TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG THIỀN TẬP TRONG ĐẠO BỤT

MỤC LỤC

LỜI TỰA

Quyển 01

CHƯƠNG 01: THIỀN TẬP THỜI NGUYÊN THỈ

1. Về nguồn

2. Những giáo điều căn bản

3. Một thiền tập điển hình thời Bụt còn tại thế: Kinh Tư Lượng

4. Thiền là gì?

5. Đi tìm gốc rễ Kinh điển của Bụt

6. Từng bước Thiền tập

CHƯƠNG 02: THIỀN TẬP TRONG ĐẠO BỤT

1. Gìn giữ đất Tâm

2. Làng Mai và Pháp môn có mặt trong Hiện tại

3. Cách thực tập Kinh Quán Niệm Hơi Thở

CHƯƠNG 03: ĐẠO BỤT DU NHẬP VÀO VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA

1. Sự phân phái của Tăng đoàn sau ngày Bụt Nhập diệt

2. Ba trung tâm Phật giáo đời Hán

3. Khởi nguyên truyền thống thiền tập tại Trung Hoa

4. Khởi nguyên truyền thống thiền tập tại Việt Nam

5. Phương pháp thực tập Kinh An Ban Thủ Ý

Quyển 02

Chương 00: Những Cây Đại Thụ Trong Vườn Thiền Việt Nam

LỜI CẨN BẠCH

Chương 01: Vài Chìa Khóa Căn Bản Của Người Tu

1. Thiền tập

2. Chuyển hóa và chứng ngộ

Chương 02: Các Môn Phái Và Giáo Điển Sinh Động

1. Thiền phái Khương Tăng Hội

2. Thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi

3. Thiền phái Vô Ngôn Thông

4. Thiền phái Thảo Đường

5. Thiền phái Trúc Lâm

6. THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

7. Cư Trần Lạc Đạo: Trái tim của Trúc Lâm Đại Sĩ

8. Tổng lược

Chương 03

1. Lời kết

2. Thiền Giáo không hai

Quyển 03

Chương 01: Con mắt vô tướng

1. Con mắt vô tướng

2. Chương trình 4 năm viện cao đẳng Phật học

3. Ba yếu tố của Làng Mai

Chương 02: Những phương pháp tu tập Làng Mai

1. Những phương pháp tu tập Làng Mai (Phần 1)

2. Những phương pháp tu tập Làng Mai (Phần 2)

3. Gốc rễ tâm linh Làng Mai

4. Hiện pháp lạc trú

5. Ai hay hát, ai hay nghe hát

6. Pháp lạc

7. Đế thính-Bi thính

8. Nghệ thuật nói

9. Thực tập Chánh ngữ

10. Ai là người tri kỷ

11. Thiền đi

12. Người đi vòng quanh

13. Ba cái lạy

14. Những phương pháp Hiện pháp Lạc trú

15. Thực tập Tứ Vô lượng Tâm

16. Phương pháp Quán niệm hơi thở

17. Niệm và công năng của thiền tập

18. Chỉ-Quán để có Giới, Định, Tuệ

19. Thiền hướng dẫn và An Ban Thủ Ý

20. Sự vận hành của thân và tâm

21. Đối tượng của sự buông bỏ

22. Mộ phần thế kỷ

23. Căn bản của sự thực tập tại Làng Mai

24. Những phương pháp đốn ngộ của Làng Mai

25. Những hình thái hoằng hóa hiện đại

26. Trao truyền

Chương 03: Con đường đối trị

1 Con đường đối trị

2. Làng Mai và cách tháo gỡ Kết sử

3. Khai mở

Phụ Lục 1 - ĐỐI CHIẾU VIỆT-PHẠN-ANH


LỜI TỰA

Đây là bộ sách ghi lại tiến trình sinh động và phương cách hành trì của Thiền tập Phật giáo từ hồi Bụt còn tại thế, qua thời đạo Bụt Bộ Phái, cho đến ngày nay.

Toàn bộ sách chia làm ba quyển, trình bày ba giai đoạn nói trên của Truyền Thống Sinh Động Thiền Tập Trong Đạo Bụt:

QUYỂN 1: Nói về Thiền tập thời Nguyên Thỉ. Nội dung là những bài giảng các kinh điển chính yếu và chưa chế biến của thời Bụt còn tại thế. Thêm vào đó là những sử liệu minh chứng đạo Bụt ở nước ta hồi đó là được truyền trực tiếp từ Ấn Độ sang chứ không phải từ Trung Quốc như nhiều sách sử ghi lại.

QUYỂN 2: Trình bày những Thiền phái lớn ở Việt Nam kể từ thế kỷ thứ Ba trở về sau. Nội dung gồm các phương pháp hành trì, những giáo pháp của chư tổ, cùng cách du nhập và phát triển của từng Thiền phái tại Việt Nam hồi đó.

QUYỂN 3: Dành cho những Phương pháp tu tập Làng Mai. Nội dung gồm những thực tập dựa trên giáo điển thời nguyên thỉ để cung ứng những pháp môn thiền tập Đại thừa, thích hợp với việc trị liệu và giải thoát thân, tâm của con người trong thời đại mới. Nền tảng căn bản của những phương pháp này là Hiện Pháp Lạc Trú.

Rải rác trong toàn bộ sách còn có kết quả của những công trình nghiên cứu, tìm kiếm gốc rễ kinh điển nguyên thỉ của đạo Bụt; những đề nghị giáo chính kinh điển truyền thừa; và những bằng chứng cho thấy ngài Tăng Hội không những là Sơ tổ thiền tông Việt Nam mà còn là Sơ tổ của thiền Tông Trung Hoa nữa.

Thích Nhất Hạnh

Quyển 01

Nói về Thiền tập thời Nguyên Thỉ. Nội dung là những bài giảng các kinh điển chính yếu và chưa chế biến của thời Bụt còn tại thế. Thêm vào đó là những sử liệu minh chứng đạo Bụt ở nước ta hồi đó là được truyền trực tiếp từ Ấn Độ sang chứ không phải từ Trung Quốc như nhiều sách sử ghi lại.

CHƯƠNG 01: THIỀN TẬP THỜI NGUYÊN THỈ

1. Về nguồn

Đề tài của bộ sách này là Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập Trong Đạo Bụt, dịch tiếng Anh là The Living Tradition of Buddhist Meditation.

Khi nói "Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập Trong Đạo Bụt", ta hiểu rằng ngoài đạo Bụt cũng có những truyền thống thiền tập khác mà trong sách này chúng ta sẽ không nói đến. Chữ sinh động ở đây có nghĩa thiền tập này là một thực tại sống chứ không phải là một nền triết lý nằm trong sách vở để nghiên cứu. Vì vậy chủ đề này không phải là một chủ đề dành cho người nghiên cứu đứng về phương diện tri thức, mà là một chủ đề dành cho người có niềm thao thức muốn thực tập thiền.

Rải rác trong bộ sách này, chúng ta sẽ có cơ hội thực hành những phương pháp thiền tập trong đạo Bụt, từ các phương pháp do chính Bụt chỉ dạy, cho đến những phương pháp đã được các vị Tổ sư khai triển và cống hiến cho chúng ta.

Đây là cơ hội để chúng ta có thể nhìn lại lịch sử của truyền thống thiền tập, để thấy rằng thiền tập không phải là một cái gì cứng ngắc mà là một thực tại linh động, sống, đổi thay theo thời gian và hoàn cảnh.

Thiền tập phải là một pháp môn đáp ứng được những nhu yếu, những khổ đau của con người, và chúng ta biết nhu yếu và khổ đau của con người qua các thời đại thì không giống nhau.

Nhận thức được như vậy, chúng ta thấy có bổn phận phải giữ cho truyền thống thiền tập đó sống mà đừng biến nó thành một môn học có tính cách trí thức. Khi thiền tập còn giữ được tính cách sinh động của nó, thì nó còn phục vụ được cho con người, vì nó trả lời được những câu hỏi thâm sâu nhất của con người. Đó là những câu hỏi thuộc phạm vi khổ đau và hạnh phúc.

Từ ngày đạo Bụt Đại thừa xuất hiện, thiền tập cũng có thay đổi. Ở đây chúng ta sẽ có cơ hội đề cập đến những phương pháp thiền tập của đạo Bụt Đại thừa. Trước hết ta nói đến các pháp môn ở Ấn Độ, sau đó chúng ta sẽ đi ngang qua thiền tập đã được giảng dạy và thực tập tại Trung Hoa, kế đến chúng ta đi xuống truyền thống thiền tập ở Việt Nam. Trình tự đó không có nghĩa là thiền tập ở Việt Nam là do Trung Hoa truyền xuống. Ngược lại!

Vào thế kỷ thứ ba Tây lịch, thiền sư Việt Nam Khương Tăng Hội, sau thời gian tu học và giảng dạy thiền tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu, ngài đã đi lên miền Bắc, và đã là vị tăng đầu tiên sang giảng dạy thiền tại Trung Hoa. Ngài chẳng những là Sơ Tổ Thiền Tông Việt Nam, mà còn là Sơ Tổ Thiền Tông của Trung Hoa và cả của Nhật Bản nữa.

Chúng ta sẽ bắt đầu môn thiền tập có từ hồi Bụt còn tại thế, do chính Bụt và tăng đoàn của ngài thực tập, rồi tiếp tục bằng thiền tập đã được phát triển sau khi Bụt nhập diệt.

Nói vậy có nghĩa là chúng ta sẽ phối hợp giáo lý Nguyên thủy và Đại thừa để nếu cần, thì sáng tạo thêm những thực tập thích hợp với hoàn cảnh mới, cho con người mới, tại gia cũng như xuất gia, mà ta gọi là Thiền tập tân tu.


[][Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục][]