TẠNG KINH
BỘ KINH TẬP (425-847)
SỐ 730-PHẬT THUYẾT XỨ XỨ KINH
Hán dịch: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư An Thế Cao, người nước An Tức.
Phật nói: Người hành đạo, nếu lòng sân hận khởi lên, nên phải chế ngự bản thân mình. Chế ngự được bản thân mới nghĩ đến điều thiện, ấy gọi là người hành đạo. Nếu người bố thí tài vật thì người ấy đã liễu được đạo lý vô thường. Những việc không phạm do thân, có nghĩa là thân không phạm vào giới sát sinh, giới trộm cắp và giới tà hạnh, thì gọi là không phạm do thân. Lòng sân hận phát ra mà miệng cũng không nói, ý cũng không nghĩ, đó mới là thật tánh sâu sắc to lớn phát ra từ trong lòng sân hận. Ví như người ăn trộm nói rằng, thực hiện một vụ cướp lớn mà không để lại dấu vết thì đó gọi là thật tánh (âm thanh) sâu sắc to lớn từ trong ý.
Phật nói: Những thực vật bên ngoài mà đưa vào bên trong cần phải phân biệt rõ các mùi vị của nó khiến không bị nhầm lẫn, thì gọi là thứ tự nhận biết các mùi vị. Sở dĩ các vị Bồ-tát biết được là do đời trước, trước khi ăn cơm đều dâng lên cho cha mẹ ăn trước, sau đó mới ăn. Cho nên các vị mới có ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp.
Phật nói: Bồ-tát làm bốn việc được bốn pháp không sợ:
1. Biết rõ tự thân và dạy cho người khác biết.
2. Dạy mọi người không có sự chán ghét.
3. Đem tâm bình đẳng đến với mọi loài, không có sự che giấu.
4. Vì mọi người mà diễn bày kinh điển, về sau không hối tiếc.
Đó gọi là bốn việc.
Phật nói: Cũng làm bốn việc, được bốn pháp không sợ:
1. Nói năng như chánh pháp.
2. Không lạm dụng vật của người khác.
3. Thể hiện tâm bình đẳng.
4. Đầy đủ giới pháp.
Phật nói: Lại có bốn pháp không sợ:
1. Nói đúng như sự việc.
2. Không có chỗ luyến tiếc.
3. Đầy đủ thần thông.
4. Không tranh chấp cùng với người.
Đức Phật có ánh sáng phát ra từ đỉnh đầu, lại có ba nhân duyên:
1. Cúng đèn dầu ở chùa.
2. Do yêu thích và hiểu rõ kinh điển.
3. Hiểu được sự nghi hoặc của mọi người.
Đức Phật đưa cánh tay phải lên, cũng có bốn nhân duyên:
1. Khiến kẻ ác không chống phá.
2. Khiến cho người thiện có thêm nhiều điều lành.
3. Thể hiện sự giáo hóa.
4. Dạy người không làm việc ác.
Đức Phật đưa cánh tay trái lên lại có bốn nhân duyên:
1. Khiến người ở trong mười phương đều tùy ý đến học đạo.
2. Vì muốn biểu thị việc hành phước của Phật, mà nay được tướng tốt như vậy.
3. Khuyên mọi người đều phải trì giới.
4. Có được uy nghi như vậy, cũng vì không muốn thấy thái độ ác của người cho nên Đức Phật đưa cánh tay trái lên.
Đức Phật không mang giày, có ba nhân duyên:
1. Khiến hành giả ít ham muốn, biết đủ.
2. Vì dưới chân Phật có hiện bánh xe.
3. Khiến mọi người thấy sinh tâm hoan hỷ.
Đức Phật đi cách mặt đất bốn tấc, có ba nhân duyên:
1. Thấy trên đất có sâu kiến.
2. Trên mặt đất có mọc loài cỏ non.
3. Là hiện thần túc, cũng khiến mọi người ý nghĩ về bước chân của Phật đang đi.
Đức Phật đi, đất cao thấp đều bằng phẳng, có ba nhân duyên:
1. Vốn thực hiện tâm bình đẳng, khiến tất cả chúng sinh đền an ổn, trên đất, trên nước, trong nước đều có thần, sâu bọ, kiến tất cả ở dưới chân của Phật đều một lòng yên ổn. Cho nên thấp là cao, cao là thấp.
2. Chư Thiên, quỷ thành tâm làm phước, vì Đức Phật mà san bằng đất, nên cao thấp đều bằng.
3. Đức Phật khi làm Bồ-tát vì làm thông thương cầu, đường đưa mọi người đi qua, từ đó mà được phước, cao thấp đều bằng, muốn khiến mọi người nhớ đến việc đó vậy.
Đức Phật không bay, có bốn nhân duyên:
1. Khuyên các đệ tử phải siêng năng tu tập.
2. Muốn các đệ tử nghe kinh.
3. Báo ân đời trước.
4. Vì thị hiện tướng, cho nên Đức Phật không bay.
Lúc Phật còn tại thế, chư Thiên, Quỷ thần, Rồng và người đều đến chỗ Phật nghe kinh, có tới trăm ngàn loại ngồi trước ngồi sau đều thấy diện mạo của Phật. Tại sao lại như vậy? Vì trước mắt Đức Phật, lời nói không có trước có sau, cho nên thấy được diện mạo của Phật. Mọi người khi nằm đều hướng đầu về Đức Phật vì thể hiện sự tôn kính đối với Phật.
Lúc mới thành đạo, bảy ngày không ăn, Đức Phật có bốn nhân duyên:
1. Nhớ nghĩ về đạo mà quên ăn.
2. Vì Phật trụ ở trạng thái nhất tâm nên không đói.
3. Vui mừng quên sự khát.
4. Không suy nghĩ về sự đau khổ của sinh tử.
Cho nên gọi là bốn. Muốn mọi người nghe kinh cũng vậy.
Trong chiếc ác ca-sa của Phật, bụi, nước không bám vào, những nhơ nhuốc bên ngoài cũng không bám vào. Có hai nhân duyên:
1. Không nghĩ đến tất cả những người ác.
2. Thấy tất cả mọi người có lòng ham muốn, muốn diệt trừ những sự đắm trước ấy.
Phật lại giặt áo ca-sa, những nhơ nhuốc bên ngoài không bám vào, bên trong thì bám, vì có thân nên có bám? Tại sao như vậy, bên ngoài đã (làm) đoạn tận, cho nên nhơ nhuốc không bám ở bên ngoài, bên trong chưa đoạn tận cho nên nhơ nhuốc bám vào. Vì có thân nên bên trong chưa tận đã có thân thì tạo tội, cho nên không luyến tiếc thân mạng. Vì sao lại thương tiếc thân mạng, vì có thân mạng mới có thể tu hành đắc đạo.
Phật thuyết kinh “Tám Mươi Vạn Ức Nhân Duyên” trị được ba bệnh của chúng sinh: Thứ nhất là tham dâm; thứ hai là nóng giận. Thứ ba là ngu si. Ba việc phân thành sáu, cho nên sáu trần (sắc...) trị ba bệnh. Sở dĩ kinh điển nhiều, ví như người uống thuốc vào mà bệnh không khỏi, bèn uống thuốc khác. Phật bảo: “Ý người đa đoan, bệnh tật chuyển biến liên tục cho nên ta mới nói nhiều kinh cũng như dùng nhiều phương thuốc, tùy theo bệnh của mỗi người mà chữa trị để bệnh mau khỏi.”
Đức Phật đã thành đạo lại có ba bệnh, sáu việc lo lắng. Sáu việc lo lắng gọi là lục nhập, ba bệnh gọi là tâm, ý thức, nhận chịu sự lo lắng. Phật đã thành đạo còn có bệnh lo lắng, huống là người khác, các tội chướng chưa đoạn tận thì không thể chết được. Đức Phật nghiệp chưa dứt, không thể chết được.
Đức Phật nhập diệt trước hai mươi năm. Có ba nhân duyên:
1. Vì người ở trong thế gian thường tham đắm cái thân.
2. Việc giáo hóa Phật đã giáo hóa xong.
3. Sợ kẻ ác phỉ báng Phật, tội càng nặng thêm, nên Phật liền nhập Niết-bàn.
Phật qua đời, cũng không giữ cái thân, cũng không giữ cái ý, vì đã diệt khổ. Các đại như địa, thủy, hỏa, phong không ở mãi thế gian không có lúc nào tận.
Đức Phật qua đời, nhục thân của Phật được hỏa táng, có ba nhân duyên:
1. Vì hôi thối.
2. Côn trùng sinh sản.
3. Mọi người dùng hương hoa đưa tiễn lại được phước.
Đức Phật cười trong miệng có năm ánh sáng phóng ra, có năm nhân duyên:
1. Khiến mọi người có chỗ để hỏi, nhân chỗ hỏi ấy mà có lợi ích vậy.
2. Sợ người đời nói rằng Phật không biết cười.
3. Hiện ánh sáng ở trong miệng.
4. Cười mọi người không chí thành.
5. Cười A-la-hán chấp vào pháp “không” nên không đắc Bồ-tát đạo; ánh sáng bay vào ở trên đỉnh đầu sẽ nói rõ cho người đời sau được hiểu rõ tường tận.
Đức Phật muốn nhập Niết-bàn, các Tỳ-kheo bạch Phật rằng: “Mọi người ở trong thế gian đều nhờ Phật mà được phước, nay Phật qua đời, mọi người trong thế gian sẽ nương vào ai để đắc phước.”
Phật nói với các Tỳ-kheo: “Ta tuy nhập diệt nhưng kinh pháp đang còn ở đời. Lại có bốn nhân duyên, có thể từ đó mà đắc phước: Thứ nhất loại súc sinh không có chỗ để ăn, phải chăn nuôi chúng khiến chúng được sống; thứ hai là thấy người bị bệnh tật không người chăm sóc; phải cung cấp, cúng dường khiến họ được an ổn; thứ ba là gặp người bần cùng, cô đơn phải chăm sóc giúp đỡ. Thứ tư là gặp người một mình ngồi thiền niệm đạo không có y thực phải hộ trì họ. Đây là bốn việc bố thí để giữ gìn thiện nghiệp tạo nên phước báu. Phước báu ấy, cũng như phước báu cúng dường cho Như Lai, không khác.”
Lúc bấy giờ nhục thân của Phật đau nhức, Phật liền diệt độ, nên bảo Xá-lợi-phất thuyết giảng kinh điển. Có ba nhân duyên:
1. Sợ sau khi diệt độ mọi người không tin lời của các Tỳ-kheo khác.
2. Khuyên các đệ tử phải chú ý và hiểu rõ: Phật còn bảo các Tỳ-kheo thuyết kinh huống hồ là người khác.
3. Nói về công đức của Xá-lợi-phất, sợ các Tỳkheo khác tự cống cao, muốn được thuyết kinh, cho nên Phật bảo Xá-lợi-phất thuyết kinh.
Sau khi Đức Phật diệt độ, các bậc A-la-hán quở trách Tôn giả A-nan: Khi Phật còn tại thế muốn uống nước, tại sao ông không dâng nước lên để Phật uống? Tất cả mười phương chúng sinh đều nương theo Phật mà được giải thoát, tại sao ông không xin Phật hoãn nhập Niết-bàn? Phật muốn hành bốn Thần túc để kéo dài tuổi thọ một kiếp, cũng có thể ở trăm kiếp, cũng có thể ngàn kiếp. Tại sao ông không khuyên Phật hành bốn Thần túc?
A-nan nói: Các vị nói vậy là vì Đức Phật không tự tại sao? Nên vì lời nói của tôi, khiến Đức Phật ở lại thế gian một kiếp. Đức Di-lặc lúc nào sẽ làm Phật? Kiếp trước, Đức Phật cùng với mọi người học đạo, trong đó có tám mươi ức vạn người đều cầu Bồ-tát đạo. Tuy nhiên chỉ có hai người đắc đạo: Một có Đức Thích-ca Văn Phật, hai là Đức Di-lặc, còn những người khác chỉ đắc quả vị A-lahán và quả vị Bích-chi-phật. Hạnh nhẫn nhục của Đức Thích-ca là hơn đất, tâm của Đức Thích-ca mềm hơn trước, ý của Đức Thích-ca kiên cố hơn núi Tu-di, công đức của Đức Thích-ca rộng hơn biển, trí tuệ của Đức Thích-ca rộng hơn cả hư không, cho nên được làm Phật trước.
Phật bảo: Đức Di-lặc chưa thành Phật vì có bốn nhân duyên:
1. Phước tương ưng với đời quá khứ.
2. Người đời thuở ấy thô tháo không thể lĩnh hội được kinh điển.
3. Công đức chưa đầy đủ.
4. Người ở trong thế gian có khả năng thuyết kinh, cho nên Đức Di-lặc chưa hạ sinh.
Trong tương lai Đức Di-lặc sẽ hạ sinh. Ngoài năm ức bảy ngàn sáu mươi vạn năm, ở thời Đức Di-lặc con mắt của người đời đều nhìn thấy bốn vạn dặm. Hạnh cốt yếu của Đức Di-lặc có mười duyên:
1. Không ngăn được con mắt sáng của người.
2. Không bỏ được con mắt của người.
3. Không che được con mắt của người.
4. Không giấu được thiện của người.
5. Không thấy sát sinh.
6. Không thấy trộm cắp.
7. Không thấy tà dâm.
8. Không thấy có người tội lỗi và yếu kém.
9. Không thấy các việc ác.
10. Thắp đèn ở chùa.
Đó gọi là mười việc.
Phật, Bích-chi-phật và A-la-hán, cả ba vị cùng pháp môn nhưng cách hành trì lại khác nhau. Đức Phật là giác ý; Bích-chi-phật là thấy biết được nhân duyên, A-la-hán tọa thiền mới biết. Bích-chi-phật vì nhân duyên mà thấy được các tướng của sinh tử, rồi tự mình cố giữ không xa lìa, vì thấy nhân duyên mà chứng đắc đạo quả, nên gọi là Bích-chi-phật. Phật vì muốn đi hoằng hóa độ thoát chúng sinh nên cầu Bích-chi-phật. Bích-chi-phật cắt thân mình nuôi sống năm trăm người, rồi dùng que đâm vào sau cổ của mình để thấy và so sánh các nhân duyên. Như bới đất để thấy máu, Bích-chi-phật còn thấy được vạn vật ở trong nước đều là vô thường nên chứng đắc đạo. Có vị Bích-chi-phật trải qua năm trăm kiếp làm Bồ-tát, đã có ba mươi tướng tốt, thua Đức Phật Thích-ca hai tướng. Không bằng Đức Phật là vì không có phương tiện quyền xảo.
Phật nói: Nỗi khổ sinh tử trong ba đường ác, nếu người thông minh hiểu rõ được việc ấy liền chứng đắc quả vị A-la-hán. Tuy, chứng quả A-lahán bậc nhất trong bốn quả Thanh văn nhưng vẫn còn chấp thủ. Vì sao? Vì vị đó đời trước năm trăm kiếp hành Bồ-tát đạo, có tâm Từ bi muốn độ thoát chúng sinh trong cả mười phương. Tuy nhiên, dù đạt được trí tuệ A-la-hán, có thể hiểu được tiếng của các địa phương, nhưng lúc mới chứng đắc Ala-hán, không thể tụ biết được đời trước làm Bồtát. Phật liền thuyết về công đức của Phật, lại thuyết về công đức của vị A-la-hán để cho các vị A-la-hán biết được công đức của Phật là tối thắng, khiến tự mình ăn năn muốn chuyển ý làm Phật.
Phật nói: Đã chứng đắc A-la-hán, thì không thể thay đổi, liền tự mình ăn năn mà nói rằng: “Tôi sao lại ngu si giữ lấy quả vị A-la-hán.” Phật liền vì đó mà giải bày rõ, ông trí tuệ hơn trí tuệ của A-la-hán khác nhưng không sánh được trí tuệ Phật, A-la-hán tự đoạn khổ, nhưng không đoạn được khổ của người khác, còn Phật vốn tự đoạn khổ mà cũng đoạn khổ của người khác, cho nên không thể sánh với Phật.
Phật bảo:
–Này Xá-lợi-phất! Có ba lời nói ắt biết được ý người. Thứ nhất lời nói thô tháo; thứ hai lời sâu sắc; thứ ba lời nói trau chuốt.
Nếu đạt được ba cách nói này thì có thiện ý tức thấy, có ác ý cũng thấy, có nhẫn ý cũng thấy, nếu (hiểu) suy nghĩ ba lời nói ấy tức hiểu được ý của người.
Xá-lợi-phất bạch Phật rằng:
–Trong khoảng khảy móng tay, cái ý của con người có sáu mươi lần sinh diệt.
Phật dạy:
–Có chín trăm sáu mươi lần biến đổi cũng không nhiều. Cần có ba ý: Có ý thiện, có ác ý và có ý ham muốn. Thiện ý có ba trăm hai mươi; ác ý có ba trăm hai mươi và ý ham muốn có ba trăm hai mươi. Trong khoảng khảy móng tay ý thường đi đôi với nhau, hợp thành chín trăm sáu mươi lần sinh diệt, ngoài ba trăm hai mươi thiện ý ra còn có sáu trăm bốn mươi lần ý sinh diệt. Phật và Xá-lợiphất, cùng hành trì ba mươi bảy phẩm kinh, nhưng trí tuệ lại không như nhau. Ví như hơi thở từ các lỗ chân lông ra vào đều có thể biết; hơi thở ra vào từ lỗ mũi cũng biết. Nhưng cái biết của Phật là biết tất cả hơi thở ra vào từ các lỗ chân lông, còn cái biết của Xá-lợi-phất là biết hơi thở ra vào từ lỗ mũi. Đem cái biết của Xá-lợi-phất phân ra thành mười sáu phần, thì cái biết của người thông minh ở trong tam thiên đại thiên thế giới của cõi Phật, cũng không bằng một phần biết của Xá-lợi-phất. Đem cái biết của Phật chia ra thành mười sáu phần, thì cái biết của Xá-lợi-phất ở trong cõi Phật cũng không bằng một phần biết của Đức Phật.
Trong ba mươi bảy phẩm hành có ba bậc: Lớn có ba mươi bảy phẩm, trung có ba mươi bảy phẩm, nhỏ có ba mươi bảy phẩm. Ý đại coi như đại ý, ý trung coi như trung ý và ý tiểu coi như tiểu ý. Nếu thực hành một cách sâu sắc và đầy đủ ba mươi bảy phẩm thì hiểu rõ. Vì sao? Vì ở phần chính phân làm mười sáu phần, con người vốn có mười sáu ý, Phật đã phân rõ, hết thảy không giống nhau.
Xá-lợi-phất biết tất cả lời nói đúng pháp là phải nói đúng lúc, biết giữ gìn lời nói, bảo vệ lời nói.
Phật bảo Xá-lợi-phất:
–Những lời nói phi thời là không thể dạy cho mọi người. Xá-lợi-phất vốn tên là Ưu-ba-thế. Này Xá-lợi-phất! Trước khi Phật Niết-bàn có ba nhân duyên: Thứ nhất mạng đời trước đã tận; thứ hai vì không muốn thấy Phật diệt độ; thứ ba vì không còn chỗ để độ thoát.
Xá-lợi-phất sau khi đi khất thực xong, trở về trong tinh xá, nói rằng phải trả nợ. Xá-lợi-phất nói phải ngồi thiền quán tưởng là để trả nợ, nếu không quán tưởng là mắc nợ người đã cúng dường. Nếu như nợ trả chưa xong, lại tội ngày trước chưa dứt, nay lại tạo tội. Phật nói: Ăn của đàn-na tín thí phải quán tưởng, để tăng thêm nhiều lợi ích, cho nên phải trả nợ.
Phật bảo: Xá-lợi-phất là thông minh đệ nhất, Mục-kiền-liên là thần thông đệ nhất, A-nan đa văn đệ nhất, La-hầu-la trì giới đệ nhất, A-na-luật thấy rõ đệ nhất.
Đức Phật sai Mục-kiền-liên đến mời Xá-lợiphất, Xá-lợi-phất nói: Mở sợi dây cho tôi. Sợ không thể thắng Mục-kiền-liên. Mục-kiền-liên liền mở dây thì tam thiên đại thiên thế giới hết thảy đều chấn động. Xá-lợi-phất liền nghĩ: Ta nên đến chỗ Đức Phật trước, Mục-kiền-liên đi sau Xá-lợi-phất nhưng đến trước. Khi Xá-lợi-phất đến, Đức Phật biết hai vị này đều là đệ nhất của tất cả các Tỳ-kheo trong mười phương.
Không có ai trì giới như La-hầu-la, La-hầu-la trì giới có bốn nhân duyên:
1. Tự nghĩ ta là con của Phật.
2. Vì thọ mạng mà trì giới nhiều.
3. Thường tự nghĩ ta là Sa-môn.
4. Trì giới là vì muốn hơn các Tỳ-kheo khác.
Xá-lợi-phất lấy một chai nước thả trong biển, thì nước trong biển quấy động, sáng ngày mai đến lấy chai nước ra thì nước biển yên lặng. Xá-lợiphất còn có thể có năng lực như vậy, huống là Đức Phật.
Mục-kiền-liên bị người ta đánh, không thể bay được, không thể sử dụng thần thông. Vì sao lại không thể sử dụng thần thông? Vì tội lỗi chưa đoạn.
Phật nói: Vua Phất-ca-sa đi đến mười hai cửa, lại trở về không biết sáu phần ở trong thân mình. Giữ ý có thể vì đạo, không biết thân sinh ý hay ý sinh thân, vua không thể phân biệt. Phật thấy rằng vua có thể độ được, liền đến ở phòng vua, vua không biết đó là Phật. Phật hỏi không biết vua hành pháp môn nào, thích đạo nào, mà y áo và lông trở nên cứng vậy? Phật vì vua mà giải rõ cái không ở trong thân. Lúc đó liền đắc đạo. Nếu không đoạn tận là không đắc A-la-hán.
Phật bảo: Này các hành giả! Các ông nên biết, ý có thể đắc đạo.
Phật nói: Xưa kia, có ông Mạt-lợi-mãn-đài, học kinh hai mươi bốn năm chỉ thuộc năm chữ “giải cấu hạ khí ly” (hiểu được cái nhơ nhuốc để loại trừ) nhưng ông cũng không buồn. Vì sao? Vốn đời trước ông gặp được năm trăm vị Phật, thông hiểu tất cả các kinh điển, nhưng ông che giấu quyết không dạy cho người nào. Sau đó ông bị bệnh hai mươi bốn ngày, trước khi chết ông hối hận liền gọi người và dạy. Nhờ có phước đó nên hôm nay biết được năm chữ, ông dạy hết cho mọi người liền được phước đức không thể đo lường (Tri-lợi-mãnđài vốn là Châu-lợi-bàn-đặc).
Phật bảo:
–Ngày xưa có Tỳ-kheo Chiên-na bị bệnh, Phật sai Xá-lợi-phất, đem phần cơm xin được chia cho Chiên-na, Xá-lợi-phất nhân đó mà hỏi người bệnh.
Mắt của ngươi có thể hiểu biết chăng?
Chiên-na đáp:
–Mắt không có hiểu biết nhưng thấy sắc, thức sinh, thân sinh bệnh, đến khi có bệnh nhân cũng không biết chết. Giả sử thân chết thì đất, nước, lửa, gió và không, đều phải diệt. Nhưng ý thứ không diệt mà vẫn biến đổi.
Phật bảo Xá-lợi-phất đi qua nhà dâm nữ khất thực, dâm nữ liền đóng của chặn đường gọi Xá-lợiphất nói:
–Nếu ông không cùng dâm với tôi thì sẽ rơi vào trong lò lửa này.
Xá-lợi-phất đáp:
–Thà vào trong lửa lớn chứ không cùng người thông dâm. Vì dục dâm khiến con người đọa vào con đường ác, không có lúc nào ra được. Lúc ấy, trời liền đến cứu giúp Xá-lợi-phất.
Phật nói: Con người thường không chịu giữ giới. Nếu người hay giữ giới thì cuối cùng họ cũng không lo lắng bị rơi vào trong con đường tà đạo đó. Phật bảo: Xưa có một vị Tỳ-kheo tọa thiền hành đạo, Nan-đà em của Phật uống rượu say rời thường đi đến bên vị Tỳ-kheo đang tọa thiền ca hát. Vị Tỳ-kheo kia bạch với Đức Phật: “Con muốn tránh người đó.” Phật bảo: “Không nên, Na-đà nay sẽ đắc đạo.” Phật liền bảo A-nan đến nhà người đó. Ma-ha Ca-diếp đi theo sau, Xá-lợi-phất nhân đó thuyết kinh. Mục-kiền-liên biểu hiện thần thông. Nan-đà liền sinh hoan hỷ, tức đắc đạo. Phật bảo: Tỳ-kheo hành đạo nên phải kiên tâm, sao lại lo sợ không đắc đạo, các Tỳ-kheo nghe Đức Phật nói lời như vậy, trong lòng sinh hoan hỷ liền đắc A-la-hán.
Cô của Đức Phật tên là Tu-na-sát-đa theo hầu Phật tám năm, liền khởi ý: “Ta cùng đi với huynh đệ, tại sao chỉ có Phật mới đủ ba mươi hai tướng trang nghiêm.” Do vậy ác ý liền sinh. Rồi bà đi sau Phật xóa đi những dấu tích của Phật khiến mọi người không nhìn thấy tướng của Phật. Và lại ở trong mọi người nói Phật vô đạo, nhưng chỉ bày tỏ thái độ ở trong mọi người. Xá-lợi-phất và A-nan nghe thấy đều buồn bã.
Phật nói rằng: Tu-na-sát-đa không phải nói ta ác mà khen ngợi công đức của Tăng, ý người ở trong ngôn ngữ là ý người nhiều bệnh. Phật bảo Xá-lợi-phất: Tu-na-sát-đa không phải so bì nhưng mà sân. Vì sao không so bì? Phật có ba mươi hai tướng, hào quang, thần thông, nhưng chỉ hàng phục tà đạo. Phật khuyên Tu-na-sát-đa, bằng lời chân thật, đừng cầu cúng với tà đạo vậy, cho nên Tu-na-sát-đa bực mình.
Phật có dì tuổi già, tự tay đan từng sợi vải thành áo ca-sa dâng lên cúng Phật, Phật không nhận. Lại nói như vầy: Phật nên thương xót con, nên thọ chiếc áo này khiến con được phước.
A-nan bạch Phật: “Xin Phật có thể vì con mà nhận.” Đức Phật nói với A-nan: “Cùng với các Tỳkheo Tăng, ta cũng là Tỳ-kheo Tăng, không bằng với mọi người.” Đời sau nên vì nhân duyên này, đời nay gặp nhau hoan hỷ, đều do đời trước thân cận với Thiện tri thức. Vì sao lại biết được? Vì gặp nhau đã hiểu ý. Phật nói: Người trong thế gian thường đối đãi qua lại với nhau, nhưng khổ ít không khổ nhiều.
Phật bảo: Người đầu tiên hầu Phật là Di-hỷ, tiếp đến là Tu-na-sát-đa, rồi đến A-nan. Phật nói với các Tỳ-kheo: Ta nay tuổi già, muốn có một người hầu ta. Xá-lợi-phất, ngài Ma-ha Ca-diếp và Mục-kiền-liên... nhân vì thiền tư duy mới biết Phật muốn A-nan thị giả, liền gọi A-nan nói: “Người nên hầu Phật.” A-nan nói: “Tôi không dám hầu Phật, tôi không thể hầu Phật.” Mục-kiền-liên nói: “Ngươi không thể không hầu Phật.” A-nan nói: “Phải đồng ý bốn việc của tôi: Thứ nhất là Phật thừa y tôi không muốn nhận; thứ hai Phật dùng còn cơm, tôi không ăn; thứ ba nếu có người mời Phật, các Tỳ-kheo không đi, tôi cũng không đi; thứ tư khi Đức Phật tọa thiền, tôi có quyền ra vào.” Đức Phật nói: “Rất hay! Ta chấp nhận yêu cầu của ông.” Thế là A-nan nhân đó mới hầu Đức Phật, cho nên chỉ có A-nan là người có thể một mình hỏi Phật.
Đệ tử của Phật là A-na-luật, Nan-đề và Kim-tỳ-la cả ba vị cùng ngồi suy nghĩ bảy việc:
1. Ít ham muốn thì đắc đạo, nhiều ham muốn thì không đắc đạo.
2. Biết đủ thì đắc đạo, không biết đủ là không đắc đạo.
3. Chuyên cần thì đắc đạo, không chuyên cần là không đắc đạo.
4. Giữ lấy sáu trần mà không sinh khởi tâm thì đắc đạo, không bám vào sáu trần, vất bỏ nó đi nhưng khởi sinh ý thì không đắc đạo.
5. Tự bảo hộ thì đắc đạo, không tự bảo hộ không đắc đạo.
6. Giữ gìn ý chí thì đắc đạo, không giữ gìn ý chí thì không đắc đạo.
7. Có trí tuệ đắc đạo, không có trí tuệ không đắc đạo.
Cùng ngồi tư duy bảy việc. Lúc đó, Đức Phật cách xa ba vị này sáu mươi dặm, lúc Phật tọa thiền, biết được suy nghĩ của ba vị đệ tử, liền có ý đến ngồi trước ba vị Tỳ-kheo và nói rằng: Lành thay! Lành thay! Ta sẽ nói với các ông một việc: Không niệm gia tục đắc đạo, thế là ba vị Tỳ-kheo sinh lòng hoan hỷ, liền chứng đắc quả vị Bồ-tát.
Đức Phật nói với A-nan rằng: Mắt con người có thể nhìn thấy bốn mươi hai vạn do-tuần, sao lại biết? Vì mặt trời, mặt trăng cách mặt đất bốn mươi hai vạn do-tuần, mắt con người lại nhìn thấy mặt trời, mặt trăng, nên biết được tầm nhìn của con mắt. Những nơi rộng và xa ở trong mười phương, cách mặt trời, mặt trăng ức ức vạn lần. Ví như những hạt cát ở trong đại dương, ức ức vạn lần, cũng không thể đem so sánh biết được sự tạo ác, tạo thiện, tạo họa, tạo phước của con người, những việc làm họa, phước trước và sau của con người, ức ức vạn lần cũng không thể tính được. Tạo tất cả thiện ác đó, nếu đến lúc mạng chung, thì tạo ác sẽ gặp chỗ ác, tạo thiện sẽ được chỗ thiện. Họa phước đều có nơi có chốn rõ ràng, có cha mẹ, anh em, vợ con. Người đắc đạo liền kết thúc, còn không đắc đạo thì không thể nào đoạn tuyệt vậy.
Phật nói: Điều-đạt chỉ dạy người làm phước, không dạy người hành đạo. Phật dạy người làm phước, trì giới, giữ ý, đến khi đắc đạo thì ngưng tạo tác. Điều-đạt trong lòng khởi lên ý nghĩ: Ta nên hiện thần thông ở nơi nước của vua A-xà-thế, vua theo ta, những người khác cũng đều theo ta, ta liền hóa phép làm một con voi trắng đi vào trong cung, lại hóa làm một tiểu nhi đứng đắn không ai sánh bằng, liền đi đến ngồi lên chân của vua, vua hết mực yêu thương. Vua thấy Điều-đạt làm như vậy, vua nghĩ rằng Điều-đạt hơn Phật, vua sai bảo nhân dân và những Sa-môn chưa đắc đạo tất cả đều theo vua đến chỗ của Điều-đạt hỏi chuyện. Điều-đạt liền đến thưa với Phật rằng: Ngài tuổi đã cao, không thể dạy dỗ các đệ tử rồi liền gọi Xá-lợi-phất và các Sa-môn cùng đi.
Điều-đạt vì ngu muội, tham lam, có ác ý, nhân đó mà mất thần túc. Phật bảo: Người ngu muội làm những việc điên đảo không phải là Phật pháp. Điều-đạt nói từ trong ý nghĩ của mình: Ta phải bay đi, mọi người thấy ta bay ắt phải theo ta. Điều-đạt vì muốn bay, không thể bay được, Điều-đạt không thể biết mình đã mất thần túc, liền có Bàla-môn thực hành tâm bình đẳng, liền từ cõi trời thứ nhất xuống nói với Xá-lợi-phất rằng: Điềuđạt đã mất thần túc. Đức Phật nói với Xá-lợi-phất: Điều-đạt muốn lớn tiếng gọi ông nên mắc tội lớn. Đức Phật nói với vị trời: Điều-đạt chưa đắc thần thông, ta biết sẽ mất, huống gì đến bây giờ. Phật bảo: Người không nên tham, Điều-đạt chỉ vì tham lam mà mất thần túc.
Phật nói: La-hán có hai bậc. Một gọi là Xá-mạt nghĩa là vì tự chán ghét thân mình mà đắc đạo nên muốn diệt độ. Hai là tùy theo sự gìn giữ giới luật mà được độ thoát. Phật cùng với các vị A-la-hán hành trì ba mươi bảy phẩm kinh, ví như đèn với lửa. Phật nhờ so sánh mới biết mấy việc, biết được ngọn và gốc để giữ giới, A-la-hán không so sánh ngọn và gốc, nhưng mà trì giới.
Phật nói: Ví như thuận theo cây từ gốc đến ngọn, phân biệt để biết rõ ngọn gốc, A-la-hán thực hành, ví như từ ngọn đến gốc, từ gốc đến ngọn, xem xét vốn là “không”, nhưng không thấy pháp “không” nên không đắc đạo.
Phật nói: A-la-hán có đầy đủ các ấm nhưng không có năm ấm, tất cả đều hiện nhưng không vướng mắc, có tai, có sắc, có đau khổ, có tư tưởng và có thức nhưng mà không sinh diệt. Phật nói: Ala-hán, vì sự tĩnh lặng, nên đạt được ba tướng của A-la-hán: Thứ nhất không phạm vào thân, khẩu, ý; thứ hai là ba độc diệt; thứ ba ăn mặc không làm đẹp. Diệt hết ý tưởng nóng, đói, lạnh. Nhờ có ba nhân duyên khiến cho tản ý có thể biến hóa tự tại. Tuy nhiên, nếu không thâm nhập vào sáu trần thì không thể gọi tự tại.
Phật nói: Ý chỉ là phân biệt sáu trần, không nên đắm vào sáu trần, đắm vào sáu trần thì không đắc đạo.
Phật nói: A-la-hán phi hành có hai nhân duyên, nên khiến mọi người không nhìn thấy. Thứ nhất sợ mọi người nhìn thấy liền cúng dường nhiều; thứ hai sợ người ác đố kỵ.
Phật nói: Hiện thần thông có hai phước: Thứ nhất mọi người thấy bay, liền siêng năng tu đạo; thứ hai thì thọ sự cúng dường ở người, khiến người được phước lớn, cho nên hiện thần thông, lòng sinh vui nên liền được phước lớn.
Phật bảo: Có một vị A-la-hán, tên là Kiềuphạm-bát, đã chứng đắc A-la-hán, nhưng lại đi chăn trâu. Đệ tử hỏi Phật: Sao lại thế? Phật dạy: Kiếp trước vị Tỳ-kheo đó bảy trăm đời làm trâu, đời nay đắc đạo, tập khí năm xưa chưa hết vậy.
Phật dạy các Tỳ-kheo: Nên niệm thân vô thường. Có một Tỳ-kheo bạch Phật: Con nghĩ là phi thường, người ở thế gian có thể thọ năm mươi năm. Phật bảo: Chớ nói lời như vậy. Lại có một Tỳ-kheo nói: Có thể ba mươi năm. Phật lại bảo: Chớ nói vậy. Lại có một Tỳ-kheo nói: Có thể mười năm. Phật bảo: Chớ nói như vậy. Lại có Tỳ-kheo nói: Có thể một năm. Phật bảo: Chớ nói như vậy. Lại có một Tỳ-kheo nói: Có thể một tháng. Phật lại bảo: Chớ nói như vậy. Lại có Tỳ-kheo nói: Có thể một ngày. Phật lại bảo: Chớ nói như vậy. Lại có một Tỳ-kheo nói: Có thể một giờ. Phật lại bảo: Chớ nói như vậy. Lại có một Tỳ-kheo nói: Có thể trong một hơi thở. Phật bảo: Đúng vậy!
Phật nói: Nếu hơi thở ra mà không thở vào được tức qua đời khác. Mạng người chỉ trong khoảng hơi thở.
Phật bảo các Tỳ-kheo: Tất cả nên ngồi lại với nhau để nói pháp ngữ, không thể chỉ ngồi nhắm mắt mà nghe, giữ thiện ý để nghe mới có thể đắc đạo. Các Tỳ-kheo nghe Phật dạy như vậy, lòng sinh hoan hỷ, liền chứng đắc quả vị A-la-hán.
Phật nói: Tỳ-kheo vào trong nhà người, nên như cánh tay ở trong không trung, thì không chỗ trở ngại, khiến cho ý không bị vướng mắc. Tai nghe mà tác ý là bị vướng mắc. Tai nghe mà không tác ý cũng bị vướng mắc. Có một Tỳ-kheo bạch Phật rằng: Có tác ý hay không tác ý đều bị vướng mắc, vậy sao có thể đắc đạo.
Phật bảo: Tỳ-kheo hiểu rõ pháp “không” thì đều không có chỗ vướng mắc, thì đúng là Bồ-tát hạnh, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy như vậy, đều hết đổi vui mừng tức đắc Pháp nhẫn vô sở tùy sinh”.
Phật nói: Có một Tỳ-kheo ngồi ở trong núi than thở, có một người đến hỏi vị Tỳ-kheo: Ông tu đạo, sao lại than thở, vị Tỳ-kheo đáp rằng: Tôi lúc ở trong địa ngục, chịu năm nỗi thống khổ, nay được làm thân người, (nay) được gặp Phật, gặp kinh điển, gặp giới luật mà lại không đắc đạo, sợ lúc chết lại vào trong đường ác, cho nên tôi than thở vậy. Làm một vị Tỳ-kheo cũng lo buồn về người phàm tục, cũng lo buồn về kinh, giới, cũng lo buồn chính bản thân mình. Cho nên có ý tốt cũng không giữ được thường hằng. Hoặc khi nhân duyên đến, liền nhớ đến vợ, con, tiền tài, cho nên đọa vào con đường ác.
Phật nói: Có một vị Tỳ-kheo đến nhà của Ưubà-di khất thực, nhân đó thuyết kinh, Ưu-bà-di liền quỳ xuống khóc, Tỳ-kheo thuyết kinh đến nửa đêm. Ưu-bà-di quỳ mãi không đứng lên, chưa thấy ai siêng năng như vậy. Vị Tỳ-kheo nói: Tôi đi giảng kinh, chưa thấy ai siêng năng như vậy. Ưubà-di đáp: Nhà con có một con lừa, kêu đến nửa đêm rồi chết, cho nên khóc lóc. Phật bảo: Người thuyết kinh không phải nói nhiều, chỉ hỏi để khai mở trí tuệ chứ không nên như vậy. Có một vị Tỳkheo nghe Phật nói việc đó, liền đến hỏi Phật: Xin Phật vì con thuyết giảng pháp yếu khiến cho con được chứng đạo. Phật bảo: Chẳng phải vật của ngươi thì chớ lấy, nếu là vật của ngươi thì lấy, lúc đó Tỳ-kheo liền tự suy nghĩ thế gian vạn vật đều chẳng phải của ta, chỉ có sống thánh thiện là vật của ta. Thế là Tỳ-kheo nhân đó bạch Phật rằng: Con đã hiểu rõ. Phật nói: Hiểu là đắc đạo. Lúc đó có một Tỳ-kheo nghe Phật dạy như vậy, liền đến hỏi Phật, Xá-lợi-phất đã chứng hay chưa? Phật trả lời: Xá-lợi-phất đã chứng rồi. Tỳ-kheo nói: Tại sao Xá-lợi-phất mắng con, cầm áo ca-sa phất vào mặt con? Phật bảo: Gọi Xá-lợi-phất đến hỏi. Xá-lợiphất trả lời: Con không phải ác ý, sở dĩ mắng là muốn người ấy nhẫn nhục, sở dĩ cầm ca-sa phất vào mặt, là muốn mắt, tai, mũi, miệng thanh tịnh vậy. Phật bảo các Tỳ-kheo: Đó là Xá-lợi-phất khéo léo dùng các phương tiện để giáo hóa, thế rồi Tỳkheo sinh hoan hỷ liền chứng đắc A-la-hán.
Phật nói: Ngày xưa có một người đến vấn nạn một Tỳ-kheo: Người chết thì thức, niệm, tư tưởng, hiểu biết đều diệt, người hành đạo được định thì sự hiểu biết của tâm ý cũng diệt. Cả hai có gì khác? Vị Tỳ-kheo đáp: Đều diệt! Tuy nhiên, thân mạng người chết thì diệt, nhưng thần thức thì không diệt, tùy theo nghiệp của người ấy gây tạo mà đi đầu thai, nhưng vì sự chênh lệnh quá sát sao nên mắt thường không thể thấy được. Làm thiện thì được sinh lên cõi trời, làm ác thì xuống địa ngục. Do vậy, nên có sự khác biệt.
Phật nói: Có một vị Tỳ-kheo đến khách thực tại nhà Ưu-bà-di. Thấy vị Tỳ-kheo tướng đẹp, vị thí chủ nhân đó tà niệm khởi lên, liền lấy cơm dâng đầy bát, vị Tỳ-kheo liền không nhận: Tôi không đáng nhận phẩm vật của thí chủ. Ưu-bà-di liền nói rằng: “Con đã có ý tâm thành sám hối, xin thầy hãy nhận cho.” Do Ưu-bà-di nói vậy nên Tỳ-kheo liền thọ nhận tặng phẩm.
Phật bảo: Ví như người có tâm ác tức biết tội liền diệt, tương lai nhận tặng phẩm của thí chủ không có tội. Đức Phật dạy các đệ tử, có thể xét cái “không” để chế ngự ý, trong khoảnh khắc ngắn, liền có thể đắc đạo.
Phật nói: Có một Tỳ-kheo, ngồi nhập định, có một Ưu-bà-tắc thấy chỗ ngồi của vị Tỳ-kheo không bằng phẳng, liền đưa Tỳ-kheo đến chỗ bằng phẳng, vị Ưu-bà-tắc đó sau này năm trăm kiếp không được an ổn. Tại sao? Vì cắt đứt sự chánh niệm của Tỳkheo.
Phật bảo các đệ tử: Nếu thuyết kinh, cẩn thận chớ gián đoạn buổi thuyết kinh. Làm gián đoạn buổi thuyết kinh tội nặng không thể kể hết.
Phật nói: Có Tỳ-kheo hành đạo chứng Sơ thiền, tự nói rằng ta đã chứng được Đệ nhất thiền, được sinh lên tầng trời thứ bảy, thọ một kiếp. Đắc Nhị thiền, tự cho rằng chứng quả Tư-đà-hàm. Đắc Tam thiền, được sinh lên cõi trời tầng thứ mười lăm, thọ tám kiếp. Đắc Tứ thiền, tự cho rằng ta chứng quả A-la-hán. Nay ta tại sao không được sinh lên cõi trời thứ mười chín, thọ mười sáu kiếp? Nói như vậy xong liền bảo: Hay là Phật nói hai lưỡi. Tức thì vị đó từ cõi trời đọa xuống trong địa ngục, không biết mất thọ mạng ở cõi trời, liền thọ nhận tội ở trong địa ngục. Ví như người đời được trân báu, một ngày bị lửa thiêu cháy hết; như người sinh ác ý, liền bị thiêu đốt hết thiện ý.
(Tư-đà-hàm sinh ở cõi trời thọ kiếp, các tội chướng liền hết, tức chứng Tam thiền).
Phật nói: Thiện, ác của con người cứ theo mãi, không thoát ra được. Chỉ có đắc đạo mới mong ra khỏi tục lụy.
Phật bảo: Sau giữ ngày không ăn, có năm điều phước: Thứ nhất ít dâm; thứ hai là ít nằm; thứ ba là được nhất tâm; thứ tư không đánh rấm; thứ năm thân được an ổn, cũng không sinh bệnh. Cho nên, Sa-môn, đạo sĩ biết điều phước mà nhịn ăn. Tắm rửa, súc miệng có ba nhân duyên: Thứ nhất vì sợ đất dơ bám dưới móng tay; thứ hai là tùy ý gãi những chỗ ngứa ngáy trên thân, đuổi bò chét, muỗi mòng. Cũng vì muốn ý được thanh tịnh không nhiễm. Lại không làm nhơ kinh điển, vừa có thể loại trên những bụi bặm bám vào. Tâm nghĩ điều ác, không thể trừ được. Người học đạo, thứ nhất nên giữ tâm thanh tịnh làm gốc. Tâm là gốc của pháp. Tâm chánh tức hành sự đúng đắn; hành sự đúng đắn tức ứng với đạo.
Phật nói: Xưa có một Sa-di cùng đi với thầy, thấy ở trên đất có vàng liền lặng lẽ nhặt lấy. Sau đó, thưa với thầy rằng: Xin thầy đi nhanh một tí, chứ nơi đây hoang vắng, không có người rất đáng sợ. Thầy nói: Chắc nhặt được vàng nên khiến ngươi sợ hãi? Hãy bỏ vàng đi khiến người không còn sợ nữa. Đệ tử liền tác lễ thưa với thầy: Con ngu si không biết, vàng đã bỏ đi, khiến không còn lo sợ. Thế rồi Đức Phật bảo: Người học đạo ưa thích tu tập, tham vàng kia sao lo không đắc đạo!
Phật nói: Có Tỳ-kheo học đạo, theo thầy nghe kinh nhưng không tinh tấn. Thầy bảo đem phân trâu, phân ngựa đốt lên, cháy đến đêm vẫn không hết, thầy lấy một tảng đá lớn chặn ở trong địa ngục, lửa thiêu cháy các phân ấy ra tro. Các đệ tử rất sợ hãi quỳ xuống hỏi thầy: Là thứ lửa gì? Thầy đáp: Các con không đọc kinh hành đạo, sau khi chết phải vào địa ngục, lúc đó lửa thiêu đốt các con không trở ra được, thế rồi Tỳ-kheo sợ hãi càng chuyên cần, ngày đêm không rời, khiến chứng đắc quả vị A-la-hán.
Phật bảo: Các ông nên dùng phương tiện quyền xảo như vậy để độ thoát mọi người.
Phật nói: A-na-hàm có ba kết: Thứ nhất là si mê; thứ hai là còn yêu mến thế gian; thứ ba là thấy chưa đúng nên chưa sạch kết sử. A-na-hàm ví như khói ở trên ngọn lửa không thể đốt cháy được. Tuđà-hoàn đã diệt trừ tám mươi tám kết sử Tu-đàhoàn đã đoạn trừ bảy kết sử. A-na-hàm đoạn trừ ba kết sử. A-la-hán không có kết sử. Tu-đà-hoàn được dấu đạo. Tu-đà-hoàn là qua lại một kiếp mà đắc đạo, A-na-hàm là không trở lại thế gian, A-la-hán là không còn vướng mắc. Sao gọi là biết được dấu đạo?
Nghĩa là biết khổ. Người thế gian đều không biết khổ, Tu-đà-hoàn biết khổ. Tư-đà-hàm là bỏ tập, A-na-hàm là biết cùng khắp, A-la-hán hành đạo đã rốt ráo.
Đắc Tu-đà-hoàn cách trăm kiếp mới đắc A-lahán. Tại sao? Chỉ một trăm kiếp Tu-đà-hoàn mà chưa đoạn kết mười kết sử nên không đắc A-lahán. Tu-đà-hoàn chỉ buồn cái thân sợ cái tội, không dám dự vào việc của thế gian, còn có mười nghi kết sử không hiểu, không hiểu nên liền dừng lại.
Tu-đà-hoàn chừa bỏ thường có năm kết sử dưới đây:
Thứ nhất tham dục; thứ hai là sân hận; thứ ba là còn thấy và làm; thứ tư là còn tham phước đức; thứ năm là tâm ý còn nghi ngờ. Cũng gọi là từ dưới sau cõi trời, cho đến (thế gian) tham dục, sân hận, tham thân, mong muốn ngờ vực của thế gian là những hạ phần kết sử.
Tu-đà-hoàn thấy nhân duyên, nói không phạm năm giới thời nên tử biệt, tử biệt là không phạm. Số người còn lại nấu thấy mà vội vàng ắt phạm vào năm nhân duyên. Tu-đà-hoàn nếu đoạn, thì thọ Tân A-la-hán. Tân A-la-hán đã đoạn hết phiền não thô. Bồ-tát không còn gốc tội, tội tiêu thì đắc đạo, cho nên biết được vô thường, khổ và không, chẳng có thân cùng chẳng có đạo. Ngay cả đạo và người hành đạo đều không có chỗ vướng mắc. Hành Tuđà-hoàn là chứng đắc Tu-đà-hoàn, hành Tư-đàhàm là chứng đắc Tư-đà-hàm, hành A-na-hàm là đắc A-na-hàm, hành A-la-hán là đắc A-la-hán, hành Bích-chi-phật là đắc Bích-chi-phật, hành Bồtát là đắc Bồ-tát.
Phật bảo: Người học đạo, nếu tạo nhân nào, thì gặp quả đó. Như bóng theo hình.
Phật dạy: Bát-đa-la có bốn tên: Một là không cung cấp thức ăn; hai là giới; ba là thọ nhận; bốn là nhờ đó mà đắc phước, không có tỳ vết, khiến được nhận phước, bưng bình bát thiết lập giới. Trong ý không có (niệm) nghĩ ác.
Phật nói: A-la-hán không ăn thịt, xét các loài súc sinh từ đầu đến chân, mỗi mỗi đều có chữ mà không có tên thịt. Bích-chi-phật xét việc làm của bản tánh không tịnh nên không ăn thịt. Đức Phật xét mọi vật đều là “không”, không có lại có, sinh diệt tương tục rồi trở về với cái “không” nên rốt cuộc không có. Các đệ tử nghe kinh lòng sinh hoan hỷ, rồi làm lễ Phật mà lui ra.
[Mục lục bộ Kinh tập][426][427][428][429][430][431][432][433][434][435][436][437][438][439][440][441][442][443][444][445][446][447][448][449][450][451][452][453][454][455][456][457][458][459][460][461][462][463][464][465][466][467][468][469][470][471][472][473][474][475][476][477][478][479][480][481][482][483][484][485][486][487][488][489][490][491][492A][492B][493][494][495][496][497][498][499][500][501][502][503][504][505][506][507][508][509][510][511][512][513][514][515][516][517][518][519][520][521][522][523][524][525][526][527][528][529][530][531][532][533][534][535][536][537][538][539][540][541][542][543][544][545][546][547][548][549][550][551][552][553][554][555][556][557][558][559][560][561][562][563][564][565][566][567][568][569][570][571][572][573][574][575][603][604][605][606][607][608][609][610][611][612][613][614][615][616][617][618][619][620][621][622][623][624][625][626][627][628][629][630][631][632][633][634][635][636][637][638][639][639][640][641][642][643][644][645][646][647][648][649][650][651][652][653][654][655][656][657][658][659][660][661][662][663][664][665][666][667][668][669][670][671][672][673][674][675][676][677][678][679][680][681][682][683][684][685][686][687][688][718][719][720][721][721][722][723][724][725][726][727][728][729][730][731][732][733][734][735][736][737][738][739][740][741][742][743][744][745][746][747A][747B][748][749][750][751][752][753][754][755][756][757][758][759][760][761][762][763][764][765][766][767][768][769][770][771][772][773][774][775][776][777][778][779][780][781][782][783][784][785][786][787][788][789][790][791][792][793][794A][794B][795][796][797A][797B][798][799][800][801][802][803][804][805][806][807][808][809][810][811][812][813][814][815][816][817][818][819][820][821][822][823][824][825][826][827][828][829][830][831][832][833][834][835][836][837][838][839][840][841][842][843][844][845][846][847]