốn bắn, thì không có phát nào là không trúng, Bồ-tát trì nhất tuệ, nhập vào vạn tuệ, thì không có gì là không đạt được.
Phật nói:
–Này Đàm-ma-kiệt! Ông có thấy lúc A-tu-luân khởi binh, chỉ trong khoảng khảy móng tay, liền đến cõi trời thứ hai mươi tám, trung gian dày đặc, không thiếu chỗ nào, Bồ-tát từ Địa thứ chín trở xuống, lúc thuyết pháp, cũng lại như vậy.
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Người thanh tịnh tiêu phục tham dục. Người ý không tham dục, thì không thể tận. Người có các ý ác không thể bị loạn, ý ấy bảo hộ ý ác. Thế nên không thể cùng tận. Ý ấy sân giận dục hữu hình càng cao. Người không bị các nghiệp dắt dẫn, Bồ-tát thường muốn hộ trì ý này, biết không thể khử trừ hết, không thấy hết các dơ bẩn, nên biết ý này không thể tận. Người hộ trì không làm cho biếng nhác, nên biết ý ấy không thể tận. Người cuồng loạn thì nên lấy pháp báu hộ họ, nên biết ý ấy không thể cùng cực. Người không có trí tuệ thì cũng bảo hộ họ, nên biết ý ấy không thể cùng cực. Tất cả lấy pháp mà ban bố, đem pháp để giải thoát họ, nên biết ý ấy không thể tận. Muốn dạy dỗ tất cả đều khiến làm công đức; nên biết ý ấy không thể cùng cực.
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát có bốn pháp. Những gì là bốn?
1. Ý thực hành hạnh Đà-lân-ni không thể cùng tận.
2. Thực hành Đà-lân-ni không thể cùng tận.
3. Dạy mọi người thực hành điều đó, không thể cùng tận.
4. Học hỏi không nhàm chán, cho nên Đà-lânni không thể cùng tận.
Bồ-tát Như Lai lại nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Lại có bốn việc không thể cùng cực. Những gì là bốn?
1. Thượng thoát, trung thoát, không thể cùng tận.
2. Đường của bốn hạng Tỳ-kheo không thể cùng cực.
3. Điều vừa ý không thể cùng cực.
4. Mười hai nhân duyên không có chủ tể, không thể cùng cực.
Đó là bốn việc không thể cùng cực.
Bồ-tát Như Lai lại nói với Xá-lợi-phất:
–Lại có tám pháp không thể cùng tận. Những gì là tám?
1. Nói vô ngã không thể cùng cực.
2. Tưởng vô tác không thể cùng cực.
3. Nói Niết-bàn vắng vẻ không thể cùng cực.
4. Việc hóa độ của Bồ-tát không thể cùng cực.
5. Nước biển cả cứ chảy mãi không dừng, không thể cùng tận.
6. Các ác không nhơ bẩn không thể cùng cực.
7. Tiếng đau khổ không thể cùng tận.
8. Tưởng đi lại không thể cùng tận.
Đó là tám pháp hóa độ không chủ tể, không thể cùng cực.
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Lại có chín pháp không thể cùng cực. Những gì là chín?
1. Các cõi chư Phật, không thể cùng cực.
2. Chỗ của các Bồ-tát đến, không thể cùng cực.
3. Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thể cùng cực.
4. Mất ý nguyện giữ lấy La-hán, Bích-chi-phật, không thể cùng cực.
5. Bồ-tát trong mười phương, từ một cõi Phật, bay đến một cõi Phật không thể cùng cực.
6. Sáu pháp Ba-la-mật không thể cùng cực.
7. Tam-muội không thể cùng cực.
Vượt hơn Niết-bàn cũng như hóa, thấy rõ nó vô cực.
8. Ba cõi không thể cùng cực.
Đó là chín pháp không thể cùng cực.
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát có ba mươi hai pháp báu. Những gì là ba mươi hai pháp báu?
1. Tâm không chìm đắm ái dục, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
2. Không khởi là ngã, chẳng phải ngã, cũng không có sự tạo tác, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
3. Không nghĩ đến tất cả thiện ác, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
4. Tâm ý không mãi mãi đối với tất cả, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
5. Không hướng những giận dữ về phía mọi người, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
6. Không ôm ấp việc loạn ác của người khác, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
7. Không vọng nhiễu người khác mà có sự trói buộc, nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
8. Không chơi giỡn trong đại hội, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
9. Tự bảo vệ chính mình và bảo vệ người khác, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
10. Cung cấp và bảo vệ cho người nghèo cùng, mà không mong về sau được đền đáp lại, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
11. Tự bảo vệ chính mình, không theo bạn ác tri thức, không theo chúng hội, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
12. Đối với thân mình và thân người khác, ý không có ái dục, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
13. Không khởi các tưởng, không nhớ nghĩ đối với Bồ-tát, dù chỉ trong khoảng khảy móng tay, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
14. Bảo vệ, giữ gìn công đức trang nghiêm thân tướng, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
15. Tin rằng làm việc lành, thì không lìa Tammuội, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
16. Miệng không nói dối, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
17. Tâm trong sạch, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
18. Gần gũi bạn lành tri thức, đời đời không xả bỏ, dù ở chỗ nào, cũng không vạch lỗi lầm hay nói xấu bạn lành tri thức, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
Tự tính biết, người khác có ác thì mình cũng có ác, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
19. Mọi sự nhớ nghĩ không có tà, tức là sự tỏ ngộ, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
20. Tâm mềm dẻo, ý hòa hợp, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
21. Bảo vệ người ác khiến tâm không khởi, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
22. Sinh lên các trời, dạy dỗ các trời, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
23. Sinh lên các trời hay thế gian hướng dẫn dạy dỗ cả hai không rơi vào ba đường ác, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
24. Đầy đủ các tướng tốt, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
25. Được âm thanh như tiếng Phạm thiên, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
26. Thoát khỏi dâm dật, giận hờn, ngu si, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
27. Không dính mắc vào các sắc và danh, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
28. Không dính mắc vào công đức đã tạo ra, chỉ muốn khởi các pháp, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
29. Hàng phục các ngoại đạo, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
30. Đã vượt khỏi những chức tước, nên nhẫn nhục không thể cùng cực. Đó tức là báu.
31. Đầy đủ các pháp Phật, không làm thương tổn hủy hoại, nên nhẫn nhục không thể cùng cực.
Đó tức là báu.
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát có ba mươi hai việc gọi là báu nếu như được nhập vào. Những gì là ba mươi hai việc?
1. Muốn nhập vào tiếng vang, muốn nhập vào quán không có đối tượng để quán. Đó chính là báu.
2. Muốn nhập vào tâm lìa tâm, đối với tâm không có chủ tể. Đó là báu.
3. Muốn nhập vào thân, cầu thoát vốn không thoát. Đó là báu.
4. Không nhập vào mười hai nhân duyên không có trụ. Đó là báu.
5. Muốn nhập vào đoạn, lìa nơi không đoạn. Đó là báu.
6. Muốn nhập vào vô thường, quán vô thường là không hình. Đó là báu.
7. Muốn nhập vào vô danh chủ, lìa với vô danh. Đó là báu.
8. Muốn nhập vào vắng lặng, không lìa với khởi. Đó là báu.
9. Muốn nhập vào ba cõi, nhưng không lìa ba cõi. Đó là báu.
10. Muốn nhập vào thọ không chỗ để thọ. Đó là báu.
11. Muốn nhập vào tương lai, quá khứ cũng vượt ra ngoài tương lai, quá khứ. Đó là báu.
12. Muốn nhập vào công đức, quán gốc ngọn, không có chủ tể. Đó là báu.
13. Muốn nhập vào không, không trong cái không. Đó là báu.
14. Muốn nhập vào vô tướng nhưng không khởi vô tướng. Đó là báu.
15. Muốn nhập vào nguyện nhưng không khởi nguyện. Đó là báu.
16. Muốn nhập vào không, nhưng lìa tưởng không. Đó là báu.
17. Muốn nhập vào Tam-muội mà không có hợp. Vì sao? Vì pháp không hai pháp. Đó là báu.
18. Không dùng Tam-muội mà có chỗ sinh sở nguyện. Đó là báu.
19. Tam-muội không vì tất cả các pháp tác chứng. Đó là báu.
20. Muốn nhập vào đạo vô sinh có hóa độ. Đó là báu.
21. Muốn nhập vào vô sinh xứ. Đó là báu.
22. Muốn nhập vào chỗ không lay động. Đó là báu.
23. Muốn nhập vào tất cả vô ngã không lìa vô ngã. Đó là báu.
24. Ban đầu không muốn biết nhau cùng với sinh tử. Đó là báu.
25. Muốn cùng Tam-muội ban đầu không có chỗ hiểu biết. Đó là báu.
26. Muốn nhập tướng ban đầu biết tướng. Đó là báu.
27. Muốn nhàm chán ý dục. Đó là báu.
28. Muốn nhập vào không nghĩ là không hay có. Đó là báu.
29. Muốn nhập vào các môn Đà-lân-ni không có gì là không thông suốt. Đó là báu.
30. Muốn nhập vào các ác nhưng không làm ác. Đó là báu.
31. Muốn nhập vào phương tiện dùng ý làm pháp khí. Đó là báu.
32. Muốn tương ưng cùng với vạn sự không tách rời nhau. Đó là báu.
Đức Phật bảo Bồ-tát Như Lai:
–Này Như Lai! Ví như, có người muốn vào thành thì phải đi từ cửa. Muốn biết nhân duyên không chỗ tranh luận. Người muốn biết tranh luận, không bằng tự giữ lấy mình. Người muốn biết, không muốn nói năng rõ ràng, không bằng sống trong an nhàn. Người không động, chớ được chuyển dục. Người không hy vọng, không chỗ tưởng. Vì thế nên không có sự nguy ách của dục. Đó gọi là sẽ đến địa vị chân chánh. Người muốn không cùng với người khác, thì nên tự giữ lấy nhà của mình. Người có khả năng giữ, thì không thể nói hết. Người không tự cao, không tự hạ mình thì người ấy được đầy đủ. Người không dục thì không bị sai khiến. Người mong muốn có sự hướng dẫn, thì việc làm không bị sai. Được đạo cũng lại như vậy, không có si mê. Người không si mê vốn biết không. Người vốn biết không, không bị mất. Ba đời bình đẳng không khác; ba đời không tăng giảm, không trụ sắc. Đã không trụ sắc là không trụ các pháp. Mắt thấy sắc chỉ là mắt, đối tượng trụ trong tinh thể của mắt là sắc. Tai nghe tiếng, biết tiếng không chỗ trụ. Mũi ngửi hương, biết hương không chỗ trụ. Lưỡi biết vị, vị cũng không chỗ trụ. Thân cảm giác trơn, láng, biết nó cũng không chỗ trụ. Ý không biết thức; thức không biết ý, không chỗ trụ. Như gốc hạnh không có tưởng, tuệ hạnh vững chắc, vững chắc như ngã, không có ngã, là ngã sở, không phải các pháp thấy ngã, chỉ thấy vô ngã, gọi là tuệ. Không biết các sở hữu, cũng không biết tuệ, dục không biết tập, tập không biết tuệ, tuệ không biết thân, thân không biết tuệ. Tâm ấy của Bồ-tát không lìa tâm phải trái ư?
Bồ-tát Đàm-ma-kiệt bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Đạo không hợp với tưởng, vậy có hợp hay không?
Phật bảo:
–Các pháp không lấy đó làm chứng, chỉ lấy tiếng vang làm pháp. Ví như người thổi ống sáo dài, âm thanh nghe bi ai, khoái thích, rập ràng với tiếng ca. Biết rằng giọng ca, tiếng sáo hợp đồng thành một âm mà phát ra. Các Tam-muội của Bồtát cũng lại như vậy. Các pháp không sinh hoại, cũng lìa hoại diệt. Các hóa cũng như vậy, các niệm cũng như vậy, các giác cũng như vậy. Các sinh vô danh, lìa với vô danh; các niệm vô danh lìa với vô danh; các hóa vô danh lìa với vô danh; biết không có các danh lìa với vô danh; ngã không nơi, không tưởng đến, chỉ là lìa ý tưởng vô tác, chỉ dùng tác của vô tác, đã là tác tưởng, tưởng hành vắng lặng hoàn toàn không chỗ dính mắc. Pháp không phải dục, tất cả đều như vậy.
Bồ-tát Như Lai sửa lại y phục, bạch Đấng Chánh Giác:
–Bạch Thế Tôn! Các pháp không khởi. Nay muốn hỏi lại Như Lai: Vừa rồi Bồ-tát Đàm-ma-kiệt đã hỏi, muốn giải quyết nghi ngờ lớn ấy.
Thưa xong, đều trở về chỗ cũ.
Phật bảo:
–Này Bồ-tát Như Lai! Các pháp nếu sinh ra nơi thì không có nơi, nếu hóa ra nơi, cũng không có nơi; các pháp nếu biết xứ, thì không biết xứ; các pháp nếu niệm xứ thì không niệm xứ.
Bồ-tát Như Lai thưa:
–Thưa Thiên Trung Thiên! Sinh ra nơi sinh thì có nơi sinh không? Hóa ra nơi hóa thì có hóa không? Không nơi nhớ nghĩ có nhớ nghĩ không?
Không nơi biết có biết không?
Phật đáp:
–Này Như Lai! Sinh sinh lại sinh Nê-hoàn sinh, đó là hợp, nhưng không hợp với ý của Như Lai. Sinh sinh lại sinh không sinh Nê-hoàn sinh, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai. Hóa hóa lại hóa Nê-hoàn hóa, đó là hợp, nhưng lại không hợp với ý của Như Lai. Hóa hóa lại hóa không hóa Nê-hoàn hóa, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai. Niệm niệm lại niệm Nê-hoàn niệm, đó là hợp, nhưng không hợp với ý của Như Lai. Niệm niệm lại không niệm Nêhoàn niệm, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai. Giác giác lại giác Nê-hoàn giác, đó là hợp, nhưng không hợp với ý của Như Lai. Giác giác lại giác không giác Nê-hoàn giác, đó là không hợp, nhưng lại hợp với ý của Như Lai.
Bồ-tát Văn-thù bèn nói kệ:
Pháp là không có sinh
Hợp lại thành một cõi
Sinh sinh không lại sinh
Nê-hoàn đều như vậy.
Hóa là từ vốn không
Hóa hóa không giải thoát
Hóa bằng với Nê-hoàn
Vắng lặng, không xứ sở.
Niệm là vốn không thức
Phát niệm do nơi không
Nê-hoàn bằng với niệm
Sở niệm chắc như vậy.
Giác giác bình đẳng đẳng
Giác ngộ không chỗ đến
Sở giác không thường trụ
Thế nên Đức Như Lai
Hóa xứ không có xứ
Giác ngộ không chỗ đến
Nếu hóa không xứ sở
Các pháp đều như vậy.
Sinh xứ vốn là không
Không sinh là xứ ấy
Hóa xứ không danh xứ
Tất cả là Tam-muội.
Niệm xứ có niệm không
Từ không đến xứ này
Vốn chẳng phải không đế
Tuệ ấy đã như vậy.
Giác không hành liền nhau
Giác không lìa xứ ấy
Hành từ giác thấy đế
Lìa giác không giải thoát.
Pháp đã sinh không dứt
Ở đấy thường như vậy
Trong ba ngàn trời trăng
Chiếu sáng không gì bằng.
Pháp có không tư tưởng
Đạt được hành trở lại
Với dục không khởi dơ
Chẳng không, cũng chẳng tưởng.
Ý Như Lai luôn sạch
Cũng không chọn tên pháp
Đã thoát chẳng thường trụ
Tất cả như nơi gốc.
Hoa hương tự nhiên đến
Chỗ ra không xứ sở
Ý thanh tịnh không xứ
Chỗ có đều như vậy.
Cây khô lâu sống lại
Đều từ ý phát khởi
Đều thấy ánh sáng lớn
Thế gian không gì bằng.
Hư không là âm nhạc
Ngày đêm ánh sáng hiện
Lúc đó cả đại hội
Đều phát ý Bồ-tát,
Nhân dân rất vui mừng
Đều được nghe kinh này
Chấn động ba ngàn cõi
Được thọ thân bất động.
Pháp vắng lặng hiện ra
Vô danh là ứng ấy
Huống gì đời có được
Tất cả đều như vậy.
Thanh tịnh không là định
Si, tuệ vốn không hiện
Thanh, si hợp làm gốc
Gốc tuệ không giải thoát.
Tam-muội không chỗ tạo
Tất cả đều như vậy
Bồ-tát trụ đạo địa
Từ ý mà sinh ra.
Năm việc không thể gần
Nay đọa trong năm đường
Xa lìa hạnh như vậy
Thành Phật đạt mười phương.
Pháp trăm ngày làm thời
Thờ phụng Tam-muội này
Đều từ các cõi đến
Bay đến trước Như Lai
Các trời và các vua
Đều được thấy thân Phật
Ý chí rất vui vẻ
Thân thể đều khinh an.
Không nên dùng sắc tưởng
Quán pháp có ba ngàn
Bát-nhã, pháp Tỳ-la
Xứ sở không ba ngàn.
Như Lai vốn phát ý
Nguyện không rời mười phương
Thường làm nước pháp lớn
Xứ sở không ba ngàn.
Trong ba cõi trở lên
Cho đến trời Đao-lợi
Đều A-đà-na Phật
Hiệu là Thiên Trung Thiên.
Phát ý đến nước ấy
Chốc lát lại trở về
Bồ-tát Ma-đề-na
Bay đến trong vườn Trúc.
Xá-lợi-phất thưa Bồ-tát Như Lai:
–Nay tôi có điều xin hỏi: Bồ-tát Như Lai từ cõi nào đến? Chủng loại ra sao? Bản nguyện thế nào?
Quốc độ vô cực ra sao?
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Bản nguyện vô cực, trong nước vô cực, hoàn toàn là Bồ-tát, không có tên Ala-hán, không có tiếng người nữ, cung điện hoàn toàn bằng thủy tinh, cây bằng vàng ròng, lá bằng bạch ngân, trái bằng san hô, mã não, lóng lánh rực rỡ thế gian không hiểu nổi. Các Bồ-tát đều sinh từ hoa sen.
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Ta phát nguyện đến nay đã qua không trở lại, vô nguyện, sở nguyện không cùng cực, cây cối bằng vàng bạc, ngọc báu, ta muốn, tưởng không muốn sao? Pháp là khởi nơi cái không khởi, mong ngọc báu không phải là tư tưởng sao? Trăm ngàn ức cõi Phật, người có khởi nguyện, nay lại trở về là tưởng nguyện không cùng cực.
Xá-lợi-phất thưa Bồ-tát Như Lai:
–Khi Như Lai đem ức vạn loại hoa đến đây, mỗi hoa đều có màu sắc khác nhau. Đó chẳng phải là tưởng sao?
Bồ-tát Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Hoa không có hình, chỉ dùng hoa làm pháp khí mà trao tặng. Các Bồ-tát dùng hoa có trong vườn Trúc, như là dùng pháp mà trao truyền. Trong đó không có nguyện sinh, đem hoa làm chủ, không ở trong hoa mà sinh.
Bồ-tát Như Lai nói tiếp:
–Này Xá-lợi-phất! Có bao giờ ông thấy hình tượng Phật chưa?
Xá-lợi-phất đáp:
–Tôi đã thấy. Mọi người đều đảnh lễ tượng Phật, oai thần của Đức Phật không ai là không quay về nương tựa.
–Như vậy tượng ấy có đạo oai thần không?
Xá-lợi-phất hỏi:
–Oai thần ở chỗ nào?
Bồ-tát Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Cũng không ở nơi tượng mà cũng không lìa tượng, chỉ có tưởng nên mới nói có oai thần, nếu xem xét kỹ thì không có oai thần nguyện. Ví như trên cõi trời Đao-lợi có cây, tên là Câu-giả, trổ hoa dày đặc, các trời không ai là không ham thích. Bồ-tát dùng pháp làm tất cả tâm vương, làm nhãn mục vậy. Đạo là đều không, chỉ dùng ý làm pháp khí.
Xá-lợi-phất hỏi:
–Chỉ có một mình ý, mà có chủ ư?
Bồ-tát Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Ý hợp với các pháp, các pháp hợp với ý, đạo là không có chủ tể, chỉ dùng không khởi mà làm chủ. Vì thế nên làm pháp khí.
Bồ-tát Như Lai hỏi Xá-lợi-phất:
–Ông thấy hóa chưa?
Xá-lợi-phất đáp:
–Tôi đã thấy.
Bồ-tát Như Lai nói:
–Hóa tại đường tắt đi chỗ nào? Đến chỗ nào?
Từ đâu mà đến? Có đường đi không?
Xá-lợi-phất đáp:
–Hóa không có đường tắt, thì làm sao biết được hóa?
Xá-lợi-phất nói tiếp:
–Chỉ thấy hóa thành, rõ không thấy gốc ngọn, cho nên gọi đó là hóa. Như Lai hóa không có sở hữu.
Xá-lợi-phất nói:
–Người thấy không thấy, vậy thấy sai lầm ư?
Xá-lợi-phất thưa Bồ-tát Như Lai:
–Cái không thấy, vậy thấy những gì?
Bồ-tát Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Các tưởng như hóa là thấy. Pháp chưa khởi như hóa là thấy. Pháp vị lai không có tên là thấy. Pháp không tạo ra là thấy. Pháp chưa tạo tác là thấy. Không có tạo hóa là thấy. Chỉ có khởi tưởng vô danh là thấy. Chỉ hóa không tạo tác là thấy.
Xá-lợi-phất hỏi:
–Thế nào, đối với cái thấy có sự qua lại không? Bồ-tát Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Vì không qua lại cho nên mới nói là thấy. Giả sử có qua lại thì không gọi là thấy. Đó chỉ là cái thấy sai lầm. Việc của Bồ-tát Như Lai thấy là vậy.
Xá-lợi-phất hỏi Bồ-tát Như Lai:
–Có đoạn bánh xe pháp không?
Bồ-tát Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát nếu đã thấy môn không có hình tướng, thì đã đoạn luân môn, đã rỗng không, có thể khiếm khuyết, thoát hay không thoát ấy, có thể đạt đến rỗng không? Ví như hư không, không có gì là không nhập vào. Vì sao? Vì đều không có nơi dùng, thế nên không có gì là không nhập vào. Vì dụng thoát đối với căn bản, luân ấy không chuyển.
Bồ-tát Đàm-ma-kiệt thưa với Bồ-tát Như Lai:
–Các Đại Bồ-tát mới học, tôi muốn làm cho được pháp định ấy.
Bồ-tát Như Lai trả lời:
–Này Đàm-ma-kiệt! Người muốn được Tammuội này, nên thực hành chín pháp. Những gì là chín pháp?
1. Nên định mười phương thiên hạ mọi người đều thành Bồ-tát.
Thấy người có các ý ác, khiến cho tâm hiểu rõ không khởi. Đó là định.
2. Thấy năm sự đau khổ của năm đường, nếu muốn độ thoát họ. Đó là định.
3. Đối với ngu si, không khởi lên tôi, ta. Đó là định ý.
4. Thấy sự tối tăm đều làm cho cho sáng sủa. Đó là định ý.
5. Công đức làm ra khiến không mất. Đó là định.
6. Quán người trong mười phương thiên hạ, đều làm cho bình đẳng. Đó là định ý.
7. Quán quá khứ, vị lai, các khả ý vương, chớ làm cho khởi thức. Đó là định.
8. Khiến người trong ngàn ức cõi Phật, đều không động chuyển. Đó là định ý.
Từ chín pháp này mà Bồ-tát mau chóng được Tam-muội.
Bồ-tát Di-lặc hỏi Như Lai:
–Bạch Thế Tôn! Hôm nay những người đến hội, có những Bồ-tát nào không phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác?
Phật bảo:
–Này Di-lặc! Thuở xưa, thời Đức Phật Sa-lâuđà, ta mới phát ý học, đều bị các bụi nhơ che lấp, không được tuệ lớn, chỉ nghe Bồ-tát nói phát ý nên đến nơi ấy khởi tưởng thức không, không được
Thiện tri thức, không có phương tiện, xa lìa mọi sự hiểu biết khéo léo, bị dục vọng xí gạt, lừa đảo, cắt mất khả ý vương. Do vậy, khiến ta đánh mất Bala-mật, đánh mất ý. Sau sáu mươi hai kiếp, tự nhiên được dự hội pháp Phật, đoạn trừ tôi, ta, trở về với cái gốc, vui với chính mình, liền bay lên hư không, đoạn các khả căn, liền thấy tuệ môn, đạt được thân bất động, từ đó chuyển được hạnh nghiệp, liền đoạn bánh xe pháp; lúc đó thọ Tam-muội từ Đấng Chánh Giác. Tuy trải qua sáu mươi hai kiếp phát ý, nhưng đối với giáo pháp, thì lại không có ích gì, sau lại tự nhiên dự trong hội pháp Phật, đạt được đại thọ, liền mới phát ý. Lúc ta phát ý, cũng có chín mươi ức người gồm thiện nam, thiện nữ cũng mới phát ý. Như vậy là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Bồ-tát Di-lặc hỏi Như Lai:
–Phát ý có bao nhiêu việc?
Như Lai đáp:
–Có chín pháp. Những gì là chín?
1. Sống vắng lặng xa lìa chúng hội.
2 Được thọ pháp từ Thiện tri thức, không mất.
3. Xa lìa bạn ác tri thức.
4. Nên xa lìa năm việc:-Ác Sa-môn.
- Bà-la-môn.
- Huỳnh-môn.
- Ngựa hung, trâu dữ và rắn có nhiều độc, không nên sống chung với những loại ấy. Trong khoảng thời gian chưa được đạo, các hạng ấy dễ làm con người rơi vào địa ngục. Vì thế nên phải xa lìa.
- Nên xa lìa người mới phát ý cầu La-hán, Bíchchi-phật.
5. Nên cảnh giác các việc ma, không nên làm việc chung với họ.
6. Trong mộng chỉ thấy thuyết pháp sâu xa.
7. Phát ý chỉ vì giáo pháp, không phải vì ăn uống.
8. Không nên dự vào trong số chúng hội để mong cầu người, cho thức ăn uống.
9. Nên có tâm bình đẳng, đối với mười phương, tâm bình đẳng đối với Tam-muội; đối với chỗ Đức Phật ngồi không sợ hãi.
Đó là chín pháp phát ý của Bồ-tát.
Lúc Đức Phật hiện Tam-muội Bảo Như Lai, có sáu vạn các Thiên tử Ái Dục, đều được Tam-muội này. Đồng thời có các trời bay trên không khen:
–Khoái thích thay! Thiên tử Ái Dục được nghe Tam-muội này.
Bồ-tát Di-lặc bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Các Thiên tử này được Tammuội tối tôn vời vợi, là tự họ đạt được, hay là phát ý nhờ vào oai thần của Phật?
Phật bảo:
–Này Di-lặc! Các Thiên tử này trước sau cúng dường xá-lợi; sự cúng dường ấy lớn như núi Tudi, nhưng lại vô ích với Niết-bàn, nay lại được Tam-muội này công đức trước đều tiêu tan hết. Vì sao? Vì Tam-muội là chỗ không tên, Tam-muội là nơi không tưởng, Tam-muội là nơi không nhớ nghĩ, Tam-muội là nơi không hình tướng, Tammuội là nơi không thức, Tam-muội là nơi không oai thần, Tam-muội không có chỗ để mong cầu giải thoát, Tam-muội là nơi trong sạch, Tammuội là không đây đến kia hay kia đến đây, Tammuội không có chỗ tưởng hay chẳng tưởng, Tammuội không có chỗ tạo tác, Tam-muội đối với hóa là nơi không hình, Tam-muội không sinh tử không đoạn không xứ, chỉ có danh mà thôi, Tammuội chỉ có tiếng vang, Tam-muội chỉ có âm thanh, Tam-muội chỉ là chỗ khai tuệ, là chỗ tuệ vô sở sinh, Tam-muội là nơi không tạo ra vật dụng. Thế nên, Tam-muội không thể tiêu tan hết. Như vậy, xứ của Tam-muội không ra vào nơi trị, Tam-muội cũng là nơi không tạo ra thức, Tammuội không có nơi khởi hành, Tam-muội không thọ các mùi vị nơi thọ, Tam-muội là nơi không hình, Tam-muội không ra vào nơi dục, Tam-muội là nơi không định các pháp, Tam-muội là nơi không sinh, Tam-muội là nơi không ứng, Tammuội là nơi vắng lặng, Tam-muội là nơi không động, Tam-muội là nơi không có bờ bến, Tammuội này không thể tan nát. Nếu có Tam-muội tan nát thì là cửa, phát sinh rễ lớn của ngu si, cho nên không tan nát.
Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Có năm điều, không ngay thẳng không nên theo. Những gì là năm?
1. Không nên đối với xứ pháp có hai.
2. Không nên với sở khởi.
3. Không nên quán các pháp là tạo tác hay không tạo tác có không có danh.
4. Không nên đối với quá khứ, vị lai mà có sở kiến.
5. Các pháp không thể đứt.
Đó là năm pháp. Đại Bồ-tát được việc làm không khứ lai thì mau chóng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nếu có người, đối với khổ vui mà không nói lìa khổ vui thì đó là hai pháp. Không chữ là Bồ-tát, Bồ-tát là không giữa chừng lìa, không dừng lìa và không thoát ly. Giữa chừng thì không có chỗ lìa đối với sự tạo tác, xa sự không tạo tác là tác. Đã khởi như huyễn, dùng huyễn để nói huyễn, trong cái huyễn đó nó lại không tên. Như vậy, cũng không từ pháp mà được độ, cũng không lìa pháp. Người được độ thoát, ở trong thoát lại thoát. Đó là không có chủ tể, chỉ có ở tên gọi, đối với chữ không biết danh. Đó là đoạn bánh xe pháp. Xá-lợi-phất hỏi:
–Pháp luân tự nó vốn trong sạch không có chỗ có; vậy ai là người đoạn bánh xe pháp?
Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Người nào không biết luân có xứ, thì đó là đoạn.
Phật bảo Bồ-tát Như Lai:
–Người còn tham đắm pháp thì là cội gốc của sinh tử. Người diệt pháp cũng là kết quả của sự không còn trói buộc. Tạo tác của sự không tạo tác, thì đó là không lìa tạo tác. Lìa đối tượng tham là không có đoạn hữu. Người không khởi tham tức là đạo. Không thể, không phải không thể tức là đạo. Vô sinh bất sinh là đạo. Vô thức bất thức là đạo. Vô tử bất tử là đạo. Vô đoạn bất đoạn là đạo. Vô Viễn bất Viễn là đạo. Chư khả bất khả là đạo. Trụ vào vô tưởng, lìa vô tưởng, tức là đạo. Niệm cái không niệm là đạo. Chỗ nói, chỗ không nói, tức là đạo. Niết-bàn không diệt, lìa với không diệt là đạo. Niết-bàn không hình tướng, lìa không hình tướng, là đạo. Niết-bàn diệt tận, không có chỗ để tận, là đạo. Pháp tự vắng lặng lìa với vắng lặng; các pháp không thể không có chỗ mất, là đạo. Đối với tuệ, lìa căn bản, là đạo. Không phải danh, không phải tưởng, là đạo. Chỗ sáng, chỗ không sáng, là đạo. Đối với sáng, tối biết không có tưởng, là đạo. Si, tuệ không có tưởng nhập, là đạo. Đối với đạo, không có được đạo, là đạo. Hoặc khổ, hoặc vui, không có tưởng thức, là đạo. Chỗ khởi lên, không chỗ tưởng, tưởng, là đạo. Đối với trong sạch không có khó dễ, là đạo. Hóa độ không có chủ tể, là đạo. Chỗ đạt đến không có tưởng, là đạo. Các pháp chẳng phải danh, lìa chẳng phải danh, là đạo. Bồ-tát hóa độ như nước chảy là đạo. Đối với danh không chuyển là đạo. Phật dùng Tam-muội độ người thành tựu như ý, dùng vạn vật tự trang nghiêm, nhưng chỉ trang nghiêm không có hình tướng, chỉ trang nghiêm cho những ai, nhận thức sai lầm, chỉ trang nghiêm các khả ý vương, chỉ trang nghiêm tưởng đúng tưởng sai.
Như Lai thưa hỏi xong, Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Người trên cõi trời ba mươi sáu đều đến hội; vậy có bao nhiêu người thọ trì Tam-muội này?
Phật bảo:
–Này Văn-thù-sư-lợi! Không những các trời đến hội, mà cả người đến hội này, cũng đều được Tam-muội đều sẽ thành Phật, sẽ thọ mười phương, sẽ đoạn khổ não của năm đường như hội ngày hôm nay.
Các Bồ-tát nghe Phật thọ ký, tám mươi ức các hàng trời, người đều được pháp Vô sở tùng sinh liền bay lên hư không, cách đất ba trăm trượng, trên thân tỏa ra vạn ngàn ức hương hoa, rồi xuống đảnh lễ Đấng Chánh Giác.
Lúc đó, Bồ-tát A-lâu, Bồ-tát A-đề từ chỗ ngồi, đứng dậy bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát được thọ ký này, bay lên hư không, cách đất ba trăm trượng, trên thân có hoa thơm đẹp, vậy hoa thơm này từ đâu mà có?
Phật bảo:
–Này thiện nam! Ví như màu xanh, vốn từ màu trắng, dùng tạp sắc nhuộm vào, thì tùy theo màu xanh vàng, đỏ, đen mà cho ra màu sắc như mình muốn nhuộm, như vậy, các sắc đều hiện. Chỉ vì lụa trắng vốn sạch, chỉ vì màu xanh vàng, đỏ, đen vốn cùng sạch, cho nên hiện ra màu sắc ấy. Các màu ấy, cũng không nhiễm vào lụa trắng, lụa trắng cũng không nhập vào các sắc, chỉ do tất cả vốn sạch cho nên hiện ra sắc ấy. Các Bồ-tát được thọ ký, quán trên thân có các loại hoa, cũng lại như vậy. Bồ-tát cũng không từ hoa, hoa cũng không từ các Bồ-tát, chỉ có các hàng trời, người được đoạn pháp vô niệm, tuệ phát ra sáng sạch, cho nên hiện ra hoa, do hoa sạch, cho nên hiện như vậy. Người không trụ thành tựu được các công đức, người còn trụ vào tưởng hành là mở toang cửa sinh tử. A-la-hán, Bích-chi-phật do đã xa lìa năm nẻo, chỉ có mười cái thấy. Những gì là mười?
1. Thấy các công đức đều nói là giải thoát. Đó là thấy điên đảo.
2. Thấy năm nẻo khổ nhọc, muốn giữ lấy Niếtbàn. Đó là thấy điên đảo.
3. Thấy chán vạn vật không có chủ, chỉ muốn mau chóng xa lìa. Đó là thấy điên đảo.
4. Cầu an vốn tự nó không có căn bản. Đó là thấy điên đảo.
5. Muốn thoát vô gián, nhập vào vô xứ, thế nhưng bản thân không thoát nổi, cầu mãi không thôi. Đó là thấy điên đảo.
6. Khi La-hán nhập Niết-bàn lửa trong thân tự phát ra, không xứ khởi tưởng, lửa trong thân phát ra tự thiêu đốt, cho nên biết không đoạn sinh tử.
Đó là thấy điên đảo.
7. Chưa tự vô tận. Đó là thấy điên đảo.
8. Chỉ muốn thời dục, đối với Niết-bàn, thành tựu được tận, ác cũng không chủ, trở lại muốn diệt. Đó là thấy điên đảo.
9. Của bố thí không phát ý bao trùm khắp mười phương, chỉ muốn pháp không đoạn. Đó là thấy điên đảo.
10. Đối với khổ vui, hạnh không bình đẳng thanh tịnh, nói là có hai pháp. Đó là thấy điên đảo.
Trên đây là mười việc thấy điên đảo.
Phật bảo Bồ-tát A-duy-a-lâu, Bồ-tát Ma-đề:
–Này thiện nam! Các hàng trời, người này đều ở vào thời Đức Phật A-ha-nậu, nay ta đều thọ ký cho họ, cũng ở chỗ sáu vạn Phật thọ Tam-muội này, nay lại được ta thọ ký. Về sau, trải qua ức vạn năm, khi pháp của ta đứt lìa thì bốn mươi vạn người phát ý, trong hội ngày hôm nay sẽ nắm giữ chánh pháp, chuyển bánh xe không thoái, khiến chánh pháp không bị đứt lìa, những vị ấy, hộ trì chánh pháp, cho đến khi thành Phật, pháp không đoạn như hội ngày hôm nay. Các người phát ý này, trải qua ngàn năm, đệ tử ta sẽ cùng phá hoại giáo pháp của ta, như ác Sa-môn, hoặc nam, hoặc nữ.
Tu-bồ-đề bạch Đấng Chánh Giác:
–Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát nào, tu những hạnh gì, có thể hộ trì chánh pháp, không để đứt lìa?
Phật bảo:
–Này Tu-bồ-đề! Bốn mươi vạn Bồ-tát đều trụ Địa thứ tám trở xuống, đối với chánh pháp, không có ý tưởng phiền hà, thì những vị ấy đã hộ trì chánh pháp, khiến mười phương không bị đứt lìa.
Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Vậy những hạng nào là phá hoại chánh pháp? Cúi xin Thiên Trung Thiên nói cho.
Phật nói:
–Này Tu-bồ-đề! Nếu có các La-hán, Bích-chiphật, hoặc Sa-môn, các hàng trời, người khởi tưởng phiền hà; đối với tuệ lại cầu danh, phá tan gốc ngọn, tăng giảm tôn pháp. Kinh Kỳ-dạ nói: “Có những người, chỉ muốn ăn ngon mà vào đạo, hoàn toàn chẳng biết không, cái gì là không, chỉ muốn trang nghiêm cõi nước, chẳng phải là kẻ tôn pháp, nghe Phật có thể đạt được, liền cầu Phật, cũng không biết pháp, nói có hai pháp”, thì những người ấy, làm nát tan pháp của ta.
Lúc đó, trời Thiên thượng tôn, trời A-tu-di, trời Phan-na, trời Tử-lâu-ni, trời Câu-thuộc-đề, trời Thí, trời Na-lợi, các trời này bạch Phật:
–Bạch Thiên Trung Thiên! Chúng con xin trọn đời quy y thọ trì, chánh pháp; ngàn, vạn, ức kiếp không hề lơi lỏng, chỉ mong sao cho chúng con được Tam-muội này.
Phật nói:
–Này các Thiện nam! Người chưa được Tammuội mà phụng hành Tam-muội này, thì sẽ được tiện lợi.
Phật bảo Bồ-tát Như Lai:
–Này Bồ-tát Như Lai! Về sau, có người phát ý thực hành Tam-muội này, người đạt được Tammuội này, cũng ví như Tinh Nê-hoàn, là loại ngọc quý báu nhất, trong các loại báu ở cõi trời. Khi nào có Đức Phật xuất thế, thì nó mới hiện. Loại ngọc đó được gọi là ngọc Tinh Nê-hoàn. Nếu ai có được viên ngọc báu này, đem đặt trên cành trúc, hoặc đặt trong lòng bàn tay liền thấy bốn phía hư không hiện trong viên ngọc này; nếu muốn mưa báu bao nhiêu ngày thì đều được toại nguyện. Người nào có được viên ngọc Tinh Nê-hoàn, thì không nên tham cho riêng mình mà phải làm sao cho mưa ngọc báu khắp cả ba cõi để cho ai nấy cũng đều được ngọc báu như vậy. Thực hành Tam-muội này, cũng phải như vậy.
Lúc đó, vua nước La-duyệt từ trong các quần thần, ra đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ rồi thưa:
–Bạch Thế Tôn! Thế Tôn là Đấng Tối Cao trong hàng trời, người, xin ban cho ân lớn, độ thoát mười phương. Vậy cúi xin Thế Tôn, đem ngọc báu Tinh Nê-hoàn của trời, làm mưa châu báu xuống nước La-duyệt, khiến cho nhân dân trong nước của con đều được châu báu này.
Vua vừa thưa xong, Đức Phật liền mỉm cười.
Thấy Đức Phật mỉm cười, A-nan liền sửa y phục, đảnh lễ Đức thưa:
–Bạch Thế Tôn! Phật cười, không bao giờ là dối được, đã cười thì nhất định có ý.
Phật bảo:
–Này A-nan! Vua nước La-duyệt từ các quần thần muốn xin ngọc báu Tinh Nê-hoàn cõi trời để mưa châu báu xuống nước La-duyệt, cho mọi người trong nước đều được báu này, nhưng không biết rằng, khi Đức Như Lai đến, họ đều đã được báu này.
Phật bảo vua La-duyệt:
–Này đại vương! Đại vương có thấy, nhân dân trải qua trăm ngày đều đã không ăn năm món, chỉ dùng pháp làm món ăn, người nữ hóa thành nam tử. Vậy đại vương có thấy không?
Vua thưa:
–Con đã thấy thưa Thế Tôn! Họ đều được Tammuội.
Vua rất vui mừng, đem ngọc báu đang đeo trên mình, rải lên Đức Phật và các Bồ-tát. Ngọc báu đó đều hóa thành hương hoa xếp thành hàng, trên hư không. Khoảng giữa của các tràng hoa đó, đều có trăm ngàn thứ âm nhạc, làm vui lòng nhau. Thấy cảnh như vậy, vua liền vui mừng cũng trải qua trăm ngày không ăn.
Vua bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Các loại hoa này từ vô xứ mà có phải không?
Phật đáp:
–Đúng vậy, từ vô xứ mà có.
Vua hỏi:
–Vô xứ từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ vô sở khởi mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô sở khởi từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ vô sở sinh mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô sở sinh từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ bất động mà có.
Vua lại hỏi:
–Bất động từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ vô tạo mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô tạo từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ vô danh mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô danh từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ vô sinh mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô sinh từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ vô âm mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô âm từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ không hai mà có.
Vua lại hỏi:
–Không hai từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ vô hình mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô hình từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ tự nhiên mà có.
Vua lại hỏi:
–Tự nhiên từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Từ hóa mà có.
Vua lại hỏi:
–Hóa từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Lìa không hóa mà có.
Vua lại hỏi:
–Lìa không hóa từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Lìa không hóa, từ vô tướng tri xứ mà có.
Vua lại hỏi:
–Vô tướng tri xứ từ đâu mà có?
Phật đáp:
–Đó là từ các pháp.
Vua thưa hỏi Đức Phật xong, suốt cả trăm ngày đêm, chỉ thích Tam-muội này, đảnh lễ Đức Phật rồi trở về chỗ ngồi, lại bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát Như Lai và các Bồ-tát các chư tôn, Hiền giả, đều từ xa đến, nay sợ cùng Phật gặp nhau nên chẳng dám đi; vậy con xin thỉnh Văn-thù, Bồ-tát Như Lai... đến cung của con, để thọ thực, cúi xin Như Lai chấp nhận.
Đức Phật im lặng là bằng lòng.
Được Đức Phật chấp nhận, nhà vua liền đảnh lễ, rồi trở về cung, ra lệnh quần thần, cấp tốc trang nghiêm trong nước, các đường hẻm đều được kết hoa đẹp, rải các danh hương, giăng hoa làm trướng, trong cung được quét dọn sạch, thế gian đẹp tuyệt vời, trăm tòa ngồi, được làm bằng hoa hương, lưu ly vàng, bạc. Đốc thúc người quét dọn trong cung sạch sẽ. Các phu nhân, thể nữ đều giữ mình sạch sẽ, ăn chay giữ giới.
Văn-thù, Như Lai... đều đến nước La-duyệt, rồi vào thành. Chưa đến cửa cung, vua ra nghênh đón các Bồ-tát.
Lúc đó, Bồ-tát Như Lai, Văn-thù-sư-lợi... sáu mươi ức vạn người đang đi vào cung, thì Như Lai nhường cho các Bồ-tát vào trước, nhưng chư tôn Bồ-tát lại không vào cung trước.
Thấy thế, Như Lai nói:
–Cớ gì, chư tôn Bồ-tát không vào trước? Bồ-tát chư tôn phải nên vào trước.
Như Lai nói tiếp:
–Tôi không vào cung trước, Bồ-tát nên vào.
Các Bồ-tát nói:
–Thế nào là tôn? Đối với tuệ vô xứ là tôn, đối với ý vô hình là tôn, đối với niệm không tưởng là tôn, đối với pháp không sở thí là tôn, việc làm không lìa đạo là tôn, đã đoạn pháp luân là tôn, pháp không niệm không tưởng là tôn, đối với pháp, không có nhiều ít là tôn, muốn phương tiện rất nhiều là tôn, biết Nhất thiết trí vô tướng là tôn, đã mặc áo giáp chánh pháp là tôn, đối với Tam-muội không có nhiều ít là tôn. Vì thế nên Như Lai vào cung trước.
Như Lai nói với các Bồ-tát:
–Nói tôn, vậy những gì là tôn? Tuổi lớn là tôn. Các Bồ-tát nói:
–Chúng tôi tuy tuổi lớn, nhưng cũng như cây chết khô vạn năm, gốc rễ vĩnh viễn không còn phát triển, không có hoa trái để che mát cho người thế gian. Nay Như Lai, tuổi tuy nhỏ, nhưng thâm nhập tuệ rất sâu xa. Ví như cây báu, người thế gian được hoa trái đó, thì không ai là không được độ. Vì thế cho nên phải vào cung trước.
Nghe các Bồ-tát nói thế, Như Lai liền vào trước. Chư Tôn thiên, tấu lên các bản nhạc theo hầu. Khi vào cung, Văn-thù và Như Lai... đều ngồi vào tòa.
Thấy chư vị đã ngồi vào tòa, vua sai phu nhân sớt thức ăn tám món vào bình bát của các vị Bồ-tát và trong cung lúc này được xông các tạp hương thơm ngát. Sau khi chư vị thọ thực xong, vua thưa Văn-thù-sư-lợi và Như Lai rằng:
–Nay con muốn được thấy mười phương chư Phật trong đại hội, vậy phải làm cách nào để thấy? Như Lai đáp:
–Này đại vương! Muốn thấy được mười phương chư Phật, muốn thấy các tuệ, thì nên thực hành chín pháp. Những gì là chín?
1. Nên xem mười phương chư Phật cũng giống ở đây, không khác.
2. Nên xem đạo của ta, không có đường tắt.
3. Nên xem mọi người không có giải thoát.
4. Nên xem việc ăn uống như hóa đã thấy.
5. Nên quán năm ấm không có thức tưởng.
6. Nên biết sáu tình và xem nó như huyễn.
7. Nên biết sự xem xét chỉ là cái thấy điên đảo.
8. Nên bố thí đại pháp.
9. Nên biết cái mình ban cho không phải là ban cho.
Vua nghe Như Lai giải thích tâm rất vui vẻ, rồi lui về chỗ ngồi.
Lúc đó, Đức Phật lại vui vẻ mỉm cười, khen:
–Hay thay! Hay thay!
Và Như Lai vì vua mà nói kệ:
Thường nguyện trong kiếp này
Sinh ra gặp Thế Tôn
Lãnh thọ đại trí tuệ
Trừ sạch rễ ái dục,
Không tham, không ganh ghét
Không cho ác ý sinh
Từ nơi vô số Phật
Được nghe Tam-muội này.
Ở trong ba ngàn cõi
Hành Tam-muội tôn quý
Không đối với mọi người
Mà có các châu báu,
Pháp không từ năm ấm
Cũng không lìa xứ này
Từ quán được thoát danh
Tất cả đều như vậy.
Từ quán được vui vẻ
Phát ý không chỗ sinh
Xứ ấy đã như vậy
Nên là Thiên Trung Thiên.
Nếu ở trong ba cõi
Không sinh, cũng không chết
Niết-bàn lại Niết-bàn
Tất cả không có vậy.
Ý không nên nghĩ tà
Hay là làm phi pháp
Nếu ở trong ba cõi
Giữ tâm khiến không khởi.
Tiếng vang có vọng lại
Trong ngoài đều tương ưng
Không khởi đều vắng lặng
Các pháp cũng như vậy.
Ba ngàn các cõi Phật
Danh tự đều như vậy
Không nghe cũng không thấy
Phi pháp chỗ nên bàn.
Tam-muội không tính toán
Lấy số trì thành nhiều
Người tuệ hiểu lời ấy
Được biển vô thường Phật.
Pháp ấy đều thanh tịnh
Rộng lớn không gì bằng
Tạo ra nước vô biên
Che chở cả ba ngàn
Ý nguyện Đà-lân-ni
Phát tuệ không có trước
Pháp ấy đã như vậy
Tất cả nên phụng hành.
Lúc ý ta nghĩ cầu
Từ đó qua nhiều kiếp
Ý chí thường bỏ nhà
Với dục không chỗ cầu
Thường nương Thiện tri thức
Kiến lập trụ chánh pháp.
Lúc đó trong đại hội
Được nghe Tam-muội quý
Ý chí rất vui vẻ
Liền bay lên hư không
Cách đất trăm tư trượng
Chắp tay đứng bên Phật
Nay các Bồ-tát đây
Thọ ký cũng như vậy
Ý càng thêm vui mừng
Được nghe các Tam-muội
Liền từ một cõi Phật
Bay đến trước chư Phật
Không động cũng không lay
Kinh động trong các cõi,
Hoa hương tự nhiên đến
Gió mát tự nhiên thổi
Trăm thứ các âm nhạc
Đều trụ giữa hư không.
Long vương rất vui mừng
Liền mưa trăm thứ hương
Hóa thành các ao nhỏ
Lên đến cả ba ngàn.
Bồ-tát Như Lai nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Nay tự nhiên hoa hương trong ba ngàn cõi, lại đến cả hội này, âm nhạc đều đầy đủ. Đó là thần túc của Như Lai, oai thần của Phật.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói với Như Lai:
–Ông muốn biết oai thần của Phật và oai thần của các Bồ-tát, nhưng oai thần đó, không thể thấy biết. Vì tiếng nhạc ấy, là nhạc vô danh; tất cả các pháp có tại đó cũng đều là vô danh; hoặc khổ hoặc vui là nhạc, mọi vật như hóa là nhạc, pháp không hai pháp là nhạc, đối với La-hán, Bích-chi-phật đều muốn độ thoát là nhạc; thấy năm đường đều muốn khiến thành Phật là nhạc; độ chúng sinh nhưng không thấy chúng sinh mình độ là nhạc; tất cả không xứ sở, không khởi là nhạc; đối với Tammuội không phiền hà là nhạc; tất cả xứ sở không có danh là nhạc, mọi sở hữu đều như hóa là nhạc; chẳng phải âm thanh và cũng không có chỗ phát ra âm thanh là nhạc; pháp sở thí hay không sở thí, không có sở hữu là nhạc; trong ba ngàn đều là vô thường là nhạc; tất cả mọi người đều làm cho tin được vô sở đắc là nhạc; quá khứ, vị lai, hiện tại ba thời, tận không có tận là nhạc, khiến trở về với căn bản không chỗ thấy là nhạc; thấy pháp luân là vì không chỗ để thấy là nhạc; tất cả trong ba ngàn cõi đều bình đẳng là nhạc; tạng pháp thọ trong ba ngàn mười phương là nhạc; các cõi trong mười phương chỉ có danh là nhạc; sắc dục hòa hợp là nhạc; đối với danh tự, không có chủ tể là nhạc; tất cả vắng lặng, không bờ bến, là nhạc; tất cả sáng cùng hợp với tối là nhạc; mọi hành động tạo tác, không mất giới là nhạc; mọi sự nhớ nghĩ không lìa Tam-muội là nhạc; hư không thật độ vô cực là nhạc; các tuệ giác không có xứ sở là nhạc; các sở khả là nhạc; tất cả quyết không thọ là nhạc; trong ba cõi không ai bằng là nhạc; cầu pháp không tiếc thân mạng là nhạc; tất cả sáng hợp lại sáng, là nhạc; các sở hữu chỉ là thấy sai lầm là nhạc; bố thí không mong cầu báo đáp lại là nhạc; ý vô cực làm thuyền trưởng lớn là nhạc; vườn giải thoát vô biên vô cực là nhạc; ý vắng lặng là nhạc; vô sở định là nhạc; không đến các Tam-muội là nhạc, cũng không lắng, cũng không nghe là nhạc; các sở niệm chẳng phải là chánh đạo là nhạc; tất cả mọi người vô cực là nhạc; các sở độ ví như huyễn là nhạc; mới phát ý đầy đủ Tam-muội là nhạc; chỗ đến của các Bồ-tát không có xứ sở là nhạc; các Bồtát ý tại sinh đến mười phương là nhạc; không phải xanh vàng và đen, trắng, không có đường tắc là nhạc.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói với Bồ-tát Như Lai:
–Muốn biết oai thần của Phật, Bồ-tát và nhạc thì nhạc là như vậy.
Trên đây là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi trả lời năm việc, nói về nhạc, mà Bồ-tát Như Lai đã hỏi.
Bấy giờ, Bồ-tát Như Lai liền nói kệ:
Ý Văn-thù-sư-lợi
Tuệ tôn không có trước
Ban bố khắp ba ngàn
Trí ấy thật tôn trọng.
Oai thần đã thi hành
Đều trừ trong ba ngàn
Không mong muốn các nhạc
Chỉ vì không đoạt thí.
Thích pháp là tối đại
Đối với hóa, không độ
Ban bố cho pháp lạc
Hoặc không, không có ác.
Pháp cùng nhạc đều hành
Không có lỗi là báu
Nhạc không có chủ tể
Hoặc không, không xứ sở.
Thâm nhập các vi diệu
Hiểu rõ hết mọi người
Khiến họ được đại pháp
Cắt đứt rễ đau khổ.
Tất cả người thế gian
Đều có ý không hiểu
Lấy pháp làm ý giác
Dùng tuệ cứu tất cả.
Lúc đó, Đức Phật nói kệ:
Lìa không chẳng tưởng
Là tưởng chẳng không
Với pháp không khởi
Đó tức là khởi.
Ý luôn nhu nhuyến
Sạch, không sở hữu
Sắc, dục hòa hợp
Nhập vào vô tướng.
Đã nói vô hình
Không lìa có hình
Do pháp như mộng
Cái muốn không cùng.
Là vắng lìa vắng
Không lìa chẳng tạo
Các pháp không chủ
Sở khả như hóa.
Đều không chỗ thọ
Pháp cũng không xả
Nhận thức sai lầm
Tất cả đều vậy.
Chẳng sắc lìa sắc
Là sắc không lìa
Pháp ấy như sắc
Xứ đó như vậy.
Chẳng âm là vang
Không nghe không thấy
Không lắng không xem
Sở hữu như vậy.
Với hóa vô danh
Tự nói là vậy
Pháp không có chấp
Sở độ như vậy.
Với huyễn không thấy
Đã thấy lìa thấy
Lìa tham nhiễm dục
Phi pháp đã bàn.
Với dục không nhơ
Không đắm không lìa
Thấy đúng như vậy
Không có người ấy.
Biết được Đức Phật mỉm cười, ở trong cung, Bồ-tát Như Lai nói kệ:
Nghi vốn không hiểu
Là pháp tự nhiên
Vốn không thường trụ
Nghi tuệ không vậy.
Với tưởng không nhọc
Thức, niệm không khổ
Xưng tên trụ chữ
Chẳng phải cầu pháp.
Với gốc không vậy
Không thoái, không hoàn
Có thể không thể
Xa lìa không thể.
Với sinh không diệt
Đó tức là diệt
Với nghĩa không tưởng
Thì chẳng phải diệt.
Với pháp không sinh
Cũng không tướng diệt
Sở dĩ vì sao
Các pháp đều không.
Không cầu lời nói
Con lìa Niết-bàn
Sở dĩ vì sao
Gốc ngọn đều sạch.
Không tận mười phương
Lấy đó làm chứng
Có nói là ngã
Đó tức là chứng.
Không nên xa niệm
Niệm với mười phương
Chân pháp không phiền
Là thọ vô danh.
Pháp chẳng nhớ nghĩ
Có thể quay lại
Khởi hành như vậy
Không thấy tôn pháp.
Cốt yếu hiểu tuệ
Không sợ nhỏ mọn
Không thích lung tung
Gọi là tuệ môn.
Bồ-tát Như Lai hỏi Văn-thù-sư-lợi:
–Hôm nay, những người mới phát ý đến hội, tôi muốn làm cho họ được pháp vô cực, vậy phải làm cách nào để đạt được?
Văn-thù-sư-lợi đáp:
–Đối với niệm không tạo tác là có thể được pháp vô cực.
Như Lai lại hỏi:
–Những gì là niệm không tạo tác?
Văn-thù trả lời:
–Nên kiến lập chín pháp báu. Những gì là chín?
1. Ý không có xứ sở. Đó là báu.
2. Quán pháp không có chủ tể. Đó là báu.
3. Không thấy có quá khứ, vị lai. Đó là báu.
4. Đối với pháp không có người tạo tác. Đó là báu.
5. Nếu bố thí chỉ thí pháp âm. Đó là báu.
6. Thấy sự đau khổ của năm đường, ý không hề thoái lui. Đó là báu.
7. Giác ngộ không xa phương tiện. Đó là báu.
8. Nhìn thẳng các pháp không có hai. Đó là báu.
9. Đến Niết-bàn cũng như hóa. Đó là báu. Bồ-tát Như Lai nói với Xá-lợi-phất:
–Này Xá-lợi-phất! Đó là chín Pháp báu.
Lúc đó, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói kệ:
Không nhân duyên không cười
Mọi việc đều vô thường
Nếu rỗng không nhơ bẩn
Phật cười có lý do.
Cười rỗng không lìa ngọn
Như gốc không chỗ cười
Đã trụ các tên pháp
Tất cả đều như cười.
Gốc ngọn đều tự nhiên
Không có sự qua lại
Người cười có hoàn báo
Không hoàn cũng không cười.
Pháp chỉ là có một
Đã cười liền có hai
Với hai không tên, chữ
Thế nên là tối tôn.
Đã cười không cười suông
Chỉ vì các pháp thí
Lay động không lay động
Đó là Đấng Vô Thượng.
Văn-thù-sư-lợi đáp Như Lai bằng kệ:
Người cười không hoàn báo
Tất cả không chủ tể
Cười ấy không lìa gốc
Nên gọi Thiên Trung Thiên.
Người cười không chỗ hướng
Chỉ là thấy sai lầm
Với pháp đều vắng lặng
Vắng lặng vốn không vậy.
Người cười không lìa hóa
Lấy hóa làm đại thí
Với hóa không nêu danh
Vì thế mới là pháp.
Với pháp không có vậy
Chỉ là không thoát thí
Đã thoát không vì thoát
Phật đều là như vậy.
Nên ở trong đại hội
Bàn luận độ không độ
Thí pháp cho chúng sinh
Không có gì sánh bằng.
Là lặng lìa lặng
Không lìa chẳng tạo
Các pháp không chủ
Hướng đến như hóa.
Xá-lợi-phất lại hỏi Như Lai:
–Muốn làm cho chúng sinh trong mười phương phát ý thực hành Đà-lân-ni, vậy nên tu hành những pháp nào?
Như Lai đáp:
–Này Xá-lợi-phất! Nên thực hành ba mươi hai pháp báu.
Văn-thù-sư-lợi tiếp lời:
–Pháp báu thứ nhất là, muốn làm cho chúng sinh trong mười phương, người chưa phát ý như hóa mà độ.
Pháp báu thứ hai là, người chưa phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều làm cho trụ ở chánh pháp.
Pháp báu thứ ba là, muốn làm cho tất cả chúng sinh, trong tam thiên đại thiên mặt trời, mặt trăng đều xem là bình đẳng.
Pháp báu thứ tư là, nếu người tại trụ ý đều làm cho xa lìa các dục, tại tuệ môn khiến không có lay động để đạt đến Niết-bàn.
Pháp báu thứ năm là, người nói có trời hay không trời, thì chí không lay động thoái lui.
Pháp báu thứ sáu là, ý không lay động bỏ cuộc. Pháp báu thứ bảy là, tất cả không lại thọ sinh, quán quá khứ, vị lai không có hai.
Pháp báu thứ tám là, quán các Tam-muội, thiền đều vắng lặng, không có xứ sở.
Pháp báu thứ chín là, các sở độ không có chủ tể, tất cả từ không dẫn đến không.
Pháp báu thứ mười là, ta được chư Phật trong ba ngàn nhật nguyệt thọ ký.
Pháp báu thứ mười một là, người đến nghe kinh của chư Phật, trong mười phương ba ngàn nhật nguyệt đều được Phật thọ ký, liền bay lên hư không, cũng như vậy.
Pháp báu thứ mười hai là, cõi nước chư Phật, hoa hương tự nhiên đến, dù có lọng báu bằng lụa xuất hiện, cũng không mừng, không xuất hiện, cũng không cầu.
Pháp báu thứ mười ba là, làm cho người phát ý, đều được trụ pháp, như xứ ấy.
Pháp báu thứ mười bốn là, quá khứ, vị lai không tăng giảm. Vì sao? Vì biết vốn không hai.
Pháp báu thứ mười lăm là, muốn làm cho những loài côn trùng, trong mười phương đều thọ trì kinh giới Đức Phật, khiến không bị hủy hoại, tổn thương.
Pháp báu thứ mười sáu là, không có tà niệm trong mười phương, chuyển ý trở về với cái gốc, liền hướng đến tuệ môn.
Pháp báu thứ mười bảy là, thường hành nhẫn nhục.
Pháp báu thứ mười tám là, từ quán đến quán không có người cứu độ.
Pháp báu thứ mười chín là, trụ vốn là trụ xứ vô thường, như vậy là vô thường trụ xứ.
Pháp báu thứ hai mươi là, sở độ không có chủ tể, gọi là không, vì các dục đối với dục là vô thường xứ, cho nên gọi là đạo.
Pháp báu thứ hai mươi mốt là, thí tuệ tác, thí không có nêu danh, đối với dục không chỗ có thể, chỉ vì giải thoát.
Pháp báu thứ hai mươi hai là, điều nói ra không lìa so với nhân tác thí, do đại pháp, cho nên được độ, không giải thoát.
Pháp báu thứ hai mươi ba là, thường từ vô số cõi Phật bay đến trước một Đức Phật.
Pháp báu thứ hai mươi bốn là, người trong các cõi mười phương, không được giải thoát.
Pháp báu thứ hai mươi lăm là, tịnh, si đồng hợp, vốn sạch không khác.
Pháp báu thứ hai mươi sáu là, hăng hái làm cầu đò trong ba ngàn, tinh tấn học tập, như tối thấy được ánh sáng.
Pháp báu thứ hai mươi bảy là, thường làm vị thuyền trưởng giỏi đưa vô số người qua biển rộng vô cực.
Pháp báu thứ hai mươi tám là, luôn làm vô biên lá chắn, bít ba ngàn nhơ bẩn.
Pháp báu thứ hai mươi chín là, luôn trau dồi Tuệ vô cực, không lìa mười phương.
Pháp báu thứ ba mươi là, luôn khởi lòng lành lớn chấn động cả mười phương, độ những ai chưa độ, giải thoát cho những ai chưa giải thoát, nên hiệu là Thiên Trung Thiên.
Pháp báu thứ ba mươi mốt là, hành bình đẳng, không có gì sánh bằng, không có ai sánh kịp, thế nên hiệu là Vô Thượng Tôn, phát ý bình đẳng, nên gọi là Phật.
Pháp báu thứ ba mươi hai là, Như Lai là Đấng Chí Tôn, lời nói không lìa pháp, vang khắp cả ba ngàn cõi hư không, là Đấng Tự Nhiên Vương, kiến lập hoa hương.
Đó là ba mươi hai pháp báu của Bồ-tát.
Mười phương đều đại hóa
Tất cả là vô thường
Chân pháp không phiền hà
Tức pháp độ mười phương.
Có tưởng, không lìa tưởng
Tất cả các báu rỗng
Hoặc hoa cùng với lá
Sắc ấy không có thể.
Tất cả các dục sở
Kiến lập khả ý vương
Các bảo vô thượng tôn
Hiệu là Thiên Trung Thiên.
Nên ở trong đại hội
Bàn luận độ không thoát
Vốn ấy vô thường trụ
Nên hiệu Thập Phương Tôn.
Tất cả là đảo kiến
Thế gian cho là chân
Mọi vật đều như hóa
Giải thoát khắp mười phương.
Hư không là vô thường
Tạng Phật đều trong đó
Đã thoát hay không thoát
Dạy dỗ khắp mười phương.
Các cõi Phật mười phương
Hợp lại thành một nước
Tự nhiên chúng đại hội
Đều đủ khắp mười phương
Phật là Nhất Thiết Giác
Cười không lìa dung nhan
Không lìa sắc vàng ròng
Khai thị người chưa thoát.
Vì mười phương dẫn đường
Ý không lìa pháp vương
Đã thí, không sở thí
Hoa rải khắp mười phương.
Hoa sen lớn sắc vàng
Tràn đầy khắp cõi nước
Khởi tưởng khởi tác hạnh
Không trụ trong các trời.
Ý Văn-thù-sư-lợi
Rộng lớn không gì bằng
Như mới được thọ ký
Bay lên trụ hư không.
Như Lai tuệ ý tôn
Ánh sáng khắp trong cung
Vừa lòng các trời, người
Đều được đến pháp môn.
Các Bồ-tát mười phương
Kinh động các quốc độ
Nay các trời trong hội
Được nghe tôn kinh này,
Thấy thấu triệt tất cả
Vừa ý người trong cung
Hóa làm tòa xen nhau
Vạn loài hoa hương trời.
Lắng nghe các Tam-muội
Ngồi quán trong đại chúng
Các công đức đời trước
Phát ý cúng dường tôn.
Đạo là không thấy đủ
Có được đều như vậy
Giải thoát không số lượng
Ba cõi không cùng cực.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi Bồ-tát Như Lai:
–Các âm như hóa, mọi việc làm ra đối với pháp không có tưởng, cũng không thể cùng cực, có sự tự nhiên, nên dùng cách nào, để giải thoát?
Bồ-tát Như Lai đáp:
–Lại có chín pháp báu. Những gì là chín pháp báu?
Pháp báu thứ nhất là, tự nhiên vô xứ cũng như hóa.
Pháp báu thứ hai là, các pháp vô xứ cũng như hóa.
Pháp báu thứ ba là, vị lai vô xứ cũng như hóa.
Pháp báu thứ tư là, các sở hữu đều thế trực xứ cũng như hóa.
Pháp báu thứ năm là, quán quá khứ xứ cũng như hóa.
Pháp báu thứ sáu là, quán thấy các pháp cũng như huyễn, cũng không có xứ, cũng như hóa.
Pháp báu thứ bảy là, sở khả vô xứ cũng như hóa.
Pháp báu thứ tám là, được đạo vô thoát xứ, cũng như hóa.
Pháp báu thứ chín là, được Nê-hoàn vốn không trụ xứ cũng như hóa.
Văn-thù-sư-lợi lại hỏi Bồ-tát Như Lai:
–Quá hơn Niết-bàn đều tự nhiên, vậy ai là hóa bản? Ai là hóa chủ? Hóa là có gốc, không hóa là sở khởi, xứ không phải phi đạo vô xứ.
Bồ-tát Như Lai nói với Văn-thù-sư-lợi:
–Lại có chín pháp.
Pháp báu thứ nhất là hóa vô xứ. Hóa là phi đạo vô xứ. Đó tức là hóa.
Pháp báu thứ hai là phi xứ vô tưởng. Đó là hóa. Pháp báu thứ ba là phi xứ hóa làm tác xứ. Đó là hóa.
Pháp báu thứ tư là chẳng phải thường danh khi sở hữu vô tận. Đó là hóa.
Pháp báu thứ năm là hóa xứ vô xứ. Đó là hóa.
Pháp báu thứ sáu là đối với đạo vô tưởng. Đó là hóa.
Pháp báu thứ bảy là đối với khởi không khởi. Đó là hóa.
Pháp báu thứ tám là đối với các dục mà không có chỗ dục. Đó là hóa.
Pháp báu thứ chín là đối với việc hóa độ, không thấy chỗ mình độ. Đó là hóa.
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nói kệ đáp Như Lai:
Mười phương không ai hóa
Hóa hóa không có hình
Tất cả báu vô thường
Thế nên là hóa sinh.
Đạo là không hóa ra
Cũng không lìa xứ ấy
Đã nói hình vô thường
Tự nhiên tại xứ ấy.
Các pháp hóa mà có
Vốn lìa từ không có
Nó vốn do hóa sinh
Thế nên Nhân Trung Tôn.
Người muốn từ hóa khởi
Pháp vốn không có vậy
Hóa mà trụ năm đường
Không có thấy hóa chủ.
Sinh tử và năm đường
Cùng hóa không liền nhau
Bởi đời tham không dứt
Thế nên hiện Chánh giác.
Như Lai và hóa chủ
Mười phương tôn vô cực
Trì hóa đại thí thế
Người thế gian không biết.
Pháp luân không sắc chuyển
Với thế gian không chuyển
Sắc buộc có nghĩ tưởng
Pháp sâu dày không chuyển.
Tưởng sắc hóa mười phương
Không ai, không thọ pháp
Bố thí đại trí tuệ
Thế gian không người nghe.
Các dục và La-hán
Bất hoàn cùng báu này
Nên ở trong chúng hội
Độ thoát báu vô thượng.
Trí tuệ không cùng cực
Ánh sáng không gì bằng
Làm cầu đò mười phương
Nói ra không có hai.
Các cõi Phật mười phương
Đều khiến hành bình đẳng
Cũng không khiến người ấy
Phát ý có tâm khác.
Các cõi pháp mười phương
Tất cả trụ thoát nhơ
Cũng không từ thế gian
Với pháp chẳng chiếm đoạt.
Với tuệ không giải thoát
Không thấy có qua lại
Với lặng lại thấy lặng
Trong sáng lại thấy sáng.
Pháp chẳng phải tuệ đắc
Tự nhiên không căn bản
Tuệ, tối đều cùng hợp
Đều không có biết nhau.
Si, tuệ không cùng hợp
Tuệ ấy các tối sáng
Bố thí chỉ là pháp
Như hoa mọc núi cao.
Các ác không cùng cực
Sắc dục không thể tận
Niết-bàn và sinh tử
Tất cả đều như vậy.
Người không biết không giác
Các tuệ Phật mười phương
Bởi do thấy tịnh pháp
Nên nói đời không có.
Bồ-tát Đàm-ma-kiệt hỏi Bồ-tát Như Lai:
–Đối với hóa không khởi sự xa lìa, vậy ai thành chủ? Niết-bàn không sinh diệt, không xa năm đường, lại làm cho phát ý, chuyển trụ pháp luân không có các nhiễm ô, khiến đều không sinh, vậy ai là độ?
Bồ-tát Như Lai đáp:
–Những câu hỏi của Đàm-ma-kiệt là muốn dứt khoát cắt đứt gốc rễ sinh tử trong mười phương, nếu như vậy thì cần phải thực hành chín pháp báu. Những gì là chín pháp báu?
Pháp báu thứ nhất là, đối với vô là chủ. Đó là báu.
Pháp báu thứ hai là, đối với Niết-bàn và sinh tử, ban đầu không biết nhau. Đó là báu.
Pháp báu thứ ba là, đối với sinh, không sinh, đối với diệt, không diệt. Đó là báu.
Pháp báu thứ tư là, lên đến cõi trời ba mươi sáu, khiến không trở lại sinh vào cõi sinh tử. Đó là báu. Pháp báu thứ năm là, đang khởi ý hay chưa khởi ý, đều như chỗ trụ. Đó là báu.
Pháp báu thứ sáu là, trong tam thiên đại thiên cõi Phật, quán sát rõ không được độ. Đó là báu.
Pháp báu thứ bảy là, đối với nhớ nghĩ không nơi khởi. Đó là báu.
Pháp báu thứ tám là, làm cho ba ngàn cõi Phật đều giữ lấy Niết-bàn, ý cũng không vui, mà không giữ lấy Niết-bàn ý cũng không giận. Vì sao? Vì các pháp là không nơi chốn. Đó là báu.
Pháp báu thứ chín là, tùy ý nguyện giữ lấy Lahán, ta đều làm cho phát ý cầu nguyện, không để quay trở lại mới là nguyện. Đó là báu.
Không khởi các sinh, không có cầu nguyện trở lại. Đó là pháp báu của Bồ-tát.
Bồ-tát Như Lai đáp lời Bồ-tát Đàm-ma-kiệt bằng kệ:
Có thể hay không thể
Với dục, nhưng chỗ dục
Độ người không thấy độ
Pháp luân cõi vô thường.
Người tuệ không nói ra
Do độ người không đến
Nên thấy đại chánh pháp
Cao tột nhất thế gian.
Đạo là tên vô thường
Nên là báu mười phương
Đã được hay không được
Sinh tử không có đường.
Bốn hạng không thể tận
Vừa ý không có đủ
Thế gian đều ham thích
Không xả, không được đạo.
Sợ sinh không giải thoát
Người không sợ không thoát
Sinh tử nên nêu danh
Thành lập ra năm đường.
Có báo lại không đáp
Có thể gọi là pháp
Pháp là vốn không hai
Nghĩa là lý đã hiểu.
Vô biên cũng vô bờ
Không cùng không tính toán
Bản tế như bóng vang
Không có sự qua lại.
Đối với khởi không khởi
Pháp không có các dục
Sinh tử vốn không nơi
Hóa sinh tử là vậy.
Với sạch không có sạch
Với nhơ không có nhơ
Đều là người mười phương
Cắt đứt các năm đường.
Ý sạch cũng như nước
Tất cả không nhơ bẩn
Xanh vàng và trắng đen
Đều được thấy hình ấy.
Các pháp không phiền hà
Liền được báu vô thượng
Tôi, ta cùng với người
Thế gian không đạt được.
Không trụ lý không trụ
Chân lý đó là vậy
Cái hiểu không chỗ thấy
Thế gian đúng là vậy.
Không độ nhưng đều độ
Lúc đó ai không có
Mười phương lập Chánh giác
Đều được báu vô thượng.
Bồ-tát Đàm-ma-kiệt hỏi Như Lai:
–Muốn khiến trời, người trong mười phương, tự nhiên đều được như xứ ấy, nên thực hành sáu pháp báu. Những gì là sáu pháp báu?
Pháp báu thứ nhất là, khi nghe biết hội này. Đó là báu.
Pháp báu thứ hai là, những người đến hội thì được nghe kinh này. Đó là báu.
Pháp báu thứ ba là, chẳng phải là công đức đời này. Đó là báu.
Pháp báu thứ tư là, dám hỏi kinh pháp này, đã được sáu vạn Tam-muội, chỉ muốn làm cho người trong mười phương, phát ý vô thượng. Đó là báu.
Pháp báu thứ năm là, làm cho hội trong mười phương, đều được ở dưới cây Phật. Đó là báu.
Pháp báu thứ sáu là, Phật nói kinh pháp, khiến người trong mười phương đều đạt được. Đó là báu. Lúc nói Tam-muội này, trong hội có chín mươi ức vạn Bồ-tát, các hàng trời, người có đến sáu mươi bảy ức vạn, đều được pháp Vô sở tùng sinh; cũng ngay lúc đó có chín ức vạn Bồ-tát đều được Tam-muội này, tam thiên đại thiên cõi Phật chín lần chấn động mạnh, các Thiên vương trong cõi trời ba mươi sáu, đứng trên hư không, nổi lên gió mát, trổi âm nhạc, cúng dường Đức Phật, các đại Long vương, các A-tu-luân đều được thấy pháp này.
A-nan sửa y phục, lễ Phật sát đất, chắp tay thưa:
–Bạch Thế Tôn! Kinh này tên là gì? Chúng con thờ phụng tu hành ra sao?
Phật bảo:
–Này A-nan! Kinh này tên là các Cõi Vô Cực Vườn Tự Nhiên, Hoa Hương Tự Nhiên, còn gọi là Hội Vô Cực Báu.
Khi Phật nói kinh này, có vô số hàng trời, người, A-tu-luân, Nhân phi nhân nghe kinh đều rất hoan hỷ lễ Phật, rồi lui ra.
[Mục lục bộ Kinh tập][426][427][428][429][430][431][432][433][434][435][436][437][438][439][440][441][442][443][444][445][446][447][448][449][450][451][452][453][454][455][456][457][458][459][460][461][462][463][464][465][466][467][468][469][470][471][472][473][474][475][476][477][478][479][480][481][482][483][484][485][486][487][488][489][490][491][492A][492B][493][494][495][496][497][498][499][500][501][502][503][504][505][506][507][508][509][510][511][512][513][514][515][516][517][518][519][520][521][522][523][524][525][526][527][528][529][530][531][532][533][534][535][536][537][538][539][540][541][542][543][544][545][546][547][548][549][550][551][552][553][554][555][556][557][558][559][560][561][562][563][564][565][566][567][568][569][570][571][572][573][574][575][603][604][605][606][607][608][609][610][611][612][613][614][615][616][617][618][619][620][621][622][623][624][625][626][627][628][629][630][631][632][633][634][635][636][637][638][639][639][640][641][642][643][644][645][646][647][648][649][650][651][652][653][654][655][656][657][658][659][660][661][662][663][664][665][666][667][668][669][670][671][672][673][674][675][676][677][678][679][680][681][682][683][684][685][686][687][688][718][719][720][721][721][722][723][724][725][726][727][728][729][730][731][732][733][734][735][736][737][738][739][740][741][742][743][744][745][746][747A][747B][748][749][750][751][752][753][754][755][756][757][758][759][760][761][762][763][764][765][766][767][768][769][770][771][772][773][774][775][776][777][778][779][780][781][782][783][784][785][786][787][788][789][790][791][792][793][794A][794B][795][796][797A][797B][798][799][800][801][802][803][804][805][806][807][808][809][810][811][812][813][814][815][816][817][818][819][820][821][822][823][824][825][826][827][828][829][830][831][832][833][834][835][836][837][838][839][840][841][842][843][844][845][846][847]