TẠNG KINH
BỘ KINH TẬP (425-847)
SỐ 718-KINH PHÂN BIỆT DUYÊN SINH
Hán dịch: Đời Triệu Tống, Đại sư Pháp Thiên
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Đức Thế Tôn an tọa nơi cội cây Bồđề, bên bờ sông Ni-liên cạnh hồ Ô-lư-vĩ-loa sau khi thành Phật chưa lâu, một mình ở đây, Ngài tư duy: “Pháp khổ trong thế gian không một ai thoát khỏi, nhưng chẳng ai lo sợ, thật sự là vậy. Quán sát như thế là lợi ích lớn. Pháp lạc của thế gian cũng thế, không ai muốn tránh, không ai nhàm chán, thật sự là vậy. Quán sát như thế là lợi ích lớn.” Ngài lại suy nghĩ: “Tất cả hàng Trời, Người, Ma, Phạm, Samôn, Bà-la-môn… trong thế gian, không ai hiểu rõ về pháp này. Nếu ai tư duy đúng đắn, hiểu rõ khổ và lạc, thấu đạt rõ ràng như vậy thấy đó chẳng phải là pháp cứu cánh. Còn như luôn suy nghĩ và y theo pháp để tu hành thì người này sẽ đạt được đầy đủ các pháp giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến… Tất cả chư Phật ở quá khứ, vị lai đều biết rõ về khổ, lạc nơi thế gian, biết một cách tận tường, theo pháp tu hành, bằng sức tu hành của chính mình để chứng thành đạo quả Chánh giác. Vì sao?
Vì pháp này rất hy hữu, không ai có thể hiểu rõ được. Tất cả Đức Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác ở quá khứ đối với pháp này hiểu rõ tường tận, như pháp tu hành nên chứng thành Chánh giác. Đối với pháp khổ, lạc trong thế gian, các Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác trong đời vị lai đều biết rõ tường tận, như pháp tu hành nên đạo quả được viên mãn.”
Bấy giờ, Đại phạm Thiên vương, chủ cõi Tabà, nhờ oai lực của Phật nên biết được tâm niệm của ngài. Ví như vị đại lực sĩ trong khoảng co duỗi cánh tay, vị ấy rời khỏi cõi Phạm thiên đến chỗ Đức Phật, cung kính lễ lạy và ở trước Phật, thưa:
–Bạch Thế Tôn! Đúng như những điều Thế Tôn đã suy nghĩ, khổ, vui trong thế gian không ai tránh khỏi suy tư như thế là lợi ích lớn, dù ở quá khứ hay vị lai cũng đều như vậy. Trong cõi Trời, Người, Ma, Phạm, chỉ có Đức Phật, Thế Tôn mới hiểu rõ một cách rốt ráo là tăng hay giảm, là thiện hay ác…, phân biệt rõ ràng về pháp duyên sinh. Chỉ với trí tuệ và năng lực của Phật mới biết một cách đúng như thật.
Đức Phật bảo Phạm vương:
–Đúng vậy! Đúng vậy! Với tất cả pháp, chúng sinh trong thế gian không đủ trí tuệ, không nhận thức được thì không hiểu rõ, vì bị vô minh si ám che lấp. Đó là vô minh. Từ vô minh làm duyên mà sinh ra hành. Hành có ba. Đó là thân hành, khẩu hành và ý hành.
Lại từ hành làm duyên mà sinh ra thức. Thức có sáu. Đó là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Do thức làm duyên mà sinh ra danh sắc. Danh thì trừ sắc ra còn bốn, đó là thọ, tưởng, hành và thức. Sắc, đó là bốn đại. Tất cả sắc pháp đều do bốn đại sinh ra. Như vậy cả hai sắc uẩn và danh uẩn gọi là danh sắc.
Do danh sắc làm duyên mà sinh ra sáu xứ. Có sáu xứ bên trong, đó là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ và ý xứ.
Do sáu xứ làm duyên mà sinh ra xúc. Xúc có sáu, đó là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
Do xúc làm duyên mà sinh ra thọ. Thọ có ba, đó là thọ lạc, thọ khổ và thọ không khổ không lạc.
Do thọ làm duyên mà sinh ra ái. Ái có ba, đó là dục ái, sắc ái và vô sắc ái.
Do ái làm duyên mà sinh ra thủ. Thủ có bốn, đó là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ.
Do thủ làm duyên mà sinh ra hữu. Hữu có ba, đó là dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.
Do hữu làm duyên có pháp sinh. Pháp sinh đó là cảnh giới của chúng sinh, theo uẩn sinh khởi nên mỗi chỗ mỗi khác. Pháp sinh, dị, diệt luôn biến đổi.
Do sinh làm nguồn gốc mà có uẩn, xứ, giới cho đến các pháp thuộc mạng căn. Đó gọi là sinh.
Do Sinh làm duyên mà có lão tử. Lão nghĩa là tâm thức ở trong trạng thái mê muội, khí lực suy yếu, tóc bạc mặt nhăn, rên rỉ, thở thoi thóp, thân thể yếu ớt cho đến các căn đều suy bại. Đó là lão (già).
Còn tướng tử như thế nào? Tử nghĩa là cảnh giới khác biệt của các chúng sinh đã thay đổi, tất cả đều quy về vô thường, tuổi thọ đến kỳ hạn thì chấm dứt, không còn cảm xúc và hơi nóng. Khi mạng căn đã diệt hết thì các uẩn cũng xả bỏ, bốn đại đều tan. Đó là chết.
Trên đã nói về hai pháp lão và tử. Nói như vậy, ta gọi là phân biệt về pháp duyên sinh. Ai hiểu rõ về điều này thì sẽ được năm phần Pháp thân.
Nghe Đức Phật giảng nói về pháp duyên sinh, Phạm vương hoan hỷ lạy Phật rồi trở về cõi Phạm thiên.
[Mục lục bộ Kinh tập][426][427][428][429][430][431][432][433][434][435][436][437][438][439][440][441][442][443][444][445][446][447][448][449][450][451][452][453][454][455][456][457][458][459][460][461][462][463][464][465][466][467][468][469][470][471][472][473][474][475][476][477][478][479][480][481][482][483][484][485][486][487][488][489][490][491][492A][492B][493][494][495][496][497][498][499][500][501][502][503][504][505][506][507][508][509][510][511][512][513][514][515][516][517][518][519][520][521][522][523][524][525][526][527][528][529][530][531][532][533][534][535][536][537][538][539][540][541][542][543][544][545][546][547][548][549][550][551][552][553][554][555][556][557][558][559][560][561][562][563][564][565][566][567][568][569][570][571][572][573][574][575][603][604][605][606][607][608][609][610][611][612][613][614][615][616][617][618][619][620][621][622][623][624][625][626][627][628][629][630][631][632][633][634][635][636][637][638][639][639][640][641][642][643][644][645][646][647][648][649][650][651][652][653][654][655][656][657][658][659][660][661][662][663][664][665][666][667][668][669][670][671][672][673][674][675][676][677][678][679][680][681][682][683][684][685][686][687][688][718][719][720][721][721][722][723][724][725][726][727][728][729][730][731][732][733][734][735][736][737][738][739][740][741][742][743][744][745][746][747A][747B][748][749][750][751][752][753][754][755][756][757][758][759][760][761][762][763][764][765][766][767][768][769][770][771][772][773][774][775][776][777][778][779][780][781][782][783][784][785][786][787][788][789][790][791][792][793][794A][794B][795][796][797A][797B][798][799][800][801][802][803][804][805][806][807][808][809][810][811][812][813][814][815][816][817][818][819][820][821][822][823][824][825][826][827][828][829][830][831][832][833][834][835][836][837][838][839][840][841][842][843][844][845][846][847]