TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG THIỀN TẬP TRONG ĐẠO BỤT – Q3
TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG THIỀN TẬP TRONG ĐẠO BỤT – Q3
Chương 02: Những phương pháp tu tập Làng Mai
CHÁNH PHÁP CÓ CÔNG NĂNG CHỮA TRỊ
LIÊN HỆ DUYÊN SINH CỦA VẠN PHÁP
NĂM UẨN LÀ LÃNH THỔ CỦA CHÚNG TA
NGHE PHÁP THOẠI LÀ MỘT THIỀN TẬP ĐỂ CHUYỂN Y
Mấy hôm nay dư luận xôn xao vì những cuộc khủng bố. Ở Paris tại một trạm xe lửa hầm, một trái bom nổ, có nhiều người chết và rất nhiều người bị thương.
Cả thành phố náo động, cả đất nước náo động. Lực lượng cảnh sát được tăng lên gấp hai ba lần. Quân đội cũng đã được sử dụng để bảo vệ an ninh cho thị dân, không phải chỉ ở Paris mà còn ở những thành phố khác nữa. Hận thù và bạo động rất lớn. Hiện bây giờ nếu đi vào những siêu thị lớn, chúng ta phải đi qua một ngỏ kiểm soát để xem trong người chúng ta có vũ khí hay chất nổ gì không. Cuộc sống đã trở nên khó chịu, không được thoải mái nữa.
Trong khi ở đạo tràng Mai thôn chúng ta có rất nhiều pháp lạc trong đại giới đàn Nến Ngọc, thì ở những nơi khác lại có những khổ đau như vậy. Chúng ta rất mong làm sao để chia sẻ bớt những an lạc, hạnh phúc của chúng ta cho người chung quanh.
Đạo Bụt có danh từ Pháp lạc, có nghĩa là niềm vui, là hạnh phúc trong khi thực tập chánh pháp.
Chúng ta cũng có danh từ Pháp nhũ. Nhũ tức là sữa, và sữa là thức ăn rất bổ dưỡng. Chánh pháp có tác dụng nuôi dưỡng và trị thương cho chúng ta. Khi ngồi nghe một bài pháp, chúng ta có thể hưởng pháp lạc và hưởng được pháp nhũ. Nếu ngồi nghe với trí năng, thì chúng ta cũng có thể có hạnh phúc khi tiếp xúc được với những tư tưởng cao siêu và nhiệm mầu của Phật pháp. Nhưng niềm vui đó nó nhỏ bé so với pháp nhũ. Pháp nhũ mầu nhiệm hơn, có tính cách nuôi nấng và trị liệu, còn pháp lạc chỉ là niềm vui khi thực tập.
Pháp lạc sâu hay cạn là tùy cách ta nghe pháp thoại. Nếu chỉ biết sử dụng trí năng để tiếp nhận Phật pháp, thì chúng ta chỉ thấy được cái đẹp của những tư tưởng Phật giáo, mà những cái đẹp đó, những tư tưởng đó không thấm sâu vào trong con người của chúng ta để nuôi dưỡng chúng ta được. Đó là vì con người của chúng ta không phải chỉ được làm bằng trí năng. Con người được làm bằng năm yếu tố lớn, và trí năng chỉ là một phần nhỏ của năm yếu tố đó mà thôi. Năm yếu tố đó là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.
Trước hết, pháp lạc có đi vào được trong sắc, tức là trong hình hài của ta hay không? Pháp lạc phải đi vào hình hài, hình hài vật chất. Pháp lạc còn phải đi được vào những cảm thọ của chúng ta. Trong ta có một dòng sông cảm thọ, đêm ngày lưu chuyển, và mỗi giọt nước trong dòng sông đó là một cảm thọ. Phẩm chất đời sống của ta tùy thuộc vào phẩm chất của những cảm thọ trong dòng sông đó. Nếu trong dòng sông đó chỉ có những giọt cảm thọ đau buồn, thì đời sống của chúng ta không có giá trị, chúng ta không làm được niềm vui và hạnh phúc cho người khác. Vì vậy nghe pháp thoại đúng thì lời pháp phải thấm vào trong hình hài của chúng ta và cũng phải thấm vào trong dòng sông cảm thọ của chúng ta.
Làm thế nào để khi nghe pháp chúng ta có những lạc thọ? Nhờ lời pháp mà những khổ thọ ở trong dòng sông đó được ôm ấp, rồi được chuyển hóa. Những cái gọi là xã thọ, tức là những cảm thÍ-không vui, không buồn, không khổ, không lạc, cũng được ôm ấp để biến thành lạc thọ. Đối với những lạc thọ có sẵn, những lạc thọ lành mạnh, khi được chánh pháp ôm ấp, nó lớn lên thêm. Vì vậy cho nên pháp lạc có công năng nuôi dưỡng cảm thọ. Khi nuôi dưỡng được thì nó trị liệu được. Chúng ta có chất liệu của sự sầu khổ, sự tuyệt vọng, đau nhức ở trong ta. Nếu pháp nhũ thật sự là thức ăn bổ dưỡng thì ngoài tác dụng nuôi dưỡng, nó còn có tác dụng trị liệu.
Ở Đông phương, về phương diện y khoa, thì không có ranh giới ngăn cách giữa thức ăn và dược liệu, Ví dụ khi chúng ta ăn chè đậu xanh, hay ăn cháo đậu xanh, thì bát cháo, bát chè đó có thể được gọi là thức ăn mà cũng có thể được gọi là thuốc chữa trị. Khi trong người ta nóng, bị nổi mụt trên mặt, và ngủ không được, thì chúng ta ăn đậu xanh. Đậu xanh làm cho cơ thể mát mẻ. Vì vậy cháo đậu xanh vừa là thức ăn, mà cũng vừa là y dược. Chè Sâm bổ lượng cũng vậy, tất cả các thức ăn đều là y dược, và tất cả các thứ y dược cũng đều là thức ăn. Tây phương cũng đã có cái thấy đó. Chúng ta chỉ cần ăn thôi là chúng ta có thể lành bệnh, và ăn là một nghệ thuật. Biết rằng mình có nên ăn cái đó không, biết rằng mình nên ăn ít hay ăn nhiều cái đó, những cái biết đó đã là chánh pháp để chữa trị rồi.
Trong ta có dòng sông hình hài gọi là sắc. Mỗi tế bào của cơ thể là một giọt nước trong dòng sông hình hài, đó là sắc ấm, là sắc uẩn. Trong ta có dòng sông thứ hai là dòng sông cảm thọ. Pháp lạc phải thấm nhuần vào hai dòng sông đó.
Dòng sông thứ ba của ngũ uẩn là dòng sông tưởng. Tưởng tức là tri giác, là nhận thức của chúng ta. Tưởng đây không phải là tư tưởng mà thôi, cũng không phải là tưởng tượng mà thôi. Tưởng đây là tất cả sinh động của tri giác, tiếng Anh dịch là Perception.
Khi nhìn một bông hồng, chúng ta có tri giác về bông hồng và ta nói: Có bông hồng trước mặt tôi. Cái biết đó gọi là một tưởng. Khi nhìn bàn tay thì ta biết rằng đây là một bàn tay, đây là bàn tay của tôi. Đó cũng là một cái tưởng. Cái tưởng của ta có thể phù hợp với sự thật. Cái tưởng của ta có thể không phù hợp với sự thật. Khi cái tưởng, cái tri giác của ta không phù hợp với sự thật, thì chúng ta gọi nó là một vọng tưởng. Vọng tưởng là một tri giác sai lầm, ngược lại với sự thật. Tâm Kinh Bát Nhã gọi là vọng tưởng điên đảo. Điên đảo tức là lộn ngược. Thực tại là như vậy, nhưng trong cái tưởng của mình, mình thấy nó hoàn toàn khác, đó gọi là một vọng tưởng điên đảo.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta có rất nhiều vọng tưởng điên đảo về bản thân ta, về những người khác, về thế giới. Có khi chúng ta có những vọng tưởng điên đảo về Chúa, về Bụt, về bản thể, về chân như, về niết bàn. Tại vì những danh từ chỉ cho một thực tại, mà thực tại đó ở trong ta lại là một vọng tưởng. Thành ra cái bông hồng mà tôi thấy đây có thể chỉ là một vọng tưởng. Tự thân của bông hồng ra sao thì tôi không biết, nhưng hình ảnh của bông hồng mà tôi đang có trong lòng, có thể chỉ là một vọng tưởng. Vì vậy chánh pháp, như là một luồng ánh sáng đi vào trong ta, có công năng chữa lại cái tri giác của mình để cho nó bớt sai lầm.
Đó là một tác dụng chữa trị của chánh pháp. Ví dụ nhìn người em hay người anh của mình và thấy đó là kẻ thù của mình. Nhìn người đồng bào của mình, nhìn đồng loại của mình và thấy người đó là kẻ thù, thì chắc chắn đó là một vọng tưởng. Mình nghĩ rằng làm cho người đó khổ thì mình sẽ thỏa tấm lòng của mình, điều đó là một vọng tưởng.
Ở Việt Nam chúng ta thường nói: "Chưa đánh được mặt đỏ như vang-Đánh được rồi mặt vàng như nghệ". Có nghĩa là khi chưa đánh được người đó thì mặt mình đỏ như hoa vông vang (mặt đỏ tía tai), mà đánh được, giết được người đó rồi thì mặt mình vàng như nghệ, là vì mình sợ hậu quả quá! Ban đầu vì giận, mình nghĩ rằng tất cả những đau khổ, những điêu linh của mình, là do người đó làm ra, mình phải trừng phạt người đó, phải làm cho người đó thất điên bát đảo, phải đánh người đó, phải giết người đó thì mới hả được cơn giận và mình mới bớt khổ. Đó là khi chưa đánh được, khi chưa làm khổ người đó được, khi chưa giết người đó được. Nhưng khi đánh được rồi, làm khổ người ta được rồi, giết được rồi, thì lúc đó mình đâu thấy hạnh phúc, đâu thấy bớt khổ? Mình lại càng khổ thêm nữa, vì mình sợ luật pháp quá!
Trong cả hai trường hợp, tri giác đều sai lầm, vọng tưởng đều điên đảo hết. Vì vậy vọng tưởng là một màu sắc giả tạo mà mình đem ra bôi cho thực tại để rồi mình nhìn thực tại một cách rất méo mó, đầy màu sắc giả tạo, không thấy được chân tướng của nó.
Diệu pháp là một thứ nước cam lộ, hoặc có thể nói là một thứ thuốc tẩy, có thể tẩy đi tất cả những màu sắc loang lổ đó, và làm cho thực tại hiển hiện ra chân như của nó. Chân như là bản thân của thực tại không bị tri giác của mình làm cho méo mó, không bị tưởng làm cho méo mó, không bị vọng tưởng nhốt vào. Đó là tác dụng của chánh pháp trên tri giác của mình. Mình phải để cho chánh pháp đi vào để chữa trị, để gột rửa những tri giác của mình.
Việt Nam chúng ta cũng có câu "Gà một nhà, bôi mặt đá nhau". Tại vì nếu không bôi thì mình đâu thấy kẻ kia là người thù, cho nên làm sao đá cho được? Nó là em của mình mà làm sao mình đá nó được! Thành ra phải bôi cái mặt của mình, hoặc bôi cái mặt của nó thành màu vàng, màu đỏ, để nó trở thành kẻ thù của mình, thì mình mới có thể đá nó được.
Vì vậy vọng tưởng là một dụng cụ rất quan trọng để tạo ra chiến tranh. Khi người ta muốn lính đi ra trận và giết cho được nhiều, giết cho hăng, thì người ta phải tạo vọng tưởng rằng kẻ kia là rất nguy hiểm cho mình. Guồng máy chiến tranh luôn luôn có những xưởng chế tạo vọng tưởng theo kiểu dây chuyền để phân phát cho những người lính, cho những người sĩ quan. Muốn cho người dân, cho cả nước yểm trợ cuộc chiến tranh thì người ta phải cho dân ăn rất nhiều vọng tưởng! Trước khi gởi những người lính ra trận thì mình phải nói rằng: Ra đó là để bảo vệ thế giới, để bảo vệ tự do. Những người mình sẽ đánh giết là những con quỷ sứ, tàn ác vô cùng! Nếu không có guồng máy tuyên truyền đó, nếu không có guồng máy chế tạo vọng tưởng đó, thì những người lính ra trận sẽ không hăng hái để giết, và để bị giết!
Ngoài ra, trong thời gian huấn luyện mấy tháng, những người lính đó phải thực tập vọng tưởng. Kẻ thù được trình bày dưới hình thức của các bao bố, trong đó đựng cát. Người lính gắn một cây kiếm nhọn vào đầu súng của mình, tập lăn mấy vòng, rồi đứng chồm dậy và thọc đầu kiếm vào bao cát, tượng trưng cho kẻ thù. Trong đầu của người lính, họ phải tưởng tượng đây là một kẻ thù rất nguy hiểm. Nếu mình không giết nó thì nó sẽ giết mình. Trong suốt thời gian mấy tháng luyện tập để ra trận đó, người lính hoàn toàn sử dụng vọng tưởng.
Trong trận chiến tranh Gulf War giữa Hoa Kỳ và Iraq, những chuyện đó đã xảy ra, mình đã quan sát và mình đã thấy. Mình có một gia đình ở nhà, có vợ, có con, mình bị gởi ra mặt trận, mình rất đau khổ, mình phải lìa con thơ, phải lìa đời sống gia đình thường nhật của mình, để đi qua một nước xa lạ, toàn là sa mạc. Nhưng để cho mình thấy có một sứ mạng cao cả, làm chuyện đi giết kẻ thù đó là để cứu nhân loại, thì người ta cho mình ăn vọng tưởng, người ta nuôi dưỡng những vọng tưởng cho mình, tưới tẩm bao nhiêu hận thù trong mình!
Nếu không có hận thù trong anh, không có sự sợ hãi trong anh, thì anh không có khả năng đâm một cây kiếm vào cơ thể của một người đồng loại. Làm sao anh có can đảm đâm một lưỡi dao vào một người đồng loại? Trong ta, không ai có khả năng đó cả. Chỉ trừ khi chúng ta thấy rằng, nghĩ rằng đối tượng kia là một người nguy hiểm, một con quái vật, nếu không trừ diệt nó, thì ta sẽ chết, vợ con ta sẽ chết, đồng loại ta sẽ chết. Cho nên người ta mới luyện cho mình cái khả năng gầm lên như một con thú dữ, để đâm lưỡi dao vào bao cát. Đâm được bao cát rồi thì mới có thể đâm được người lính kia!
Trong đời sống hàng ngày chúng ta chế tạo vọng tưởng để nuôi dưỡng căm thù, nuôi dưỡng chiến tranh.
Người tu là người làm ngược lại. Người tu là người phải dùng giáo pháp để gột sạch vọng tưởng, để thấy con gà kia không phải là kẻ thù, con gà kia là con gà anh, và màu sắc để bôi mặt chỉ là những vọng tưởng. Màu sắc đó có thể gọi là màu sắc của ý thức hệ. Đó chỉ là một danh từ, một ý niệm. Ấy vậy mà vì danh từ đó, vì ý thức hệ đó, mình không nhận ra được người kia là người anh em của mình, cho nên mình có khả năng giết người kia.
Trong đời sống thường nhật cũng vậy. Sống chung trong một gia đình, nếu mình giận người kia, nếu mình thù người kia, nếu mình trách móc, ghét bỏ người kia, thì đó cũng tại những chất màu của vọng tưởng đang có mặt trong ta. Nếu ta tiếp nhận được chánh pháp, nếu ta gột sạch được màu đó, thì ta sẽ thấy rằng người kia là chị của ta, người kia là em của ta, là anh của ta. Điều đáng làm nhất là ôm người đó vào lòng và nói: Tôi thương anh, tôi thương chị, tôi thương em. Tôi không muốn làm em khổ, tôi không muốn làm chị khổ, tôi không muốn làm anh khổ, tại vì tôi biết rằng làm cho anh khổ tức là làm cho tôi khổ. Đó là cái thấy khi những màu sắc của vọng tưởng được gột rửa.
Cái thấy đó gọi là trí, là Bát nhã. Khi bông hồng hiển lộ ra chân như của nó, đó là nhờ trí tuệ.
Nhìn vào bông hồng mà quán chiếu thì ta thấy rằng bông hồng được làm bằng những yếu tố không phải là bông hồng, Bông hồng được làm bằng mặt trời, bằng đám mây, bằng đại địa, và mình thấy được tính duyên sinh của bông hồng. Lúc đó bông hồng từ từ hiển lộ ra với cái chân như của nó. Nếu nhìn bông hồng như một thực tại độc lập, không dính gì tới mặt trời, không dính gì tới đám mây, không dính gì tới người làm vườn, thì mình kẹt vào ý niệm "ngã" về bông hồng, và mình chỉ có một vọng tưởng điên đảo về bông hồng mà thôi. Nhìn một người sư anh, sư chị hay sư em cũng vậy, mình phải nhìn trong liên hệ duyên sinh của họ.
Liên hệ duyên sinh là gì? Là một phương pháp nhìn, đó là chánh pháp. Chánh pháp đó phải đi vào trong dòng sông của tưởng, của tri giác để chữa trị, để sửa lại những méo mó, những lệch lạc của nhận thức mình. Cho nên khi ngồi nghe pháp là thực tập chữa trị. Mình mở lòng ra để cho pháp đi vào. Đi vào tới đâu thì nó chữa trị, nó nuôi dưỡng tới đó. Đừng đem trí năng ra để hứng lấy những danh từ, những tư tưởng trong khi nghe pháp. Trí năng không phải là thứ dụng cụ để tiếp nhận chánh pháp. Mình phải đem hình hài của mình ra để tiếp nhận. Cũng như khi ăn một bát cháo đậu xanh, mình phải ăn bằng hình hài của mình, để cho bát cháo đó thấm vào trong hình hài của mình, chứ không thể ăn bằng ý niệm, hay ăn bằng cảm thọ.
Khi ăn, nhiều khi chúng ta chỉ ăn bằng cảm thọ. Dưa cải kho chẳng hạn, là một món mà người Việt rất thích. Dưa cải kho rất mặn, ăn với cơm, mình có thể ăn rất nhiều bát cơm. Chúng ta nói rằng ở đời sao có thứ thức ăn ngon như vầy? Những người không quen với món đó, ăn vào thì thấy chẳng ngon gì hết! Nhưng có nhiều người rất thích, cho nên khi ăn, họ ăn bằng cảm thọ, mà không ăn cho cơ thể của họ. Nếu ăn cho cơ thể thì chúng ta biết ăn thứ nào nó thật sự có bổ dưỡng.
Chúng ta cũng thường ăn bằng tập khí của chúng ta. Có những món ăn ghê gớm lắm, người không biết món đó, nhìn thấy là le lưỡi, không dám đụng đến. Nhưng vì tập khí, chúng ta thường mê những món như vậy. Có một lần tôi thấy một ông Tây ăn thịt ngựa sống. Tôi sợ quá, tự hỏi tại sao lại có thể ăn được như vậy? Nhưng ông ta ăn rất ngon. Thịt ngựa sống ông trộn với không biết giấm hay hành sống gì đó, và ông ngồi ăn rất ngon lành. Ăn và uống rượu vang nữa! Còn tôi thì sợ quá khi thấy món ăn đó!
Thọ hay là cảm thọ là một hiện tượng tâm lý. Trong từ ngữ Phật giáo chúng ta gọi là tâm hành, Citta Sam(k(r(s. Một hiện tượng tâm lý gọi là một tâm hành. Một hiện tượng vật lý thì gọi là một sắc hành. Tưởng là một hiện tượng tâm lý khác, một tâm hành khác. Vì vậy cho nên trong năm uẩn, uẩn thứ nhất là sắc hành; uẩn thứ hai (thọ) là một tâm hành; uẩn thứ ba (tưởng) là một tâm hành khác; uẩn thứ tư (hành) cũng là tâm hành, nhưng nó gồm rất nhiều tâm hành họp lại, nó chứa khoảng 50 tâm hành; và uẩn thứ năm là thức, chứa các tâm hành khi chúng chưa phát hiện.
Làng Mai chúng ta thường trình bày năm uẩn dưới hình thái của một trái quít năm múi. Múi thứ nhất là múi sắc, R(pa, tiếng Pháp là forme, được coi như là một dòng sông, dòng sông hình hài, luôn luôn biến chuyển. Mỗi tế bào trong cơ thể là một giọt nước trong dòng sông. Nghe pháp như thế nào để cho những tế bào của cơ thể tiếp nhận được, thừa hưởng được lời pháp thì mới gọi là nghe pháp.
Múi quít thứ hai là thọ, V(dana, tiếng Pháp là Sensation, tức là những cảm thọ dễ chịu, khó chịu hay là trung tính. Đây là dòng sông thứ hai. Thiền tập tức là nhận diện sự sinh khởi, tồn tại và biến hoại của những cảm thọ trong dòng sông cảm thọ trong tư thế ngồi, trong tư thế đi, đứng, nằm. Trong mọi tư thế của thân thể, ta có thể quán sát, nhận diện cảm thọ. Nó là một tâm hành. Tất cả các hành đều là vô thường. Chư hạnh vô thường. Vì vậy cho nên thọ cũng vô thường.
Múi quít thứ ba là tưởng, Sanjin(, Perception, tức là những tri giác. Chúng ta biết đây là bông hồng, đây là bàn tay, đây là một sư anh hay một sư em. Đó là tưởng. Tưởng cũng là một tâm hành. Trong đạo Bụt, chúng ta nói tới 51 loại tâm hành, đó là đạo Bụt của Pháp Tướng Tông. Có nhiều tông phái Phật giáo, và tông phái nào cũng có văn học A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma), nghĩa là cũng phân tích, cũng nghiên cứu về tâm.
Số tâm hành trình bày trong mỗi tông phái hơi khác nhau. Có tông nói 52, 53, có tông nói 48, 49. Với Duy Thức Tông, người ta có 51 tâm hành, trong đó thọ là một, và tưởng là một tâm hành khác.
Tất cả các tâm hành khác đều nằm ở múi thứ tư gọi là hành, Sam(k(r(s, Impression. Hành đây là tâm hành, có nghĩa là 49 cái còn lại, ví dụ như: Phận, hận, phú, não, tần, sang, cuốn, siểm, hại, kiêu, vô tàm, vô quý, trạo cữ, hôn trầm, thất niệm, bất chánh tri, tín, tàm quý, vô tham, vô sân, vô si, cần, khinh an, bất phóng dật, hành xã, bất hại v.v... Các sư cô, sư chú nên học thuộc lòng để nhận diện những tâm hành của mình. Danh sách những tâm hành chúng ta đã liệt kê dầy đủ trong các khóa mùa Đông trước đây. Chúng ta cũng có phát hiện ra một số tâm hành khác chưa được liệt kê trong truyền thống, và chúng ta đã thêm vào. Đó là việc tiếp nối sự nghiệp của cha ông.
Vậy thì múi quít thứ tư tượng trưng cho tất cả các tâm hành không phải là thọ và không phải là tưởng, như cáigiận, cái lo, cái ganh, cái ghét. Mỗi khi nó biểu hiện ra, mình phải nhận diện nó, phải ôm ấp nó, phải quán chiếu nó. Đó gọi là thiền tập. Nếu làm được như vậy thì mình mới không bị nó cuốn đi, tại vì mỗi tâm hành là một đợt sóng vĩ đại, mình có thể bị cuốn đi theo.
Trong số đó cóù nhiều tâm hành rất tốt. Tâm hành bằng vàng, bằng ngọc mà nếu biết sử dụng, thì mình làm ra những vùng năng lượng rất lớn, có thể gột rửa, có thể chuyển hóa, có thể làm mới được cả thân tâm. Đó là những tâm hành gọi là tâm hành thiện, CoSa-la Chitta Sam(k(r(s. Ví dụ như tâm hành niệm, tức là chánh niệm. Niệm nằm ở trong đất tâm, giống như chất Uranium. Nếu biết sử dụng chất Uranium thì mình có thể làm ra nguyên tử lực.
Niệm là Phật tính ở trong con người chúng ta, trong niệm có chứa chất liệu của định và của tuệ. Mà niệm, định, tuệ là ba tâm hành thuộc về loại tâm hành gọi là phổ biến, tức là có thể có mặt được bất cứ ở đâu và lúc nào. Có khi người ta gọi chúng là tâm sở hay tâm hành biến hành. Tất cả đều có mặt dưới hình thức của những hạt giống. Biến hành mình dịch là universal, còn biệt cảnh mình dịch là particular. Các tâm hành biến hành như Xúc,tác, ý, thọ, tưởng, tư chúng luôn luôn có mặt, nhưng các tâm hành biệt cảnh như Dục, thắng, giải, niệm, định, huệ thì mình phải đánh động nó, phải mời mọc nó thì nó mới hiển hiện. Đó là trường hợp của niệm, định và tuệ trong thực tập hơi thở chánh niệm của chúng ta.
Tâm hành là gì? Tâm hành là những hiện tượng tâm lý đang biểu hiện và đang lưu hành, đang trôi chảy. Trong Duy Thức Tông chúng ta có danh từ Hiện hành, có khi gọi là Hiện hạnh. Ví dụ khi mình đang giận thì có năng lượng của giận nó trào lên, nó chi phối thân và tâm. Lúc đó nếu mình thở vào, thở ra trong chánh niệm thì mình biết cái giận đang có ở trong mình. Mình biết rằng cái giận là một tâm hành đang có mặt, đang có tác dụng. Lúc đó nó là một hiện hành. Nhưng những lúc nó không hiện hành thì nó ở đâu? Làm sao từ không mà nó trở thành có được?
Vì vậy cho nên chúng ta có múi quít thứ năm là thức, Vijnna, Conscience. Thức là chỗ chứa đựng tất cả những tâm hành khi chúng chưa phát hiện. Chúng ta có một danh từ rất hay là chủng tử, Bija, có nghĩa là hạt giống. Tất cả 51 tâm hành này đều có hạt giống ở trong tâm thức. Phật giáo Bắc tông thường hay ví thức với đất, tâm địa, hay đất tâm. Trong đất tâm này có chứa tất cả 51 loại hạt giống của các tâm hành. Khi không giận thì hạt giống đó chưa hiện hành, tức là chưa biểu hiện và lưu hành. Nhưng hạt giống giận vẫn có đó. Anh đang cười vui, đang hoan hỷ, anh có giận gì đâu? Như vậy không có nghĩa là cái giận không có trong anh. Nó có trong anh, nhưng tiềm tàng dưới hình thức của một chủng tử, một hạt giống nằm trong nhà kho. Vì vậy mà thức, theo cái thấy của Duy thức tông, là kho chứa đựng tất cả các hạt giống. Nói theo danh từ chuyên môn là Nhất thiếtChủng thức, The consciousness of all the seeds, tiếng Phạn là Sarva Bijaka. Đó là múi quít thứ năm. Từ múi quít thứ năm, những hạt giống sẽ biểu hiện ra thành 51 tâm hành, như thọ, như tưởng. hay như trường hợp của 49 tâm hành khác.
Thiền tập là để thấy được, để nhận diện được những tâm hành đó để có thể nuôi nấng những tâm hành như niệm, như định, như tuệ, và để gột rửa, chuyển hóa, những tâm hành như vọng tưởng, hay kiêu mạn, nghi ngờ v.v... Đây là con người của chúng ta, đây là đất đai của chúng ta, đây là lãnh thổ của chúng ta. Người tu phải chăm sóc cái lãnh thổ của mình.
Chúng ta cứ nghĩ rằng lãnh thổ của chúng ta là cái cơ sở chúng ta đang gầy dựng, là nhân viên của chúng ta, là sự nghiệp của chúng ta. Nhưng kỳ thật lãnh thổ của chúng ta là phạm vi của năm uẩn. Chúng ta là vua, chúng ta là nữ hoàng trị vì lãnh thổ đó. Chúng ta phải đóng vai người trị vì một cách đàng hoàng. Hễ có chiến tranh, hễ có xáo trộn, hễ có lụt lội, hễ có cướp bóc, hễ có bất công ở trong vương quốc của chúng ta, thì chúng ta phải biết và phải giải quyết, nếu không thì lãnh thổ của chúng ta là một vùng đất đau thương. Tại sao phải đi nhìn vào lãnh thổ của người khác để phê phán, trong khi lãnh thổ của mình rất là bê bối, mình không làm tròn phận sự của một vị nữ hoàng, một vị đế vương? Mình phải có nghệ thuật trị nước. Vì vậy cho nên thực hiện một cuộc trở về là bước đầu tiên của sự tu học.
Khi ngồi nghe pháp thoại, chúng ta phải làm thế nào để lời pháp đi vào được trong tâm hành đang có mặt trong giây phút hiện tại. Tâm hành đó là buồn, là vui, là giận, là ghét, là lo lắng. Ta phải làm thế nào để trong khi nghe, pháp có thể đi xuyên vào sắc, thọ, tưởng, hành, và đi sâu được cả vào thức, pháp phải đánh động tới được chiều sâu của tâm thức. Đó mới là biết nghe pháp thoại. Nghe pháp là một thực tập. Nghe pháp không phải làhọc lý thuyết để đem ra áp dụng vào sự thực hành.
Ngồi nghe pháp, tự thân nó đã là một sự thực tập rồi, nghe để có một sự thay đổi tận gốc. Mà gốc là ở múi quít thứ năm. Để cho pháp đi lọt vào trong thức, đánh động những hạt giống trong nhà kho, mới thật là sự tu tập.
Trong Duy Thức học có danh từ Chuyển y. Y tức là nền móng. Mà nền móng của chúng ta là Nhất thiết Chủng thức, có khi gọi là Tàng thức. Tàng tức là cất giữ, store, depot. Sự thay đổi đáng kể nhất là sự thay đổi ở tại nền móng. Chuyển y là sự thay đổi tận nơi nền móng. Chuyển y tiếng Phạn là A(rayapar(vritty. Aíraya là y, Par(vritty là chuyển. Vậy thì khi nghe pháp phải ngồi như thế nào, phải nghe như thế nào để pháp thấm vào hình hài, vào cảm thọ, vào tưởng, vào tâm hành nào đang có mặt, dầu là tưởng hay là thọ, và rốt cuộc nó phải đánh động được tới những hạt giống trong tâm thức.
Pháp lạc và pháp nhũ là cái mà chúng ta phải được thừa hưởng trong từng giây phút của đời sống tu học, thì ta mới lớn lên mau được. Nếu biết cách thì ba ngày, năm ngày, mười ngày là đủ để chúng ta lớn lên rất mạnh. Khi nghe tiếng chuông chẳng hạn, tiếng chuông báo chúng hay tiếng chuông gia trì, thì trong tư thế ngồi, trong tư thế đi, trong tư thế đứng, chúng ta làm sao cho tiếng chuông đó thấm được vào trong hình hài, thấm vào được trong cảm thọ, trong tri giác của chúng ta.
Tất cả chúng ta đều có nghe tiếng chuông đó, nhưng có người nghe hời hợt, có người nghe rất sâu. Tiếng chuông là một tiếng gọi rất sâu thẳm. Chiều sâu thăm thẳm của tâm thức, chúng ta có thể đạt tới được nếu chúng ta biết nương theo tiếng chuông để đi xuống, hoặc để đi lên, tại vì xuống hay lên chẳng qua chỉ là những danh từ thôi. Đi xuống tới chỗ sâu thẳm nhất của ta, hay đi lên tới đỉnh chót vót nhất của ta, đó chỉ là một cách nói thôi.
Bong bong, tôi là chương đại hồng,
Ngôi chùa xưa trên đỉnh núi.
Quí vị có biết ngôi chùa xưa trên đỉnh núi là gì không? Đó là quê hương của chúng ta, đó là quê hương tâm linh cao chót vót của chúng ta, mà đỉnh tâm linh đó nằm trong ta. Khi hát Bong bong, tôi là chuông đại hồng. Ngôi chùa xưa trên đỉnh núi thì ta chỉ lên trên trời, nhưng kỳ thật, đó không phải là cái hướng đích thực của đỉnh núi tâm linh cao chót vót của chúng ta. Cái đỉnh núi tâm linh cao chót vót nó ở trong ta. Nhưng nếu ta lấy ngón tay mà chỉ vào ngực ta, thì cũng không đúng. Tại vì đây chỉ là cái hình hài mà thôi, ta tưởng lầm đây mới là ta, còn cái kia là ở ngoài. Cái đỉnh tâm linh cao chót vót của chúng ta nó không phải ở trong, nó cũng không phải ở ngoài. Trong và ngoài chẳng qua chỉ là những cái vọng tưởng. Nguyễn Công Trứ có nói: Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài.
Khi mới tu, người ta đang làm việc ngon trớn, đang nói chuyện ngon trớn, mà nghe một tiếng chuông thì thấy giận lắm, bực lắm! Có một Phật tử rất thương Làng Mai, tới giúp Làng Mai nấu cơm cho ba bốn trăm người, nhưng ông ta không chịu nổi tiếng đồng hồ treo ở trong bếp. Tại vì theo nguyên tắc thực tập, mỗi 15 phút ñoàng hoà ñieåm moät laàn, thì oâng phaûi ngöng laïi ñeå thôû. Ông đang làm ngon trớn như vậy mà phải ngưng lại để thở là khổ lắm! Cho nên trong khi đại chúng đi khỏi, ông lén tháo đồng hồ đem treo ở một phòng khác. Cái đó cũng do thương mà ra! Đang làm ngon trớn như vậy mà phải ngưng lại thì tức quá, cho nên ông thương theo kiểu của ông!
Cũng như khi sư chú đang say sưa chia sẽ một giáo pháp tâm đắc, mà tự nhiên có tiếng chuông thì sư chú giận quá chừng! Ban đầu thì ráng ngừng, không có hạnh phúc, nhưng khi thở được một vài hơi thì cái pháp lạc nó bắt đầu xuất hiện. Nhờ vậy cái bực chuyển thành pháp lạc. Nếu sư chú làm hay thì khi chuông thỉnh đến tiếng thứ hai là chú bắt đầu leo lên đến đỉnh cao của tâm linh. Một tiếng gọi rất là sâu thẳm mà khi ngồi thiền, đi thiền, chúng ta phải nghe cho được tiếng gọi tâm linh đó, tiếng chuông của ngôi chùa cổ đó.
Người trong truyền thống đạo Bụt cũng vậy, mà người trong truyền thống đạo Cơ Đốc cũng vậy, chúng ta gọi điểm cao đó là Pagoda hay là Temple cũng được. Điều quan trọng là chúng ta biết nó là điểm cao tâm linh chót vót, nó là nguồn gốc của chúng ta, là chỗ chúng ta khao khát trở về.
Ngày xưa tôi có làm một bài thơ nói về buổi trưa hè ở Việt Nam. Buổi trưa mùa hè miền quê Việt Nam nó im lặng một cách lạ kỳ. Những đám mây đứng yên như trở thành những tảng đá. Những ngọn lá, những trái cây đứng im như được làm bằng ngọc thạch. Không có một sự di chuyển nào cả! Vũ trụ như ngưng đọng lại. Trong bài thơ đó có câu: Trưa, ôi những buổi trưa lắng vào tuyệt đối-trời cao xanh ngắt, bâng khuâng nghe tiếng gọi tôi về. Tiềm thức dâng tràn u hoài của thăng trầm mấy kiếp. Lá đón nắng hồng mai đến: Chiếc áo tháng Tư nhẹ sắc, thoáng hương kỳ ảo mùa Xuân.
Trong buổi trưa yên lặng như vậy, mình nghe một tiếng gọi như từ ngàn đời xa xưa kéo mình trở về. Tại vì mình là những người cùng tử, đi lang thang đã muôn ngàn triệu kiếp! Mình đã bỏ nhà ra đi, bỏ đỉnh tâm linh cao chót vót để ra đi. Vì vậy mà có những tiếng chuông kêu mình trở về, và buổi trưa là một tiếng chuông. Một cơn mưa lớn cũng là một tiếng chuông gọi mình về trong nháy mắt. Đi máy bay, đi hỏa tiễn, có thể cũng còn lâu hơn nhiều. Đi về điểm cao tâm linh bằng hơi thở thì nhanh lắm.
Hơi thở giống như một phương tiện chuyên chở rất mầu nhiệm. Thở vào, và chỉ cần biết là hơi thở vào, thì chúng ta đã trở về đỉnh núi rồi, và hơi thở trở nên là hơi thở chánh niệm, có phẩm chất rất cao, đưa ta về đỉnh tâm linh chót vót đó.
Hơi thở đó cũng có thể đem tới pháp lạc rất lớn, và chỉ khi nào ta buông bỏ được, trở thành con người tự do thì phẩm chất hơi thở của ta mới thật sự là cao, và pháp lạc mới thật sự là lớn. Chỉ cần thở thôi và một hơi thở vào có thể kéo dài tám, mười hay mười hai giây đồng hồ. Trong mười mấy giây đó mình nuôi dưỡng thân, nuôi dưỡng thọ, nuôi dưỡng tưởng, nuôi dưỡng thức của mình rất là sâu sắc. Mình cảm thấy pháp lạc rất rõ ràng, Mình không lao động, không cố gắng, không tranh đấu gì cả, mình chỉ hoàn toàn thừa hưởng. Phẩm chất của pháp lạc mà ta được thừa hưởng đó tùy thuộc vào mức độ tự do của ta. Anh tự do được hay không là do anh có buông bỏ được cái kia hay không. Cái kia có thể là cái lo, cái buồn, cái khổ hay là cái thích thú.
Khi anh đang chia sẻ một cái mà anh rất quý với một người bạn, mà bị tiếng chuông làm anh ngừng lại, thì anh rất giận. Anh nói tiếng chuông không phải thời! Đợi người ta nói xong rồi thỉnh có phải hay biết mấy không? Ban đầu thì anh không buông được, nhưng tại vì anh đã thở tới giây thứ tư, thứ năm của hơi thở vào, nên tự nhiên anh thấy anh buông được, anh mỉm cười: Trời đất ơi! Cái này nó quý, nó ngon lành, nó thanh tịnh, nó an lạc gấp cả triệu lần cái thích thú hồi nãy, vậy mà mình dại dột, mình bực nó! Tất cả chúng ta người nào cũng đều đã đi qua kinh nghiệm đó hết.
Trong khi sư chú ngồi đợi thầy vào để nói pháp, thì tại sao sư chú không thực tập sự nuôi dưỡng thân, thọ của mình bằng pháp lạc đó, mà lại chờ đợi? Chờ đợi cái gì? Chờ bài pháp thoại? Bài pháp thoại đó đã có sẵn ở trong sư chú rồi! Tại sao mình phải nói chuyện với người khác trong khi chờ đợi? Tại sao đi vào pháp đường mà không bắt đầu ngay chuyện thừa hưởng pháp lạc?
Pháp lạc ở đâu lại không có mà phải vào thiền đường mới có? Phải làm thế nào để trong khi chúng ta rửa rau, rửa bát thì pháp lạc cũng có mặt. Chúng ta có thông minh, có tài năng, chúng ta phải sử dụng cái thông minh và tài năng đó để tổ chức đời sống như thế nào để cho trong mỗi giây phút của đời sống hàng ngày, chúng ta đều có pháp lạc. Hơi thở đó, nụ cười đó, tiếng chuông đó là để làm gì? Là để cho chúng ta sử dụng mà nuôi nấng pháp lạc của chúng ta. Trong một bài thơ Lưu Trọng Lư có viết mấy câu rất buồn:
Mời anh cạn hết chén này,
Non vàng ở cuối non Tây ngậm buồn,
Tiếng gà gáy dục trong sương,
Nữa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay!
Câu đáng nói là câu: Nữa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay!
Chúng ta đã làm gì cuộc đời của chúng ta? Đi phiêu lãng, chìm đắm và trôi lăn trong sinh tử. Không có giải pháp nào hết!
Để lòng với rượu cùng say,
Giờ đây lời nói chua cay lạ thường.
Đó là tâm tình của thi sĩ. Thấy được mình đã để hết đời mình vào cuộc phiêu lãng, nhưng không có cách nào để có thể chấm dứt được, mà chỉ có phương cách uống rượu thôi. Nữa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay, Để lòng với rượu cùng say, Giờ đây lời nói chua cay lạ thường. Tội nghiệp vô cùng!
Khi nghe tiếng chuông, nếu biết nương vào tiếng chuông để trở về đỉnh tâm linh cao chót vót, là chúng ta có thể chấm dứt cuộc phiêu lãng. Chúng ta có thể đang phiêu lãng trong mỗi giây phút của đời sống hàng ngày. Chúng ta thường nói "phiêu lãng trong biển sinh tử", có nghĩa là khi chết rồi thì mới phiêu lãng. Không! Chúng ta đâu có chết rồi mới phiêu lãng? Chúng ta đang phiêu lãng trong từng giây từng phút. Thọ chìm đắm, trôi lăn. Tưởng chìm đắm, trôi lăn. Tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, phẩn, hận, phú, não, tật, xan cũng đang chìm đắm, trôi lăn. Chúng ta bị nhồi theo những đợt sóng của tâm thức, chúng ta luôn luôn phiêu lạc, và chúng ta đã phiêu lạc mấy mươi năm của đời chúng ta rồi, cho nên tiếng chuông là để thức tỉnh: Con ơi, con đừng phiêu lạc nữa, con hãy trở về với cha, con hãy trở về với mẹ, con hãy trở về với thầy, với quê hương tâm linh cao chót vót của con.
Mình đang ngồi đó hay đứng đó, thở vào một hơi là mình trở về được. Tu tập là tu tập trở về trong mỗi giây phút, trở về với sự sống, trở về với cái an lạc có sẳn trong tâm thức của chúng ta. Tùy anh chọn lựa giữa hai cái. Một là cuộc phiêu lãng, tiếp tục phiêu lãng. Hai là trở về, trở về với vững chãi, với thảnh thơi để cho mình có an lạc. để cho mình trở thành chỗ nương tựa của biết bao nhiêu người đang chới với ở quanh ta. Đó là mục đích của người tu.
Mỗi giây phút của thực tập là một sự quay về. Tam quy không phải là giáo lý cho người sơ cơ, tam quy là sự quay về với Bụt, với Pháp, với Tăng. Quay về bằng những phương tiện nào? Quay về bằng hơi thở, bằng bước chân, bằng tiếng chuông chánh niệm.
Nếu quý vị tới Làng Mai mà chưa nắm được những phương pháp, những kỷ thuật thở, đi, nghe chuông, mỉm cười thì phải lập tức học ngay ngày hôm nay, đừng để ngày mai mới học. Nếu mình là những thầy, những sư cô, sư chú ở trong làng, thấy có một người bạn thiền tới, thì mình biết rằng người này rất cần mình chăm sóc và chỉ dẫn cho những phương pháp đó, chứ đừng để cho họ ở đây 24 giờ đồng hồ mà chưa biết đi, chưa biết thở, chưa biết mỉm cười, chưa biết nghe chuông, thì rất tội cho họ. Mình phụ những tấm lòng ở trong thiên hạ. Khi một người bạn tới đây là họ có một tấm lòng. Họ đem tấm lòng ra để tới. Cho nên mình cũng nên đem tấm lòng của mình ra để đón tiếp.
Em ơi, em đã biết ngồi yên chưa? Tại vì tỉnh tọa là cả một nghệ thuật. Ngồi yên được thì trần lụy có thể tiêu tan. Để chị chỉ cho em cách ngồi yên. Mình chỉ có thể chỉ được cho người đó trên cơ bản của sự thực tập, kinh nghiệm của chính mình. Thì giờ của chúng ta ở đây là để làm chuyện đó, và chúng ta cùng làm chung với nhau. Chúng ta nương tựa vào nhau. Thì giờ của chúng ta không phải để làm những chuyện khác, rất là uổng phí. Người ta đang đau khổ, người ta đang lo lắng, đang oán hận, người ta đang nghĩ cách đặt những trái bom để cho người khác thấy được sự uất ức của mình. Chúng ta có cơ hội tới với nhau để tu tập thì chúng ta phải sử dụng một cách rất thông minh thì giờ của chúng ta, không phải để làm gì cả, mà chỉ để làm cho sự thảnh thơi, sự hiểu biết, sự thương yêu, sự an lạc thật sự có mặt.
Xã hội của chúng ta đang đói khát những chất liệu đó, cho nên chúng ta phải chế tác những chất liệu đó để cung cấp cho bản thân, và cung cấp cho những người chung quanh.
[Chương trước][Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục][Chương tiếp theo]