TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG THIỀN TẬP TRONG ĐẠO BỤT – Q2

MỤC LỤC

TRUYỀN THỐNG SINH ĐỘNG THIỀN TẬP TRONG ĐẠO BỤT – Q2

Chương 02: Các Môn Phái Và Giáo Điển Sinh Động

2. Thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi

NGUỒN GỐC

TÂM ẤN VÀ THẦY TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

PHƯƠNG CÁCH TRUYỀN TÂM ẤN

TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI VÀ THIỀN VIỆT LAI ẤN

TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI VÀ TRÍ TUỆ BÁT NHÃ

KHÔNG QUÁN

NHỮNG DANH TĂNG CỦA THIỀN PHÁI TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

GIAO CHÂU TRONG THỜI TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

NHỮNG DANH TĂNG ÍT ĐƯỢC BIẾT CỦA GIAO CHÂU

TỔNG TRÌ TRONG TÔNG PHÁI TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

BỐN KHÍA CẠNH CỦA ĐÀ LA NI

NỘI DUNG KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG TỔNG TRÌ


Chương 02: Các Môn Phái Và Giáo Điển Sinh Động

2. Thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi

Thiền tập Sinh dộng Thế kỷ thứ 6:

An trú-Tâm Ấn của Mật Tông-Tổng Trì Tam Ma Địa

NGUỒN GỐC

Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dịch theo chữ Hán là Diệt Hỷ, tức là niềm vui của tịch diệt. Tiếng Phạn là Vinataruci.

Thiền sư Vinataruci tới từ miền Nam Ấn Độ, đi bằng đường biển, và năm 562 thì cập bến có thể là Quảng Châu hoặc Giao Châu, chúng ta không biết rõ. Khoảng mười mấy năm sau thì ở Trung Hoa có một Pháp nạn (xảy ra từ năm 574 cho đến năm 577) do vua Vũ Đế nhà Bắc Chu gây ra. Nhà vua ghét Phật giáo nên đàn áp Phật giáo, không cho làm chùa, không cho in kinh, không cho giảng Pháp, không cho mở Đại Giới Đàn. Vì vậy mà một số các thầy phải lánh đi.

Trong thời gian pháp nạn đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có được gặp thiền Tổ thứ Ba ở bên Trung Quốc, tức là thầy Tăng Xán, hồi đó tổ cũng đang lánh nạn ở núi Tư Không. Đó là theo tài liệu của Thiền Uyển Tập Anh, có nghĩa là tập hợp những bông hoa đẹp nhất trong khu vườn thiền tập ở Việt Nam. Tên đầy đủ của sách là Đại Nam Thiền Uyển Tập Anh Ngữ lục.

Theo Thiền Uyển Tập Anh thì cuộc gặp gỡ giữa hai thầy Tăng Xán và Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không kéo dài lâu. Trong lúc gặp gỡ thầy Tăng Xán có nói rằng "Thôi thầy đừng ở đây nữa, thầy nên đi về Giao Châu, yên ổn hơn để hành đạo". Cố nhiên thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi nghe theo và đi về Giao Châu. Nhưng thầy không đi ngay. Theo Thiền Uyển Tập Anh thì mải đến năm 580 thầy mới về tới Giao Châu. Khi đến Giao Châu, thầy ở tại chùa Pháp Vân. Chùa Pháp Vân hiện còn ở miền Bắc Việt Nam. Có bốn chùa rất xưa ở Việt Nam là chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, và Pháp Điện.

Hồi đó ở Pháp Vân có một thiền sư Việt Nam đang dạy đồ chúng, tên là thiền sư Quán Duyên, có nghĩa là quán chiếu về 12 nhân duyên. Tên bình dân của chùa Pháp Vân là Chùa Dâu. Dâu ở đây là dâu nuôi tằm chứ không phải dâu Tây (fraise). Trong số đệ tử của thầy Quán Duyên có một thầy tên là Pháp Hiền. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã dạy thêm cho thầy Pháp Hiền, và cho thầy Pháp Hiền đắc pháp, tức là trao cho thầy một cái đèn để làm giáo thọ.

Khi thầy Quán Duyên tịch rồi thì thầy Pháp Hiền bắt đầu dạy chúng. Thiền Uyển Tập Anh có đoạn nói rằng các vị xuất gia theo học với thầy Pháp Hiền hồi đó lên tới 300 vị, có nghĩa rằng lúc đó chùa Pháp Vân chắc lớn lắm. Đến năm 594 thì thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tịch. Đó là những con số mà Thiền Uyển Tập Anh đưa ra. Sách Thiền Uyển Tập Anh có nói rằng năm 562 thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tới Trường An tức là tới kinh đô. Theo tôi thì những chi tiết này không được đúng lắm! Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có thể đến Quảng Châu hay Giao Châu sớm hơn.

Cũng theo Thiền Uyển Tập Anh, trước khi đến chùa Pháp Vân, thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã dịch hai kinh là kinh Tượng Đầu, tức là kinh Đầu Voi, và kinh Nghiệp Báo Sai Biệt. Khi tới Chùa Pháp Vân thì thầy dịch thêm một kinh nữa gọi là kinh Tổng Trì. Nhưng chúng ta lại có một tài liệu của Phật giáo Trung Quốc nói hơi khác. Đó là tài liệu Thích Thị Thông Giám của một thiền sư tên là Thích Bảo Giác, người Trung Hoa. Thích Thị tức là The Sakya Family. Thích thị Thông Giám có ghi chép về thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi và nói rằng năm 582 thì thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi vẫn còn ở bên Trung Hoa, chưa về đến Chùa Pháp Vân. Vào năm đó thì pháp nạn đã qua rồi, và vua Tùy Văn Đế là một người yểm trợ cho đạo Phật, xuống chiếu mời thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi về kinh đô để dịch kinh. Có nghĩa là trước khi tới Giao Châu thì thầy đã được vua Tùy Văn Đế mời về dịch kinh.

Vua Tùy Văn Đế cũng có mời một vị xuất gia khác người Tây Trúc tới dịch kinh với thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, đó là thầy Pháp Trí, Dharma-ja(na. Theo Thích Thị Thông Giám thì thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi chỉ dịch hai kinh Tổng Trì và Tượng Đầu mà thôi. Còn Nghiệp Báo Sai Biệt là do thầy Pháp Trí dịch.

Chúng ta nghĩ đứng về phương diện này thì Thích Thị Thông Giám nói đúng, tại vì khi tra cứu trong Đại Tạng Kinh thì Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh là do thầy Pháp Trí dịch, còn Tổng Trì và Tượng Đầu là do thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dịch. Các kinh đó vẫn còn ở trong Đại Tạng.

Một sai khác nữa là hai kinh Tổng Trì và Tượng Đầu đều được dịch tại kinh đô nhà Tùy. Trong khi đó thì Thiền Uyển Tập Anh lại nói rằng kinh Tổng Trì đã được dịch tại chùa Pháp Vân. Tuy vậy sự khác nhau đó không quan trọng lắm, dịch bên Trung Hoa hay dịch bên Giao Châu thì cũng được. Miễn là tên người dịch đúng thì thôi.

Như vậy chúng ta thấy có ba điều khác nhau giữa Thiền Uyển Tập Anh và Thích Thị Thông Giám: (i) Năm thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đến Giao Châu; (ii) Tên người dịch kinh Nghiệp Báo Sai Biệt; và (iii) Nơi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dịch kinh Tổng Trì (tại kinh dô nhà Tùy hay ở chùa Pháp Vân?)

Khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đến chùa Pháp Vân thì thầy được mời làm thiền sư khách. Trong thời gian đó thầy chú ý đến thầy Pháp Hiền. Hai người có trao đổi với nhau một câu chuyện và câu chuyện đó đã được ghi lại trong sách Thiền Uyển Tập Anh như sau:

Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi thấy thầy Pháp Hiền mặt mày có vẻ sáng sủa, dễ thương cho nên hỏi: "Sư chú họ gì?" Chúng ta nên biết câu chuyện trao đổi này diễn ra bằng tiếng Hoa. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi lúc này đã giỏi chữ Hán lắm, tại vì thầy đã được vua nhà Tùy mời về kinh đô để dịch kinh. Đến Trung Hoa từ năm 562 và đến năm 582 tức là thầy có đến 20 năm để học, cho nên thầy rất giỏi tiếng Trung Hoa. Vì vậy khi nói chuyện với Pháp Hiền, vì chưa ở Giao Châu lâu nên có thể thầy đã nói bằng tiếng Trung Hoa. Có thể ngày xưa thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có biết Giao Châu, nhưng chưa có dịp ghé thăm, nay được tổ Tăng Xán đề nghị nên thầy mới về Giao Châu. Khi đến, thấy đất Giao Châu hiền hòa, đẹp đẽ nên thầy quyết định ở lại.

Thầy Pháp Hiền là một người thông minh, lúc đó còn trẻ, ưa nói triết lý, nên khi được hỏi: "Sư chú họ gì?" Theo tiếng Hoa thì "họ" là "Tánh", có nghĩa là Family name. Tánh cũng có nghĩa là nA-ture, là bản tánh. Thầy tánh gì, tức là thầy họ gì? Thầy Pháp Hiền hỏi lại: Còn Hòa Thượng tánh gì? Có nghĩa là khi được hỏi họ tên mình là gì, thì mình chỉ muốn nói về triết lý thôi, nên mình hỏi lại "Bản tánh của Hòa Thượng là bản tánh gì?" Tức là hai người đứng trên hai bình diện khác nhau mà nói chuyện. Một người đứng trên bình diện rất thực tế: "Chú là họ gì?" Bên kia muốn chứng tỏ mình là một sư chú có tài, nên đã đấu lại: "Dạ còn Hòa Thượng tánh gì?" Lúc đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi mới nói rằng: "Thầy không có họ à?" Thầy Pháp Hiền trả lời: "Dạ bản tánh thì có chứ sao không, nhưng Hòa Thượng làm sao biết được bản tánh của con?" Một bên nói về họ, và một bên chơi chữ nên nhất định chỉ nói về bản tánh! Lúc đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi mới nghiêm mặt và nói: "Biết để làm gì?" Vì thầy lên giọng nên Pháp Hiền biết rằng đây không phải là một trò đấu lý để chơi, vì vậy thầy vội sụp xuống lạy thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi. Đó là cái không khí của lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người. Nó không được êm dịu lắm! Nhưng rốt cuộc thì tiền hung hậu cát, thầy Pháp Hiền đã trở thành đệ tử cưng của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi.

Khi mới tu mình thường ưa như vậy. Cái gì cũng triết lý cao siêu, cho những chuyện thực tế là không quan trọng. Mình đi giảng toàn chuyện trên trời dưới đất, không ích lợi gì cho Phật tử cả. Nhưng sau khi tu một thời gian thì mình bắt đầu thay đổi, mình bắt đầu giảng những điều rất thực tế cho bổn đạo. Hình như người nào cũng vậy!

Kinh Tượng Đầu, tên đầy đủ là Tượng Đầu Tinh Xá Kinh là một kinh thuộc về Văn hệ Bát Nhã. Tượng Đầu là một ngọn núi không lớn lắm, ở gần Gaya, gọi là Gayasisa, không xa Bồ đề Đạo tràng bao nhiêu. Khi đến thăm Bồ đề Đạo tràng xong, tiếp tục đi lên miền Bắc, thì chúng ta sẽ đi ngang qua núi Tượng Đầu, có lẽ núi trông giống đầu con voi, nên mới được gọi là núi Tượng Đầu.

Ngày xưa, sau khi Bụt thành đạo, ngài về vườn Lộc Uyển để tìm 5 người bạn tu. Sau khi độ được cho 5 người bạn tu và lập được tăng thân đầu tiên tại vườn Lộc Uyển thì ngài mới trở về Gaya, trở về làng Oâruvela. Nơi đó ngài gặp ba anh em ông Ca Diếp. Người anh cả là Ưu Lâu Trần Loa Ca Diếp, lãnh đạo 500 đệ tử theo môn phái thờ Thần Lửa, và Bụt đã hóa độ cho ông Ưu Lâu Trần Loa Ca Diếp. Ông quy y với Bụt, trở thành người xuất gia và đem hết 500 đệ tử về xuất gia với Bụt. Sau đó hai người em ông Ca Diếp cũng bắt chước, mỗi người đem đệ tử của mình đến qui y và xuất gia với Bụt. Vì vậy sau khi thu phục được ba anh em Ca Diếp, Bụt có tới khoảng 900 đệ tử. Lúc đó chỗ ở hơi chật cho nên Bụt dẫn cả tăng đoàn lên núi Tượng Đầu. Tại đây ngài giảng một kinh gọi là Kinh Lửa. Tại vì 900 vị đệ tử mới của Bụt, ngày xưa họ thờ Thần Lửa. Nếu chưa biết kinh đó, quý vị nên tìm đọc thêm. Trong bài giảng, Bụt nói rằng tất cả đang bốc cháy. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp, tất cả đều đang bốc cháy.

Ngày xưa ở Việt Nam có ông Đạo Dừa. Khi tôi làm văn tập để kỷ niệm chị Nhất Chi Mai. Chị là một trong sáu người tiếp hiện đầu tiên. Chị tự thiêu cho hòa bình và cầu nguyện cho Cơ Đốc giáo và Phật giáo đến với nhau, hòa hợp để cống hiến một cơ hội cho hòa bình. Ông Đạo Dừa có viết một bài để kỷ niệm Nhất Chi Mai và đăng trong văn tập đó. Tôi nhớ ông viết rằng: "Cháu Mai ơi! Cháu tự thiêu cho hòa bình, cho tình nhân ái thì quacũng đang tự thiêu, tuy chậm nhưng cũng là một thứ tự thiêu". Đó là một sự thật, tại vì sáu căn, sáu trần nó đang bốc cháy.

Đứng về phương diện khoa học thì cũng đúng, tại vì sự sống là một quá trình đốt cháy.

Đến năm Bụt hơn 70 tuổi thì giáo đoàn của Bụt bị chia rẽ trầm trọng, vì người em chú bác của Bụt tên là Đề-Bà-Đạt-Đa (Devadatta). Hồi đó Đề-Bà-Đạt-Đa thuyết phục được hơn 500 vị xuất gia đi theo mình lên núi Tượng Đầu làm một căn cứ mới, một giáo đoàn mới, và Devadatta nói đây mới thật là Bụt, Bụt mới.

Lúc đó trong nước cũng có ông vua mới, tức là vua A-Xà Thế. Hai người đồng tình với nhau và nói rằng ông vua cũ và ông Bụt cũ lâu quá mà chưa nhường chức cho mình. Bây giờ thái tử giết vua để lên làm vua mới, còn tôi sẽ vận động để Bụt nhường chức cho tôi.

Devadatta là người cũng khá thông minh, khá giỏi, khá khôn khéo cho nên đã tạo dựng được một giáo hội độc lập, thân nhà nước, "giáo đoàn quốc doanh" ở trên núi Tượng Đầu! Mỗi ngày vua A-Xà Thế đều cho mấy chục chiếc xe ngựa đem phẩm vật lên cúng dường trên đó. Dĩ nhiên đi theo nhà nước thì thế nào cũng được ưu đãi hơn!

Các thầy ở núi Linh Thứu trình tự sự lên Bụt thì ngài nói rằng: Cứ để họ vậy, đừng nhìn vào đó mà ham, mình sống hơi nghèo nhưng như vầy là được rồi. Hóa ra chuyện xảy ra ngày xưa cũng giống như chuyện xảy ra ngày nay! Đó là nhân học kinh Tượng Đầu mà chúng ta nhắc đến chuyện xưa một chút.

Tượng Đầu Tinh Xá là một kinh có chủ đề thiền và chủ đề giác ngộ Bồ đề, thuộc văn hệ Bát Nhã. Còn kinh Tổng Trì là một trong những kinh đầu tiên của hệ thống Mật giáo. Vì vậy cho nên chúng ta biết rằng pháp thiền quán của đạo Bụt mà thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đem vào Giao Châu hồi đó, có hai màu sắc: Màu sắc của Bát Nhã và màu sắc của Mật Tông. Có thể thầy là người đầu tiên đem những yếu tố Mật Tông vào trong đạo Bụt Việt Nam. Về sau cũng có những thầy khác đem yếu tố Mật Tông vào Phật giáo Việt Nam, nhưng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đầu tiên làm việc này.

TÂM ẤN VÀ THẦY TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

Chúng ta thấy trong giáo lý của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không có vết tích của tư tưởng Như Lai Tạng, Tathagata-garbha. Tư tưởng này được chuyên chở trước hết là bằng kinh Lăng Già, Laṅkāvatāra Sūtra. Sau đó còn có nhiều kinh khác. Thành ra dù thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có gặp thầy Tăng Xán thì thầy cũng không tiếp thu tư tưởng Như Lai Tạng từ thầy Tăng Xán.

Thầy Bồ-Đề Đạt-Ma rất chú trọng đến kinh Lăng Già. Lúc sang Trung Hoa có thể thầy đã đem theo một bản kinh Lăng Già bằng tiếng Phạn. Nhưng thầy Bồ-Đề Đạt-Ma không cần phải dịch, vì hồi thầy sang đó thì kinh Lăng Già đã được dịch đến hai lần. Lần đầu dịch thành 4 cuốn, lần sau thì dịch thành 10 cuốn. Bốn cuốn là bản dịch của miền Nam. Mười cuốn là bản dịch của miền Bắc. Chúng ta biết một cách rất rõ ràng là thầy Bồ-Đề Đạt-Ma đã sử dụng bản dịch 4 cuốn, tức là thầy chịu ảnh hưởng của miền Nam. Thầy Bồ-Đề Đạt-Ma cũng đi đường biển như thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, và đi đến 3 năm mới tới!

Chúng ta sẽ nói về thầy Bồ-Đề Đạt-Ma sau. Ở đây chúng ta chỉ nên nhớ rằng mấy mươi năm trước khi thầy Bồ-Đề Đạt-Ma tới thì đã có thầy Đạt-Ma Đề-Bà tới dạy thiền ở Việt Nam, và đệ tử của thầy là thầy Huệ Thắng, cũng đã sang Trung Quốc để dạy thiền.

Vậy thì tư tưởng Như Lại Tạng của kinh Lăng Già không đi vào Việt Nam bằng con đường của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đem vào Việt Nam tư tưởng Bát Nhã. Cố nhiên tư tưởng Bát Nhã đã có trước rồi. Thầy Tăng Hội đã dịch Đạo Hành Bát Nhã và kinh Tượng Đầu, một trong những kinh thuộc văn hệ Bát Nhã xuất hiện sau đó.

Cùng với tư tưởng Bát Nhã, chúng ta có tư tưởng của Mật Giáo qua kinh Tổng Trì. Tổng trì có nghĩa là thu góp lại, giữ gìn lại đừng cho rơi rụng đi. Danh từ Tâm Ấn (the seal of the heart) mà chúng ta nghe nói đến trong thiền tông, là một danh từ có nguồn gốc ở Mật Giáo, trong kinh Đại Nhật, và thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đầu tiên đã dùng danh từ Tâm Ấn.

Tại sao chúng ta biết được thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã dùng danh từ Tâm Ấn? Tại vì trong sách Thiền Uyển Tập Anh có nói đến điều này.

Trước khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tịch, thầy có dặn đệ tử Pháp Hiền mấy câu: Tâm Ấn của chư Phật không lừa dối ta đâu. Tâm Ấn ấy tròn đầy như thái hư, không thiếu, không dư, không đi, không tới, không được, không mất, không nhất nguyên, không đa nguyên, không thường, không đoạn, không sinh, không diệt.Cuối cùng thì thầy nói: Khi Tăng Xán ấn cho ta cái tâm này (ấn có nghĩa là in xuống) thì có bảo ta nên về phương Nam gấp để mà giao tiếp.

Trong lời dặn dò đó có những danh từ cho chúng ta thấy rằng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có chịu ảnh hưởng những từ ngữ của Tiếng Tâm Minh, một bài văn về thiền tập của thầy Tăng Xán. Trong bài văn đó có những câu như:

Viên đồng thái hư, vô khuyết vô dư, tức là nó tròn đầy như thái hư, nó không thiếu cũng không thừa. Trong câu nói của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có âm hưởng của những chữ đó: Tâm Ấn của chư Phật không lừa dối ta đâu. Tâm Ấn ấy tròn đầy như thái hư, không thiếu, không dư, không đi, không tới, không được, không mất, không nhất nguyên, không đa nguyên, không thường, không đoạn, không sinh, không diệt. (Nguyên văn trong Tiếng Tâm Minh là: Viên đồng thái hư, vô khuyết vô dư, lương do thú xã, sở dĩ bất như).

Gần đây một số nhà học giả khám phá và đưa ra luận thuyết Tiếng Tâm Minh không phải là của thầy Tăng Xán làm ra. Họ nói cũng có lý lắm. Nếu họ nói đúng thì đoạn thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dặn đệ tử Pháp Hiền ở trong Thiền Uyển Tập Anh là đã được người ta đưa vào sau.

Chúng ta phải có tinh thần khoa học để chấp nhận điều đó. Tại vì theo những nhà nghiên cứu gần đây thì họ nói rằng Tiếng Tâm Minh là do thầy Pháp Dung làm. Cũng như Tuyệt Quán Luận không phải do thầy Bồ-Đề Đạt-Ma viết mà là do thầy Pháp Dung sáng tác. Thầy Pháp Dung tức là sơ tổ của phái thiền Ngưu Đầu Tôn.

Thầy Đạo Tín là Tứ Tổ, sau khi đã truyền đăng cho Ngũ Tổ rồi thì thầy Pháp Dung mới tới. Thầy Pháp Dung rất giỏi, rất thông minh, cho nên thầy không trực tiếp nhận y bát của Tứ Tổ mà thầy đi xuống phương Nam để mở đạo tràng mới, và đạo tràng của thầy nổi tiếng về tu học giỏi. Cho nên mới có người nói chính thầy Pháp Dung đã sáng tác Tuyệt Quán Luận và Tiếng Tâm Minh.

Ở đây chúng ta đưa ra nghi án là nếu thuyết đó đúng thì như đã nói ở trên, đoạn này ở trong thiền Uyển Tập Anh đã được thêm vào sau, tại vì hồi đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi chưa được tiếp xúc với Tiếng Tâm Minh. Tiếng Tâm Minh mãi đến thế kỷ sau mới xuất hiện!

Có một điều chúng ta nên biết là Mật Giáo có liên hệ mật thiết với thiền. Ngay trong Tâm Kinh Bát Nhã thì Mật Giáo đã có mặt: Gaté gaté, para gaté parasam gaté. Tại sao vậy? Tại vì chính văn học Bát Nhã đã tạo ra Mật Giáo, mà hồi đó văn học Bát Nhã cũng là nền tảng của thiền tập. Không những vậy, văn học Bát Nhã đã tạo ra văn học Hoa Nghiêm, cho nên tư tưởng Bát Nhã có liên hệ đến tư tưởng thiền. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đã sử dụng văn hệ Bát Nhã trong thiền tập. Sử dụng một cách hoàn toàn đầy đủ.

Trước thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, đã có thầy Tăng Hội. Chúng ta đã học về thiền của thầy Tăng Hội, tuy có nói tới tư tưởng không còn không mất, không có không không, nhưng chưa nhấn mạnh lắm. Đến thầy Đạt-Ma Đề-Bà và thầy Huệ Thắng thì chú trọng về sự thực tập Pháp Hoa Tam Muội. Chúng ta biết rằng cuối thế kỷ thứ 3 thì kinh Pháp Hoa Tam Muội đã được dịch tại Giao Châu. Khi thầy Đạt-Ma Đề-Bà tới Việt Nam dạy thiền thì thầy đã sử dụng kinh Pháp Hoa. Rồi thầy Huệ Thắng, học trò của thầy Đạt-Ma Đề-Bà cũng sử dụng Pháp Hoa. Vì vậy cho nên trước thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, ở Việt Nam đã thực tập Pháp Hoa Tam Muội. Đến khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tới thì mới sử dụng tư tưởng Bát Nhã trong thiền tập một cách rộng lớn hơn.

Chúng ta nhớ rằng Lục tổ Huệ Năng cũng vậy. Lục tổ Huệ Năng là người đã căn cứ vào kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật để dạy về thiền tập. Nhưng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã sử dụng tư tưởng Bát Nhã sớm hơn đến cả trên 100 năm. Tại vì trước Lục Tổ Huệ Năng người ta chú trọng đến tư tưởng Như Lai Tạng nhiều hơn. Thành ra ở Việt Nam thầy Tăng Hội Đại thừa hóa thiền Nguyên thủy, rồi tới thầy Huệ Thắng là Pháp Hoa Tam Muội. Đến thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, mới là Bát Nhã. Nhưng Bát Nhã ở đây được yểm trợ bởi tư tưởng Tâm Ấn của Mật Tông.

Phái thiền Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không giống thiền Trung Quốc mà rất là Việt Nam, rất phù hợp với văn hóa và tư tưởng của người Việt Nam. Đó một phần là nhờ Mật Tông. Vì vậy cho nên các thiền sư thuộc hệ phái thiền này như thầy Vạn Hạnh, cũng đã sử dụng những yếu tố Mật Tông trong sự tu học của mình. Trong việc yểm trợ cho cuộc đảo chánh bất bạo động để đưa nhà Lý lên ngôi, thầy Vạn Hạnh đã sử dụng Phong Thủy học và Sấm Vỹ học, cùng với những yếu tố Mật Tông để yểm trợ cho sự thành công của việc đưa nhà Lý lên ngôi.

Thành ra chúng ta có thể ghi nhớ một cách rất dễ dàng là thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có màu sắc Bát Nhã và màu sắc Mật Tông. Trong kinh Đại Nhật, một kinh căn bản của Mật Tông, chúng ta thấy có câu: Đối với mọi lời giáo huấn của Bụt thì không có gì mà ta không nắm được tinh yếu của nó. Nếu có thể giữ gìn được cái tâm ấn ấy để mở rộng tất cả các pháp môn, đó gọi là người đã thông đạt được Tam thừa.

Danh từ tâm ấn nằm ở trong câu nói đó của kinh Đại Nhật. Câu kinh đó có nghĩa là: Trong khi đọc kinh, học kinh, nghe giảng, chúng ta tiếp xúc với giáo nghĩa của Bụt nhưng tiếp xúc như vậy chưa chắc chúng ta đã tiếp xúc được với linh hồn của giáo nghĩa. Linh hồn của giáo nghĩa, đó gọi là tâm ấn. Câu này rất hay và rất thiền vị. Tại vì có những người đọc kinh, đọc một lần, đọc 10 lần, đọc cả ngàn lần nhưng mới tiếp xúc với giáo nghĩa thôi chứ chưa tiếp xúc được với cái tâm ấn của giáo nghĩa, tức là cái khuôn dấu của Bụt truyền lại!

Đó là tâm truyền tâm. Giáo nghĩa kia chẳng qua chỉ là một cái võ để chuyên chở một cái gì. Khi tiếp xúc với cái võ đó, nếu may mắn, mình tiếp xúc được với nội dung, với tinh thần mà Bụt muốn truyền lại. Khi đó mình được coi là tiếp nhận được cái tâm ấn của Bụt, tức là khuôn dấu của trái tim hay trái tim của Bụt. Truyền tâm ấn tức là truyền khuôn dấu của trái tim.

PHƯƠNG CÁCH TRUYỀN TÂM ẤN

Ví dụ trong cuộc đời tu học của tôi, tôi có học hỏi, có suy tư, có thực tập, có thực chứng. Những gì tôi đã có kinh nghiệm thì tôi mang ra giảng dạy. Những bài pháp thoại đó cũng là đời sống hàng ngày của tôi. Nó có mang theo theo tinh ba của cuộc đời một ông thầy tu trong tôi. Trong số quý vị, có những vị chỉ tiếp nhận cái giáo lý thôi, tiếp nhận cái tư tưởng thôi. Nhưng cũng có một số quý vị có thể tiếp nhận được cái tinh ba của kinh nghiệm tu học của tôi. Như vậy ta có thể nói cái tâm ấn được truyền đi trong mỗi giây, mỗi phút. Có vị tiếp nhận được, có vị không tiếp nhận được, nghĩa là có vị chỉ tiếp nhận kinh giáo, và có một số các vị khác có thể tiếp nhận được tâm ấn.

Cũng như khi chúng ta làm Lễ Truyền Đăng ở Làng Mai, ta thấy một số mấy mươi vị được làm lễ truyền đăng, và mình có thể đứng trên phương diện hình thức mà nói rằng thầy chỉ truyền đăng cho những người đó. Đó là cái nhìn hình thức! Thật ra trong khi chung đụng hàng ngày, sự truyền đăng nó xảy ra trong từng phút, từng giây. Khi mình đi thiền hành chung, khi mình ăn cơm chung, khi mình nghe pháp thoại, pháp đàm chung thì những lúc đó có sự truyền đăng, có sự truyền tâm ấn xảy ra. Nếu mình có căn cơ bén nhạy, nếu tâm của mình ở đó, nếu có cơ duyên thì nó có một sự mật truyền ở trong đó, tức là mình tiếp nhận được cái quý báu nhất của thầy, đó gọi là tâm ấn. Cái quý báu nhất của thầy không phải là bài nói.

Câu kinh trên có nghĩa rằng: Đối với mọi lời giáo huấn của Bụt (tức là giáo), không có gì là không nắm được tinh yếu (tức là tiếp xúc được với cái tinh ba). Nếu có thể giữ gìn được tâm ấn ấy để mở rộng tất cả các pháp môn, đó gọi là người đã thông đạt được tam thừa. (Có tâm ấn đó thì mới có thể mở ra được các pháp môn mới, nếu không thì mình chỉ quanh quẩn, sử dụng những pháp môn cũ mà đôi khi mình cũng không nắm được chúng).

Đó gọi là tâm ấn, the seal of the heart, the seal of the mind. Đây là một danh từ rất quan trọng trong thiền tông và thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là một trong những thầy đầu tiên đã sử dụng danh từ này trong thiền tông. Cũng có thể thầy là người đầu tiên sử dụng phép tâm ấn.

TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI VÀ THIỀN VIỆT LAI ẤN

Chúng ta thấy thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không giống với thiền ở Trung Quốc. Thiền phái Vô Ngôn Thông (mà mình sẽ học sau này) là thiền Trung Quốc, còn thiền Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là thiền Ấn Độ và Việt Nam. Cho nên chuyện thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi gặp thầy Tăng Xán, và thầy Tăng Xán nói Thầy nên đi về miền Nam mà hóa độ, và những danh từ như Viên đồng thái hư-Vô khuyết vô dư, có thể là do người đời sau thêm vào để cho thiềnphái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có sự móc nối với thiền Trung Quốc!

Có nhiều nguyên do khiến cho ta nghĩ như vậy.

Trước hết, thầy Tăng Xán nói thầy nên đi gấp về miền Nam, mà thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi chẳng đi gấp gì hết! Nếu gặp năm 74-75 và nói về gấp, mà tới năm tám mươi mấy mới về, thì đâu có phải đúng như lời mong ước của thầy Tăng Xán? Thành ra có thể người sau họ móc vào như vậy để chứng tỏ rằng thiền Việt Nam có dính với truyền thống của thiền Trung Quốc! Cho nên ta có thể nghĩ rằng chuyện thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi gặp thầy Tăng Xán chưa chắc đã có thật, mà có lẽ đã được thêm vào bởi những người nghĩ rằng phải có dính líu với thiền Trung Quốc thì mới "oai", mới là chính thống, mới chánh hiệu con nai!

Nếu giả thuyết đó đúng thì cũng không lạ gì mấy! Tại vì trong nhiều bộ sách có nói rất rõ rằng thầy Pháp Dung là tác giả của Tiếng Tâm Minh. Trong sách sử thì tiểu truyện về thầy Tăng Xán không được rõ ràng. Không có cuốn nào nói rõ là thầy Huệ Khả đã truyền tâm ấn cho thầy Tăng Xán. Chỉ nói rằng sau thầy Huệ Khả thì có thầy Tăng Xán mà thôi.

Quý vị nên nghiên cứu lại vì hiện nay đang có một lỗ hổng khá lớn ở trong giai đoạn của thầy Tăng Xán.

Dùng phương pháp Bát ngữ học và Sử học để đọc thì chúng ta thấy rằng danh từ tâm ấn là có từ trong kinh Đại Nhựt. Tâm ấn là tinh yếu, là mật ý của kinh Đại Nhựt. Sau này trong thiền tông danh từ tâm ấn có nghĩa hơi khác hơn là đối tượng của sự trao truyền trực tiếp từ thầy sang trò, giống như thầy dùng trái tim của mình ấn vào trong trái tim của người học trò và tim người học trò mang dấu ấn đó.

Chuyện ông thầy lấy trái tim của mình mà ấn vào trái tim của người đệ tử, thì không biết xảy ra như thế nào, nhưng trái tim người đệ tử có dấu ấn ở trong đó. Ông làm bằng cách nào thì không thấy nói. Có thể hoặc ông uống trà với đệ tử, hoặc ông đi thiền hành với đệ tử, hoặc ông sờ đầu đệ tử, hoặc ông nói điều gì đó không biết, nhưng trái tim của ông ấn vào trái tim của người đệ tử. Đó gọi là tâm ấn. Nếu tâm của đệ tử bị bao bằng giấy nylon thì không có cách gì có thể ấn vào được hết! Mà tâm của thầy bao bằng nylon thì cũng vậy luôn!

Ấn có nghĩa là quyết định, là một khuôn dấu, tượng trưng cho sự chính thống, cho sự chân truyền, không phải là đồ giả. Cũng như rượu Saké của Nhật Bản, có ghi các chữ Cúc Chánh Tông.

Vì vậy lễ truyền đăng là hoàn toàn hình thức. Nếu mình bị lừa gạt bởi lễ truyền đăng thì mình quá dở. Mình nghĩ thầy truyền cho người đó mà thầy không truyền cho mình!

Rất nhiều người bị lối suy nghĩ đó khống chế. Chúng ta hãy nghĩ tới câu chuyện thầy Thần Tú và một số rất lớn những người không được truyền đăng. Đến khi nghe nói y bát đã đi về phương Nam rồi thì tất tả chạy như một đàn cừu, đi kiếm y và bát đó! Rất là buồn cười. Không biết rằng sự truyền tâm ấn đó xảy ra từng giây từng phút, nếu mình biết mở trái tim ra thì mình tiếp nhận được.

Lễ truyền đăng chính thức làm tại thiền đường chỉ có một mục đích là bố cáo cho thiên hạ biết rằng người này là Giáo thọ để người đó làm việc dễ hơn thôi. Hình thức đó tiếng Anh gọi là Empowerment, tức là giúp cho người đó một năng lượng, người đó có thêm "kílô" trong khi làm việc giảng dạy. Có thêm kílô chứ không phải là sự truyền đăng thật. Sự truyền đăng thật xảy ra trong đời sống hàng ngày, trong sự giao tiếp giữa thầy và trò. Khi người đệ tử được truyền đăng rồi thì người đó tự biết, thầy cũng tự biết mà không cần nói gì hết. Nó có một liên hệ rất là lạ lùng, rất là mật thiết mà cả hai bên đều không cần nói mà nó vẫn có. Không hẳn là mình phải tu mười năm rồi mới có chuyện đó xảy ra. Có thể là trong năm đầu nó đã xảy ra chuyện đó rồi.

Vậy thì thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi nói rằng tâm ấn của chư Bụt tức là cái tâm ấn này không phải chỉ là từ thầy truyền sang trò, mà nó được truyền từ Bụt. Như vậy thì danh sách của 28 vị tổ từ ngài Ca Diếp, An Nan, cho tới Long Thọ, Bồ-Đề Đạt-Ma, cũng hoàn toàn là hình thức. Nếu mình tin quá ở những điều này thì mình cũng bị kẹt vào đó. Nếu Bụt chỉ truyền tâm ấn cho ngài Ca Diếp, thì thầy A Nan, thầy Xá Lợi Phất không được truyền hay sao? Nó vô lý đến như vậy!

Thành ra là người tu, nhất là người tu thiền, mình đừng bị đánh lừa bởi những hình thức như vậy. Khi mình không bị đánh lừa thì những điều buồn giận của mình về chuyện thầy truyền đăng cho mình hay không truyền đăng cho mình không làm động tới trái tim của mình được.

TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI VÀ TRÍ TUỆ BÁT NHÃ

Chúng ta biết rằng thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã sử dụng tuệ giác Bát Nhã làm pháp môn tu tập. Thiền phái này cũng có màu sắc của Mật giáo. Chúng ta cũng đã học rằng tư tưởng Mật giáo phát hiện từ cơ bản của văn hệ Bát Nhã. Khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tới Giao Chỉ thì thầy đã sử dụng những kinh như là kinh Tượng Đầu Tinh Xá của văn hệ Bát Nhã để hướng dẫn thiền tập.

Chúng ta nhớ hồi thế kỷ thứ 3, thiền sư Khương Tăng Hội đã dịch kinh Đạo Hành Bát Nhã, là kinh Bát Nhã thuộc loạt đầu tiên xuất hiện trong nền văn học Bát Nhã. Đạo Hành Bát Nhã là một văn bản thường được gọi là Bát Thiên Tụng Bát Nhã. Bát thiên tụng tức là có tám ngàn câu tụng, và đó là kinh căn bản của tất cả các kinh trong kho tàng văn học Bát Nhã.

Bát Nhã tiếng Phạn là Prajñā. Trong truyền thống Đại thừa thì Bát Nhã là một trong sáu phương tiện đưa chúng ta tới bến bờ bên kia, tức là Ba La Mật Đa, Paramita . Paramita có khi mình dịch là perfection. Trong sáu phép Ba La Mật, tức Lục Ba La Mật, Bát Nhã được coi là căn bản, tại vì nếu thiếu Bát Nhã thì năm Ba La Mật kia cũng rơi rụng mất đi. Vì vậy mà trong những kinh Bát Nhã xuất hiện đầu tiên trong kho tàng văn học Bát Nhã, Paramita được ví với nhiều hình ảnh.

♦ Trước hết, Bát Nhã được ví như một cái vò, một cái bình bằng đất nung. Khi chúng ta làm ra một cái khạp, một cái bình, một cái vò bằng đất nung, và nung cho thật chín, thì chúng ta có thể đổ nước, đổ dầu vào trong đó mà số lượng nước hay dầu ở trong vò không bao giờ bị hao hớt, tại vì nó không rịn chảy ra ngoài. Nếu vò đất đó mà nung chưa chín, thì những chất lỏng ở trong vò sẽ rịn ra hết. Năm Ba La Mật kia (Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định) nếu không có Ba La Mật Trí Tuệ này, thì chúng có thể rơi rớt ra ngoài hết. Do đó mà Bát Nhã được ví dụ như một cái vò đất nung đã chín.

♦ Hình ảnh thứ hai được sử dụng là hình ảnh của một cánh chim. Bát Nhã là cánh chim. Tại vì thực tại là không gian mênh mông, rất là mầu nhiệm. Nếu không có hai cánh của chim đại bàng thì chúng ta không thể nào chinh phục được không gian đó. Vì vậy cho nên Bát Nhã được gọi là cánh chim. Rất hay!

♦ Bát Nhã còn được gọi là một bà mẹ. Tại vì tất cả các vị Bụt trong quá khứ và trong hiện tại, cũng như tất cả các vị Bụt trong tương lai, đều sinh ra từ bà mẹ đó, gọi là mẹ Bát Nhã.

Hồi đi tham quan các thánh địa ở Ấn Độ, tôi có đi thăm Bảo tàng viện ở Sarnath trong đó có hình của mẹ Bát Nhã. Bát Nhã đã được nhân cách hóa. Tất cả chúng ta đều là Bụt sẽ thành. Chúng ta được sinh ra từ bà mẹ đó. Các đức Bụt đã thành đều cũng được sinh ra từ bà mẹ đó. Các đức Bụt hiện tiền, đang ngồi ở các đạo tràng trên khắp vũ trụ để thuyết pháp độ sanh, cũng đều được mẹ Prajñāpāramitā sinh ra. Thành ra hình ảnh bà mẹ ở trong đạo Bụt tương đương với hình ảnh ông cha ở trong đạo Cơ Đốc.

Trong đạo Cơ Đốc, đức Chúa Trời được tượng hình bằng một ông cha. Nhưng trong đạo Bụt thì mẹ của tất cả các vị Bụt và Bồ tát lại được tượng hình bằng một bà mẹ. Chúng ta nên ghi nhận sự khác nhau đó. Có người đã hỏi: Why not a mother? Tại sao Thượng Đế không phải là một bà mẹ mà lại là một ông cha? Cha hay mẹ thì cũng vậy thôi.

Bát Nhã là Nhất thiết trí. Nhất thiết trí tức là tất cả các trí tuệ. Trí tuệ cao tột không phải là những kiến thức tầm thường, mà là thứ hiểu biết làm phát hiện ra chân tướng của thực tại vũ trụ. Đối tượng của trí tuệ là thực tại vũ trụ mà thực tại đó chỉ biểu hiện ra khi nào chúng ta có được trí tuệ của Bát Nhã.

Tuệ giác Bát Nhã là chủ thể mà thực tướng của vũ trụ là đối tượng. Cái này có thì cái kia mới có, cái này biểu hiện thì cái kia mới biểu hiện. Cái thấy đó, cái tuệ giác đó gọi là Tuệ giác Như thật. Như thật nghĩa là đúng y như sự thật, chứ không phải là hình bóng mà đầu óc chúng ta tạo nên về sự thật.

Ví dụ bây giờ chúng ta có một hình ảnh về núi Phú Sĩ. Thì hình bóng trong đầu ta về núi Phú Sĩ, không phải là núi Phú Sĩ. Chúng ta có một hình bóng ở trong đầu về núi Pyrénées, thì hình bóng ở trong đầu ta về Pyrénées chưa phải là bản thân của núi Pyrénées. Chúng ta có một hình ảnh về sư chị, hình ảnh đó chưa hẳn là sư chị. Cái bản thân của thực tại đó gọi là Như thật, tiếng Phạn là Yathābhūta. Trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ làm cho cái thực tại mầu nhiệm hiển lộ ra như là nó. Có khi gọi là chân như.

Bát Nhã còn có nghĩa là Không. Không ở đây không có nghĩa là đối lập với có. Không đây trước hết là không phải như vậy, không phải như anh tưởng! Không đây là cái lắc đầu, không phải như vậy. Ví dụ chúng ta hỏi: Trái sầu riêng là gì? Có phải là trái mít không? Người kia trả lời: Không phải! Trái sầu riêng có phải là trái cam không? Không phải! Không ở đây là như vậy. Không ở đây nghĩa là không phải như trong đầu của anh nghĩ. Không ở đây là cái khái niệm anh có về sự thật, anh phải vượt thắng tất cả những khái niệm đó thì anh mới có thể tiếp xúc được với sự thật. Phương pháp hay nhất để tiếp xúc với sự thật là anh há miệng ra để tôi đút cho anh một múi sầu riêng! Thành ra anh không cần ý niệm, anh phải thực chứng.

Không ở đây còn có nghĩa là không có một thực thể độc lập. Nó có nghĩa là sự vật không thể nào tự một mình mà thành lập được. Sự vật không thể nào tự một mình mà có mặt. Ví dụ cái hoa không thể nào tự một mình mà có mặt. Cái hoa phải nương vào ánh sáng mặt trời, vào đám mây, vào đất, vào người làm vườn, vào hạt giống. Nếu không có những yếu tố đó thì cái hoa không thể nào có mặt được. Cái đó gọi là Không, không có cái ngã riêng biệt. Nếu không có cha thì không có con, và nếu không có con thì không có cha.

Kinh Bát Nhã có nói đến 18 Không (Thập bát Không) hay 20 Không sau đây:

1. Nội Không, tức là cái mà mình cho là bên trong, đối lập với bên ngoài, nó là Không. Chưa chắc cái mình cho là bên trong đã là bên trong. Nó vượt thoát cái trong và cái ngoài.

2. Ngoại Không. Cái mình cho là bên ngoài, chưa chắc đã là bên ngoài, nó có thể đang ở trong. Khi mình vượt thoát ý niệm trong và ngoài thì mình đạt tới Ngoại Không.

3. Nội Ngoại Không. Nội Không rồi tới Ngoại Không, rồi tới Nội Ngoại Không. Trong và ngoài đều không hết. Ý niệm trong và ngoài hoàn toàn vượt thoát.

4. Không Không. Cái mình gọi là Không nó cũng không luôn! Có nghĩa là ý niệm về Không, đối lập với có, ý niệm đó mình cũng vượt thoát, gọi là Không Không. ((nyat(là Không, A((nyat(là Không Không. Vì khi nói danh từ Không thì mình có thể bị kẹt vào ý niệm đó, vì vậy Không Không là để tháo gỡ cái Không của mình.

5. Đại không.

6. Đệ Nhất Nghĩa Không, Paramārtha-śūnyatā. Đệ nhất nghĩa tức là (Không) cao tột, cái không vượt thoát không và có.

7. Hữu Vi Không. Hữu vi tức là tính cách điều kiện hóa của vạn vật.

8. Vô Vi Không.

9. Tất Cánh Không. Tất cánh là tuyệt đối và hoàn toàn, là Không hết mình, chứ không phải là Không nữa chừng.

10. Vô thỉ Không.

11. Tán Không. Tán tức là tan rã ra, tiếng Anh là Dispersion.

12. Tánh Không. Cái mà mình cho là tự tánh, là bản thể, nó đối lập với cái hiện tượng, nó có thể có mặt ngoài hiện tượng, cái đó cũng là không.

13. Tự Tướng Không. Tánh đã không mà tướng cũng không. Cái này có liên hệ đến vô tướng.

14. Chư Pháp Không, Nhất Thiết Pháp Không, Sarva-dharma-śūnyatā.

15. Vô Sở Đắc Không. Vô sở đắc tức là không nắm bắt được. Như Lai ta không nắm bắt được. Pháp Dụng, Pháp Cảnh đều không nắm bắt được. Bông hồng cũng không nắm bắt được. Không có gì có thể nắm bắt được bằng khái niệm, gọi là Vô Sở Đắc Không.

16. Vô pháp Không, Abhava-śūnyatā. Cái mà mình gọi là non-being nó cũng không.

17. Hữu pháp Không, Sattva-śūnyatā. Một bên là Vô Pháp Không, một bên là Hữu Pháp Không.

18. Vô pháp Hữu Pháp Không, Abhava Vabhava śūnyatā.Vô Không rồi, Hữu Không rồi, và Vô Hữu cũng không luôn.

Nói tóm lại khi dùng chữ Không thì chúng ta có thể bị kẹt vào danh từ đó. Khi chúng ta có một ý niệm về Không là chúng ta có thể kẹt vào ý niệm đó, vì vậy cho nên Không của đạo Bụt, śūnyatā, cần phải được thực chứng chứ không phải để hiểu. Cũng như sầu riêng, không phải nghe người ta diễn dịch để có ý niệm, mình phải ăn sầu riêng thì mới biết sầu riêng.

KHÔNG QUÁN

Cách quán chiếu và tiếp xúc với sự sống, với thực tại là sống như thế nào, quán chiếu như thế nào mà vượt thoát được tất cả những ý niệm để có thể trực tiếp kinh nghiệm cái thực tại. Phương pháp đó gọi là Không Quán.

Phương pháp Không Quán được thể hiện khi chúng ta biết cách từ từ loại bỏ những ý niệm của chúng ta về thực tại, trong đó có những ý niệm như thường, như ngã, như vô thường, vô ngã. Không những thường ngã phải vượt thắng, mà vô thường và vô ngã cũng phải vượt thắng. Ý niệm có phải vượt thắng, ý niệm không phải vượt thắng, mà ý niệm "có-không" cũng phải vượt thắng luôn.

Cái không mà chúng ta nói tới ở trong Bát Nhã không phải là cái không đối lập với cái có. Vì vậy cho nên có khi chúng ta gọi là Chaân Khoâng. Caùi khoâng maø thieân haï ngoaøi ñôøi noùi ñeán khoâng phaûi laø caùi khoâng cuûa Baùt Nhaõ, taïi vì caùi không đó nó đối lập với cái có và cả hai cái đều là không hết. Không cũng không mà có cũng không. Đó là cái không của Bát Nhã.

Vì vậy "Không" của Bát Nhã là Chân Không. Nhưng Chân Không nó không có nghĩa là không có. Chân Không không phải là có đối lại với không. Chân Không vượt thoát không và vượt thoát có. Cho nên Chân Không có nghĩa là Diệu Hữu. Diệu hữu là có nhưng không phải là cái có này, và cũng không phải là cái không này. Cái có này vượt thoát cái không và cái có của khái niệm. Vì vậy cho nên Chân Không tức là Diệu Hữu. Đây là nền tảng của thực tại. Đây là Niết Bàn, là chân như, là bản chất của tất cả các vị Bụt trong quá khứ, trong hiện tại, và trong tương lai.

Tuệ giác Bát Nhã giúp chúng ta tiếp xúc được với thực tại mầu nhiệm, đó gọi là Chân Không hay là Diệu Hữu. Vì vậy cho nên Bát Nhã vượt thoát, siêu việt hai khái niệm có và không.

Chúng ta hãy đọc một câu ở trong kinh Tượng Đầu Tinh Xá. Kinh đã được sử dụng tại Việt Nam hồi thế kỷ thứ 6. Kinh Tượng Đầu Tinh Xá nói về tuệ giác siêu việt đó, gọi là Bồ đề:

Bụt bảo Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: Bồ đề siêu việt tam giới, siêu việt ngôn ngữ, siêu việt văn tự. Không cần địa điểm nương tựa.

Bồ đề đây là tuệ giác Bát Nhã. Siêu việt ngôn ngữ, siêu việt văn tự tức là những chữ nghĩa, những lời nói, những ý niệm của mình không thể diễn tả được bồ đề, và nó không cần địa điểm nương tựa.

Đây cũng là giáo lý của kinh Kim Cương, tức là giáo lý Ưng Vô Sở Trú, nghĩa là không nên dựa vào cái gì hết. Ưng là nên; vô sở trú, trú ở đây có nghĩa là núp, là dựa vào. Vô sở là không có chỗ này. Đừng dựa lên bất cứ một cái gì hết. Không dựa trên sắc, trên thanh, trên hương, trên vị, trên xúc, trên pháp. Vì mình còn dựa vào thì mình còn lệ thuộc.

Ưng vô sở trú như sinh kỳ tâm, tức là bồ đề tâm của mình được phát ra mà không cần nương tựa vào một hình bóng, một âm thanh nào cả. Tại vì còn nương tựa thì còn nguy hiểm. Vì nếu cái đó nhào xuống thì mình cũng nhào theo luôn. Mà đời thì không có gì là không nhào đổ cả! Vì vậy mà nương vào Bụt thì mình phải nương vào Bụt vô tướng. Nếu nương vào Bụt hữu tướng, khi Bụt hữu tướng không còn thì mình cũng nhào luôn. Nương vào Pháp cũng vậy. Nương vào thầy cũng vậy. Phải biết nương vào cái vô tướng của Pháp, của thầy, thì mới chắc ăn!

Đó là quá trình thực tập của mình. Ban đầu mình cần tới tướng, nhưng trong quá trình thực tập, mình phải từ từ vượt khỏi tướng.

Ví dụ như niệm Bụt. Ban đầu mình cần một danh hiệu, cần một hình ảnh. Mình dùng phương pháp gọi là trì danh niệm Bụt hay là quán tưởng niệm Bụt. Nhưng những cái danh, những cái âm thanh đó, và những hình ảnh đó chỉ đưa mình đi trên một đoạn đường nào thôi, rồi nó làm sinh khởi trong mình một thực chất có thể vượt thoát được hình ảnh và âm thanh. Nếu mình cứ bám riết vào cái hình ảnh đó, cái âm thanh đó, thì mình không đi xa được. Vì khi hình ảnh đó, âm thanh đó không còn hiệu nghiệm nữa, hoặc không còn nữa thì mình có thể bị rơi vào tình trạng hụt hẫng, mình không thể lớn lên được. Đó gọi là Vô sở trụ.

NHỮNG DANH TĂNG CỦA THIỀN PHÁI TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

Trong thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có nhiều thiền sư nổi tiếng, đã đóng những vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc. Đôi khi còn đóng những vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và chính trị quốc gia nữa. Ví dụ như thiền sư Vạn Hạnh.

Thiền Sư Vạn Hạnh

Thiền Sư Vạn Hạnh thuộc thế hệ thứ 12 dòng thiền Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi. Ngài sống vào cuối thế kỷ thứ 10, đầu thế kỷ thứ 11 (?-1018). Thiền sư Vạn Hạnh đã có ảnh hưởng rất sâu xa trên đời sống của quốc gia. Vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn, vua đầu tiên của nhà Lý) là học trò của Thiền sư Vạn Hạnh.

Lý Công Uẩn từ hồi còn nhỏ đã được gởi vào chùa của thầy Lý Khánh Vân. Khánh Vân là anh ruột của thầy Vạn Hạnh, hai anh em cùng đi tu. Có lẽ ban đầu cùng tu chung một chùa, nhưng về sau ở hai chùa để dạy cho nhiều đệ tử. Lý Công Uẩn là con nuôi của thầy Khánh Vân, nhưng đến học với thầy Vạn Hạnh. Về sau trở thành một nhân vật rất quan trọng trong triều đình nhà Lê, và giữ chức Thân vệ.

Hồi đó trong nước có nhiều loạn lạc, trong triều đình có khủng hoảng, và cũng có nguy cơ miền Bắc xâm chiếm nước ta, cho nên thầy Vạn Hạnh đã vận động một cách rất nhẹ nhàng và âm thầm để có một cuộc thay đổi trong triều đình, đưa một người có tài năng lên nắm quyền bính, để ổn định tình trạng đất nước, và để có khả năng chống lại cuộc xâm lăng của nhà Tống ở phương Bắc. Do đó Lý Công Uẩn đã được tôn lên làm vua.

Ngày Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua thì thầy Vạn Hạnh đang ở trong chùa. Khi có nhiều người khách đến thăm chùa vào ngày hôm đó, thầy Vạn Hạnh có nói rằng: Hôm nay trong triều đình có sự thay đổi lớn, quý vị có biết không? Khi họ hỏi thay đổi như thế nào? Thầy Vạn Hạnh nói: Quý vị về kinh đô thì sẽ biết. Khi những người này về tới kinh đô thì họ nghe tin Lý Công Uẩn đã được tôn xưng làm vua, thay thế Lê Ngọa Triều, để chủ động tình thế của đất nước.

Chi tiết đó chứng tỏ rằng thiền sư Vạn Hạnh biết hết những gì đang xảy ra ở trong triều đình, nhưng ngài không can thiệp trực tiếp.

Vạn Hạnh có nghĩa là hành động nhiều mặt, mười ngàn loại hành động. Thầy rất giỏi về Tam Giáo. Không những thầy giỏi về đạo Bụt mà thầy còn giỏi về đạo Khổng và đạo Lão. Thầy nghiên cứu hàng trăm bộ Luận ở trong Phật Giáo. Năm 21 tuổi thì thầy xuất gia, và thầy cùng tu với một người bạn là thiền sư Định Tuệ dưới sự chỉ dẫn của một vị thiền sư tên là Thiền Ông.

Thầy Vạn Hạnh thực tập phương pháp Tổng Trì Tam Ma Địa. Thầy có uy tín lớn cho đến nỗi những lời thầy nói, sau này người ta coi là những lời Sấm!

Chính thầy đã vận động để đưa Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn là một nhà trí thức được nuôi dưỡng ở trong chùa. Chúng ta biết rằng các thầy đã đào tạo người trí thức ở trong chùa. Ngoài đời không có trường học cho nên các thầy mở trường dạy học ngay trong chùa. Trong số những người học trong chùa, có người đi xuất gia, nhưng cũng có người ra làm việc ở ngoài đời. Lý Công Uẩn đã được đưa ra đời và đã gánh vác những trách vụ ở trong triều đình.

Ông vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Ngọa Triều, không có tư cách của một vị vua. Ông áp dụng những hành động rất bạo ngược, làm mất lòng rất nhiều người. Những người trí thức, những người có lòng đều bỏ vua mà đi. Lúc đó thầy Vạn Hạnh mới vận động để cho Lý Công Uẩn lên thay thế, và Lý Công Uẩn đã mở đầu một thời đại rất vẻ vang cho nước Đại Việt.

Nhà Lý tồn tại được 215 năm, và chúng ta có một nền hòa bình tương đối vững chãi trong suốt 215 năm đó. Nếu nghiên cứu về nếp sống của nhà Lý, chúng ta thấy rằng nhà Lý là một triều đại nhân ái, từ bi nhất trong lịch sử của Việt Nam, tại vì nhà Lý có nhiều ông vua tu học rất vững chãi theo đạo Bụt.

Học giả Hoàng Xuân Hãn cũng có nói: Triều đại nhà Lý là một triều đại thuận từ nhất ở trong lịch sử ViệtNam. Giữa vua và dân có sự thông cảm, và vua có nhiều khi thương dân như là thương con của chính mình.

Chúng ta có Lý Thái Tổ, tức là Lý Công Uẩn; Lý Thái Tông, rồi Lý Nhân Tông (1072-1127). Vua Lý Nhân Tông đã được nghe nói về đạo đức và công nghiệp của thiền sư Vạn Hạnh. Vua không được gặp thiền sư mà chỉ được nghe lại thôi. Nhà vua rất lấy làm cảm phục nên đã làm một bài thơ để tán dương thiền sư Vạn Hạnh. Bài thơ đó như sau:

Vạn Hạnh dung tam tế,

Chân phù cổ sấm cơ,

Hương quan danh Cổ Pháp,

Trụ tích trấn vương kỳ.

Trong chữ Vạn Hạnh mình thấy có con số vạn tức là mười ngàn, mười ngàn hành động, tức là thiên biến vạn hóa. Làm cái gì cũng giỏi. Làm thầy thuốc cũng hay, làm giáo thọ cũng giỏi, nấu cơm, quét nhà chắc cũng tài! Tới mười ngàn hành động mà!

Vạn Hạnh dung tam tế, dung có nghĩa là bao trùm. Bao truøm ba caùi teá. Chöû vaïn ñoái vôùi con soá ba. Tam teá töùc laø tieàn tế, trung tế, và hậu tế. Nó có nghĩa là quá khứ, hiện tại và vị lai. Tức là thầy Vạn Hạnh có mặt không phải chỉ trong quá khứ, mà còn ở trong hiện tại và trong tương lai nữa.

Giáo sư Nguyễn Đăng Thục đã không hiểu chữ tam tế, cho nên đã nói tam tế là ba lĩnh vực, tức là Phật, Lão, và Nho. Không phải vậy. Đó là tam học hay tam giáo, chứ không phải là tam tế. Tam tế là quá khứ, hiện tại và vị lai. Tam tế là thời gian, và Vạn Hạnh là không gian. Vạn Hạnh là ngàn mặt, ngàn loại hành động, và những hành động đó bao gồm cả quá khứ, hiện tại, và vị lai. Đó là một lời khen rất lớn.

Công đức của thiền sư Vạn Hạnh lớn lắm. Nó đã cho đất nước chúng ta hơn 200 năm hòa bình, tự do, và độc lập. Chính thiền sư Vạn Hạnh đã vẽ ra họa đồ của thành Thăng Long, và đề nghị nhà vua dời kinh đô về thành Thăng Long, tức là Hà Nội ngày nay.

Chân phù cổ sấm cơ tức là cái hành tung của thầy Vạn Hạnh trong thời gian nó hoàn toàn phù hợp với những lời sấm ngày xưa. Nghĩa là thầy nói ra cái gì thì nó thành cái đó. Chúng ta biết rằng thầy Vạn Hạnh là một người rất giỏi về Sấm Vỉ Học. Nói ra điều gì, đoán điều gì thì điều đó trở thành sự thật. Ví dụ một buổi sáng đó tự nhiên sau cơn giông, sấm sét đầy trời, người ta ra trước chùa Lục Tổ và thấy cây gạo bị sét đánh. Từ chỗ sét đánh, hiện ra mấy dòng chữ mà không biết thật sự là do sét đánh hay các thầy lấy mật ong viết những hàng đó và sâu hay kiến ăn mà thành ra những hàng chữ! Có thể đây là thủ thuật của các nhà làm chính trị. Những hàng chữ đó là một bài kệ trong đó có những câu như:

Hòa đao mộc lạc,

Thập bát tử thành.

Đó chỉ là hai câu trong một bài dài mà ta trích ra để biết. Người ta không hiểu nghĩa là gì. Sư chú vào trình lại với thầy: Bạch sư phụ, hồi hôm sét đánh cây gạo và hiện ra một bài kệ có mấy chữ. Chúng con không hiểu nên xin thầy cắt nghĩa. Thầy Vạn Hạnh mới nói: "Hòa đao mộc lạc" có nghĩa là nhà Tiền Lê ngã đổ. "Thập bát tử thành" nghĩa là nhà Lý lên thay thế. Đó là giảng theo phương pháp chiết tự.

Hòa đao mộc lạc, chữ mang "bộ hòa", "bộ đao", và "bộ mộc" là chữ Lê. Lạc có nghĩa là rụng xuống, rớt xuống. Tức là nhà Tiền Lê bị sụp đổ.

Thập bát tử thành, "chữ thập" cộng với "chữ bát", cộng với "chữ tử" là chữ Lý. "Thành" có nghĩa là thành tựu, nghĩa là nhà Lý lên ngôi.

Các thầy đã chuẩn bị khá lâu để cho bài kệ hiện ra để vận động dư luận quần chúng cho nhà Lý lên ngôi. Vùng đất gọi là Cổ Pháp là căn cứ địa của nhà Lý. Một truyền ra mười, mười truyền ra trăm, rồi trong dân gian ai cũng tin điều đó. Thầy nói thì thế nào cũng đúng! Thầy nói nhà Lê rớt xuống, và nhà Lý đi lên. Lý hưng Vương tam thống thành công. Đó gọi là những lời cổ sấm.

Hành động trong thời gian nó phù hợp hoàn toàn với những lời sấm ngày xưa!

Hương quan danh Cổ Pháp, có nghĩa là quê nhà của thầy là làng Cổ Pháp. Cái nôi của nhà Lý là làng Cổ Pháp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Trụ tích trấn vương kỳ. Trụ tích tức là dựng cây tích trượng. Ông thầy tu thường có cây tích trượng. Thầy chỉ cần dựng cây gậy là thầy làm cho vững chãi chốn kinh kỳ. Trấn tức là trấn an, là làm cho vững chãi. Chỉ cần dựng cây gậy xuống là vững chãi cả vương kỳ. Kỳ có nghĩa là kinh đô. Vương là vương quốc, là lãnh thổ của vua.

Thiền sư Vạn Hạnh tịch năm 1018, và vua Lý Nhân Tông mãi đến năm 1127 mới băng hà. Thành ra vua Lý Nhân Tông chỉ được nghe nói về thầy Vạn Hạnh mà thôi. Nhân cách của con người đó được truyền tụng mãi, cho nên nhà vua đã làm một bài thơ để ca ngợi thiền sư. Ngày xưa tôi dịch bài thơ đó như sau:

Hành tung thấu triệt ba đời,

(Vạn Hạnh dịch là hành tung)

Ngữ ngôn phù hợp với lời sấm xưa,

Quê hương Cổ Pháp bấy giờ,

Dựng cây tích trượng, kinh đô vững bền.

Sách Thiền Uyển Tập Anh có ghi lại một câu nói của thiền sư Vạn Hạnh khi thầy sắp qua đời: Này các vị, các vị nên nương tựa vào đâu? Tôi thì tôi không nương tựa vào nơi có thể nương tựa mà cũng không nương tựa vào chỗ không thể nương tựa. Đó là một câu nói rất siêu việt, chứng tỏ thầy đã thoát ra khỏi những cái tướng.

Tất nhiên trong đời sống tu học, mình nương tựa vào những điểm không đáng nương tựa thì mình dễ bị lộn nhào.

Trong bước đầu tu học mình phải tìm tới những vị thầy, những sư cô, những người bạn có sự vững chãi, có sự ổn định trong đời sống hàng ngày của họ. Cho nên mình bắt đầu sự nghiệp tu học của mình bằng cách nương vào những người, những tăng thân có sự vững chãi. Nếu không nương tựa vào những người và những tăng thân có tính cách vững chãi thì khi những nơi nương tựa đó bị lung lay thì mình cũng bị lung lay theo. Trong thực tế mình thấy có những người không có sự vững chãi, mà cứ chạy theo nương vào những người không vững chãi khác! Chuyện đó xảy ra rất thường. Cho nên nếu mình là người tu học thông minh thì mình phải quyết tâm chỉ tìm tới nương tựa ở những người có sự vững chãi mà mình có thể nương tựa được.

Ví dụ như mặt trời, mình có thể nương tựa vào mặt trời được, tại vì sáng nào mặt trời cũng mọc lên. Không có sáng nào mà mặt trời không chịu lên. Còn người kia có khi lên, có khi không lên. Khi thế này khi thế khác. Nương tựa vào người đó thì mình nhào luôn. Tôi không nương tựa vào những cái gì tôi không thể nương tựa được. Đó là bước đầu.

Bước thứ hai là những gì có thể nương tựa được, tôi chỉ nương tựa lúc ban đầu mà thôi, rồi tôi tự tạo ra cho tôi một chỗ nương tựa của chính tôi, vượt thoát sắc, thanh, hương, vị, xúc, và hình tướng. Vì vậy khi những hình tướng, những âm thanh không còn nữa thì tôi vẫn không bị hụt hẩn.

Đó là ý nghĩa câu mà thiền sư Vạn Hạnh đã nói với các môn đồ trước khi ngài tịch diệt. Một lời tuyên bố rất có tính cách Bát Nhã, và trong truyền thống phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là như vậy.

Chúng ta hãy đọc tiếp kinh Tượng Đầu Tinh Xá:

Lại nữa Văn Thù, an trú vào nơi không an trú tức là an trú ở Bồ đề. An trú ở nơi không chấp trước tức là an trú ở Bồ đề. An trú ở nơi pháp không tức là an trú ở Bồ đề. An trú nơi pháp tính tức là an trú nơi Bồ đề.

Pháp tính nghĩa là bản chất của tất cả các pháp, tức là chân không, là diệu hữu, là cội nguồn, là cái không còn, không mất, không tới, không đi, không lên, không xuống. Vì vậy những câu kinh đó là nền tảng của sự thực tập.

Chúng ta có thể nói đây là sự thực tập nương tựa, sự thực tập an trú.

Chúng ta nhớ rằng thiền của thầy Bồ-Đề Đạt-Ma dạy bên Tàu, trước hết là thiền An tâm. Bao nhiêu thế hệ tiếp theo thầy Bồ-Đề Đạt-Ma đều đi tìm sự an tâm. Một câu chuyện được truyền tụng là khi thầy Huệ Khả tới với thầy Bồ-Đề Đạt-Ma, thầy Bồ-Đề Đạt-Ma hỏi: Anh muốn gì? Thầy Huệ Khả nói: Cái tâm con không an, con nhờ thầy an giùm tâm của con. Thầy Bồ-Đề Đạt-Ma nói: Đưa cái tâm đây coi nào. Thầy Huệ Khả: Con tìm tâm của con không được! Thầy Bồ-Đề Đạt-Ma: Đó, tôi đã an cái tâm cho anh rồi đó.

Rồi thầy Huệ Khả tổ thứ Hai cũng dạy về an tâm. Thầy Tăng Xán cũng dạy về an tâm. Thầy Đạo Tín cũng dạy về an tâm. Cho nên thiền phái Bồ-Đề Đạt-Ma chỉ sử dụng phương pháp an tâm. Có nhiều tác phẩm viết về phương pháp an tâm.

Thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dạy về an trú. Tức là vấn đề chỗ tựa của mình. Chỗ tựa là khoảng trống mà trong văn hệ Bát Nhã nói rất rõ về chỗ trụ, và chỗ trụ đó là vô trụ, trụ ở nơi vô trụ, một triết lý rất sâu sắc.

Chúng ta đọc một câu trong kinh Bất Tăng Bất Giảm:

Lại nữa, kẻ trí giả phải lấy thiền làm thể. Chúng ta biết đây là kinh về thiền và chất liệu là của kinh Bát Nhã. Thiền trí phải bình đẳng, không có phân biệt, bởi vì đó là phương tiện vậy. Phải quán năm ấm, sáu nhập, và mười tám giới. Phải quán mười hai nhân duyên, phải quán sự lưu chuyển của sinh tử, và tất cả các hình tướng dầu thiện hay ác cũng đều như huyễn hóa, không phải hữu mà cũng không phải vô.

Vượt thoát hai ý niệm có và không. Những câu kinh vừa được trích dẫn tôi có ghi lại trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận. Kinh còn dạy về các thiền quán và nhất là mười phương pháp thiền quán nội ngoại để phá trừ những cái vướng mắc:

Thứ nhất quán nội giới của thân là không. Đây chính là nội không.

Thứ hai quán ngoại giới của thân là không.

Thứ ba quán các pháp trong và ngoài đều không. Tức là nội ngoại không.

Thứ tư, không bị chấp trước dầu là vào nhất thiết trí, SarvaiÔatª. Tại vì Bát Nhã chính là Nhất Thiết Trí.

Thứ năm là không bị chấp trước vào những phương tiện tu hành. Tại có nhiều người tu mà rất chấp, rất bị kẹt vào những phương tiện tu hành. Vì vậy mà họ không thành công được trong sự tu tập. Họ ngồi, họ đi, họ thở, họ ăn cơm im lặng, nhưng cách họ làm rất là chấp, họ cứng ngắt. Họ cũng lạy, cũng ngồi thiền, cũng đắp y, cũng tụng giới. Họ làm hết mọi thứ, nhưng vì thái độ cứng ngắt, vướng mắc vào hình thức, cho nên họ không đạt tới được cái tinh yếu, cái bản chất của sự tu học.

Thứ sáu là không bị chấp trước vào địa vị tu chứng của các vị hiền thánh. Trong kinh có nói tới mười địa vị tu chứng gọi là Thập địa hay là Tứ thiền. Nếu mình cứ chấp vào trình tự đó như là chấp vào năm thứ nhất của Đại học, năm thứ hai của Đại học, năm thứ ba của Đại học thì tu không thể nào thành. Mình nói tôi tu tới năm thứ tư rồi! Tôi sắp được làm Giáo thọ rồi, tôi sắp được truyền đăng rồi. Mấy thứ đó hoàn toàn thuộc về hình tướng, cố chấp. Vì vậy cho nên nói rằng tôi đang ở Tam thiền, anh mới tới Nhị thiền thôi; hoặc anh là thanh văn, tôi là Bồ tát; hay anh là Tiểu thừa, tôi mới là Đại thừa, tất cả những điều đó là những hình tướng mà mình có thể bị kẹt vào.

Thứ bảy là không chấp, không bị kẹt vào sự thanh tịnh mà mình đạt được do sự hành đạo của mình. Trong khi ngồi thiền, đi thiền hành, thực tập, mình có một sự nhẹ nhàng nào đó, mình có một sự khoan khoái, hạnh phúc nào đó, rồi chính sự nhẹ nhàng đó, hạnh phúc đó, khoan khoái đó, mình cũng không được kẹt vào nó mà phải biết buông thả để có thể đi xa hơn và đi cao hơn.

Thứ tám là hãy an trú ở Bát Nhã Ba La Mật. Điều thứ tám này là chính. An trú như thế nào để thật sự an trú trong Bát Nhã Ba La Mật. Đó là an trú theo phương thức của thầy Vạn Hạnh.

Thứ chín là không bị vướng vào công việc giảng luận, giáo hóa, hành đạo. Khi mình ra giảng giải, dạy dỗ và giáo hóa, mình đừng bò keït vaøo nhöõng coâng vieäc ñoù. Mình coù theå noùi ñoù laø coâng taùc hoaèng Phaùp, laø Phaät söï, nhöng neáu mình keït vào những cái đó thì coi như mình chưa đạt tới sự giải thoát.

Thứ mười là phải quán tất cả các loại chúng sinh và phát khởi lòng từ bi và lòng lân mẫn. Phải thương yêu, tại vì sự tu tập đích thực nó đem tới lòng thương yêu thực sự. Nếu không có thương yêu thì không có gì hết. Nếu không có từ bi thì không có gì hết. Tất cả những cái mà anh nói anh đã đạt, đã tu, đã chứng, đã có, đã học được đều không có một nghĩa lý tối thiểu nào cả nếu anh không có chất liệu của từ và của bi trong anh.

Thiền sư Huệ Sinh

Vào thế kỷ thứ 11 nước ta có một thiền sư rất xuất sắc, đó là thiền sư Huệ Sinh, cũng thuộc thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi. Chúng ta không biết thiền sư sinh năm nào nhưng chúng ta biết thiền sư tịch diệt vào năm 1063. Thiền sư Huệ Sinh được vua phong làm Tăng Thống, và thiền sư thuộc về thế hệ thứ 13 của thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi.

Vào thời đó vua Lý Thái Tông là một Phật tử cư sĩ, tu học theo phương pháp của Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi. Vua đã học về giáo lý Bát Nhã, và cũng đã học về Bát Nhã Quán. Một hôm vua mời tất cả các vị cao tăng ở thủ đô vào cung để cúng dường trai tăng. Sau khi thọ trai xong, nhà vua đứng lên xin mỗi thầy cho một bài kệ ngắn, nói lên cái thấy của mình về thiền quán và về đạo Bụt. Chính nhà vua cũng đã có sẵn một bài.

Khi các thầy được dâng bút và giấy để viết bài kệ của mình thì vua cũng viết một bài, và bài của vua thì vua trình với các thầy trước. Nhà vua nói: Con có một bài, xin trình quý thầy trước khi quý thầy nói về kiến giải của quý thầy:

Bát Nhã chân vô tông,

Nhân không ngã diệc không,

Quá hiện vị lai Phật

Pháp tính bản lai đồng.

Đọc bài kệ này mình thấy vua học rất chuyên cần.

Bát Nhã chân vô tông, thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là thiền phái lấy Bát Nhã làm bản chất, và đó là một tông phái về thiền, mà vì lấy Bát Nhã làm bản chất cho nên gọi là Bát Nhã tông. Giáo lý của Bát Nhã tông là làm thế nào để thực tập an trú. Trong đời sống hàng ngày mình trú như thế nào để được an 24 giờ đồng hồ một ngày.

Chỗ nương tựa của mình là ở đâu? Vua Lý Thái Tông nói Bát Nhã tông là một tông không có tông. Chân là thật ra. Bát Nhã thật ra không phải là một tông, mà chính thật là vô tông. Dịch theo tiếng Việt:

Bát Nhã vốn không tông.

Nhân không, ngã cũng không.

Nếu học Phật chưa chín thì mình có thể dịch câu thứ hai này là Mình không người cũng không, Tiếng Anh là I do not exist, you do not exist either! Dịch như vậy thì nguy quá. Phần lớn người ta đều hiểu như vậy!

Chữ ngã và chữ nhân này mình phải hiểu theo nghĩa của kinh Kim Cương. Nhân này không phải là "người kia", the other person. Nhân này là một chủng loại, gọi là loài người. Đó là một trong tứ tướng (Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sanh tướng, và Thọ giả tướng) mà chúng ta phải thắng vượt. Nhân là chủng loại gọi là loài người. Còn ngã này là cái ta. Thành ra hiểu rằng "ta" là người này, còn "nhân" là người kia, là sai hoàn toàn. Vì vậy ta biết rằng vua Lý Thái Tông là người đã học kinh Bát Nhã thật làu thông.

Trong câu thứ hai, vua nói đến hai trong bốn tướng: Tại vì ngã không có tướng, nhân không có tướng, chân Bát Nhã cũng không có tướng, cho nên gọi Bát Nhã là một tông thì không đúng. Vì vậy mà tôi ưa gọi Bát Nhã là một Vô tông.

Quá hiện vị lai Phật, Pháp tính bản tương đồng. Tất cả những vị Bụt trong quá khứ, trong hiện tại, trong vị lai, pháp tính của họ vốn là một, tiếng Anh là the same. Tương là each other. Bản là vốn, có nghĩa là chân, basically.

Hai câu này chứng tỏ nhà vua đã thực tập phép quán gọi là Nhất hạnh tam muội vốn là một phép thiền quán thuộc tông Bát Nhã. Những vị chưa thực tập sáu hơi thở chót của kinh Quán Niệm Hơi Thở thì không thể hiểu được điều này, tại vì nó có liên hệ tới các hơi thở quán tịch diệt, quán vô thường, và quán không.

Trong Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, tức là kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa do Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói, với sự có mặt của Bụt, chúng ta có một định nghĩa về Nhất Hạnh Tam Muội. Kinh này là kinh số 233 Đại Chánh. Trong kinh này có câu: "Nếu có người con trai hiền nào, nếu có người con gái hiền nào tu theo phép Nhất Hạnh Tam Muội thì sẽ mau chóng chứng đắt được A Nậu Đà La Tam Muội Tam Bồ đề", tức làVô thượng Chánh đẳng Chánh giác, quả vị của Bụt. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi: "Bạch đức Thế Tôn thế nào là Nhất Hạnh Tam Muội?" Bụt nói: "Pháp giới nhất tướng, hệ duyên pháp giới, đó là Nhất Hạnh Tam Muội".

Pháp giới tức là Dharmadhatu, khác với thế giới là Lokadhatu. Lokadhatu là thế giới của sinh của diệt, của chia rẽ, cái này nó nằm ngoài cái kia, cái này không phải là cái kia. Thầy Pháp Đăng không phải là thầy Pháp Ấn. Còn Pháp giới là thế giới mà trong đó cái này là cái kia, cái này nằm trong cái kia, trong đó thầy Pháp Đăng chính là thầy Pháp Ấn.

Pháp giới nhất tướng là cái tướng một của Pháp giới, tức là mình thấy tất cả đều chung vào một cái, mình đạt tới được cái cơ bản, cái mẫu số chung, cái bản chất nó làm ra tất cả các hiện tượng. Trong một bộ Luận Đại thừa gọi là Đại Thừa Khởi Tín Luận, có danh từ gọi là Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng Pháp Môn Thể, tức là cái bản chất, cái thể tính của Pháp môn, Đại tổng tướng tức là cái tướng tổng quát, chung hết, gom hết lại của Nhất Pháp giới, tức là Pháp giới như là một thực thể, không thể tách rời được.

Một nhà sinh vật học tên là Lyall Watson gốc Phi Châu, có viết một câu rất hay, nói rằng "Sự sống là một-Khi nhìn một bông hồng, một con thỏ và một dòng nước thì chúng ta thấy ba cái đó là một". Ông là một người chưa từng học Phật, ông chỉ học khoa học mà ông biết nói rằng sự sống là một! Nếu nhìn vào sự vật cho thật kỹ, cho thật sâu sắc thì chúng ta thấy dòng nước kia, con thỏ kia và bông hồng kia là một. Tức là nhìn kỹ vào trong con thỏ thì thấy có dòng nước và thấy bông hồng. Nhìn kỹ vào trong bông hồng thì thấy con thỏ và dòng nước, không thể chia ra làm ba cái được. Đó gọi là Pháp giới Nhất tướng. Không hẳn phải đến chùa, quy y rồi mới thấy được điều đó. Hễ mình có quán chiếu cho thật sâu sắc thì từ ngõ ngách nào của sự sống, mình cũng thấy được sự thật đó.

Hệ duyên Pháp giới, nghĩa là mình phải liên hệ tới nó, phải tiếp xúc với nó. Duyên tức là tiếp xúc với, ôm lấy, làm thành một với nó. Sau đó thì Bụt dạy phương pháp tiếp xúc. Bụt nói:

Thiện nam tử, thiện nữ nhân

Dục nhật nhất hạnh tam muội

Ưng xử không nhàn

Xã chư tạp ý

Bất thủ tướng mạo

Hệ tâm nhất Phật

Chuyên xưng danh tự

Tùy Phật phương sở

Đoan thân chánh hướng

Năng ư nhất Phật, niệm niệm tương tục

Tức thị niệm trung năng kiến quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật,

Hà dĩ cố?

Niệm Phật công đức vô lượng vô biên

Duyệt giữ vô lượng

Chư Phật công đức vô nghị

Bất tư nghị Phật Pháp đẳng, vô phân biệt

Giai thừa nhất như thành tối chánh giác

Tất cụ vô lượng công đức

Vô lượng biện tài

Như thị nhập Nhất Hạnh Tam Muội giả

Tận tri hằng sa chư Phật pháp giới

Vô sai biệt tướng.

Đó là đoạn kinh ở trong Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa. Dịch là:

Người con trai hiền nào, người con gái hiền nào muốn tu phương pháp Nhất Hạnh Tam Muội thì Ưng xử không nhàn, nghĩa là phải ở một nơi vắng vẻ và nhàn hạ, không bị bận rộn quá. Nếu tối ngày anh lo việc trả bills thì anh không tu Nhất Hạnh Tam Muội được. Anh phải sống đơn giản, phải sống ở nơi không có những sự nhộn nhịp, không có áp lực của sự sống, đó gọi là "không nhàn xử". Chữ "xử" này là từ chữ "xứ" mà đọc trại ra. Xứ là chỗ, xử là ở chỗ đó. Đừng lo lắng quá, đừng chạy đôn chạy đáo, lo toan nhiều quá.

Xã chư tạp ý tức là buông bỏ những tư tưởng, những ý niệm, những dự án. Nếu thầy có nhiều dự án thì thầy phải bỏ đi, thầy phải bỏ những lo toan đi, tại vì những thứ đó đều được gọi chung là tạp ý. Đây là một sự thực tập lớn, làm sao buông bỏ để cho có tự do, thì mới thực tập được.

Bất thủ tướng mạo nghĩa là không bị kẹt vào, không nắm bắt, không ôm chặt lấy những tướng mạo, tức là cái hình thức bề ngoài. Hình thức bề ngoài thường có tính cách lừa gạt mình. Mình là những người khờ dại, dễ bị lừa gạt bởi những hình tướng bề ngoài. Vì vậy mà phải thực tập chuyện buông bỏ và đừng bị kẹt vào những tướng mạo, những âm thanh.

Trong kinh Kim Cương có câu: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" nghĩa là chỗ nào có hình tướng, là chỗ đó có sự lừa gạt. Hư vọng ở đây có nghĩa là đánh lừa. Những tướng về ngũ dục cũng vậy, nó cũng lừa gạt. Ví dụ cái bằng cấp PhD. Đó là một cái tướng. Nó có thể có sự hấp dẫn của nó. Nhưng nếu mình nhìn thẳng vào lòng nó thì mình thấy được sự thật và tự nhiên lòng mình nguội lạnh, không bị cái đó hấp dẫn nữa.

Ở Làng Mai có nhiều người có bằng tiến sĩ, bác sĩ, luật sư, nhưng họ biết rất rõ rằng mảnh bằng đó đâu phải là nguồn hạnh phúc của họ. Hạnh phúc của họ là ở chỗ khác. Họ thấy rất rõ cho nên họ không bị cái đó hấp dẫn nữa.

Hệ tâm nhất Phật, tức là tâm mình dính vào, nó tiếp xúc với, nó liên kết với một vị Bụt. Bụt nào cũng được, Bụt A Di Đà cũng được, Bụt A Súc cũng được, Bụt Thích Ca, Bụt Di Lặc cũng được, mà chính Bụt tương lai trong con người của mình cũng được. Mình phải tiếp xúc cho được vị Bụt đó. Vì vậy mà phép Nhất Hạnh Tam Muội có dính líu tới phương pháp gọi là Buddha-ªnusmèti, tức phương pháp Niệm Bụt.

Chúng ta đã học nhiều phương pháp quán niệm như Niệm Bụt, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thiên, Niệm Tử. Ở đây có liên hệ đến phương pháp Niệm Bụt, thành ra Tịnh độ tông có liên hệ tới phương pháp thực tập này. Vì Bụt là một cửa ngõ giúp cho mình đi vào được cái tổng tướng, cái nhất tướng của vũ trụ, của thực tại.

Chuyên xưng danh tự, ban đầu thì mình đọc tên của vị Bụt đó.

Tùy Phật phương sở, rồi đặt mình vào trong hoàn cảnh và thời gian của vị Bụt đó để mình có thể tiếp xúc với vị Bụt đó. Ví dụ mình muốn gặp Bụt Thích Ca thì mình phải đặt mình vào trong xã hội Ấn Độ cách đây 2500 năm, mình thấy mình ngồi trên núi Thứu, mình đang nghe Bụt nói, mình ngắm Bụt, mình thấy được tất cả những cái từ, bi, trí, tuệ, an lạc của Bụt, và mình sống với ngài suốt trong giờ phút thiền quán đó.

Đoan thân chánh hướng, thân của mình cho thật đoan nghiêm. Mình không thể ngồi gác hai chân lên bàn mà thực tập được. Chánh hướng tức là tâm của mình hoàn toàn hướng về đối tượng kia, tức là Bụt. Cái tư thế của thân mình làm cho Bụt có mặt hay không có mặt.

Năng ư nhất Phật niệm niệm tương tục, tức là chánh niệm giúp duy trì sự có mặt của Bụt đó phải liên tục. Đối tượng của chánh niệm là vị Bụt đó thì mình phải giữ cho chánh niệm đó tương tục, từ sát na này sang sát na khác. Sát na này là sát na quán niệm chứ không phải sát na thường. Nếu làm được như vậy thì trong mỗi niệm mình sẽ tiếp xúc được không phải với một Bụt mà với tất cả chư Bụt quá khứ, hiện tại, và vị lai. Tại vì một vị Bụt chứa tất cả các vị Bụt khác. Tiếp xúc được với Bụt thì tiếp xúc được với Pháp. Bụt không thể đo lường được, không thể tư nghị được, thì Pháp cũng không thể tư lượng được. Như vậy là mình tiếp xúc được với cái tổng tướng, với cái bản chất của đối tượng.

Tức thị niệm trung, năng kiến quá khứ, hiện tại, vị lai chư Phật, qua một vị Phật đó mình tiếp xúc được với tất cả các Bụt trong quá khứ, hiện tại, vị lai, tại vì các vị Phật không phải là những thực thể riêng biệt. Cũng như dòng nước, bông hồng, và con thỏ kia chúng có mặt trong nhau.

Chúng ta thấy pháp môn này phát sinh từ pháp môn niệm Bụt cộng với niệm tịch diệt. Niệm tịch diệt tức là bài tập thứ mười lăm ở trong kinh Quán Niệm Hơi Thở. Tịch diệt tức là cái bản chất, cái thực tại không thể diễn tả được, đó là niết bàn, đó là cội nguồn của tất cả chúng ta, và của tất cả các vị Bụt quá khứ, hiện tại, và vị lai. Trong khi quán niệm như vậy chúng ta thấy rằng ta là cùng một thể tướng, một bản chất với Bụt. Vì vậy cho nên nó có sự dung thông, nó có sự trôi chảy, và lúc đó ta có một chỗ nương tựa rất lớn, một chỗ nương tựa mà không ai có thể lấy ra khỏi được.

Trong bài kệ trên đây của vua Lý Thái Tông, chúng ta thấy có tư tưởng tương tự:

Quá hiện vị lai Phật,

Pháp tính bản tương đồng.

Nghĩa là trong khi quán niệm chúng ta thấy Pháp tính kia, thấy cái nhất tướng của Pháp giới kia, của tất cả các vị Bụt trong ba đời, nó là một, nó là đồng nhau.

Khi đọc hai câu này của vua Lý Thái Tông chúng ta biết rằng nhà vua đã học tới nơi tới chốn, đã học chín, chứ không phải là nữa sống nữa chín như chúng ta có thể tưởng tượng. Vua rất thuộc bài! Và vua nghĩ rằng thế nào cũng được khen!

Lúc đó thiền sư Huệ Sinh mới mỉm cười. Thầy lấy giấy ra, viết vài câu rồi đưa cho nhà vua. Đó là bài kệ của thầy trả lời bài kệ của vua, nghĩa là thầy không viết bài kệ riêng của mình. Bài kệ của thầy là:

Pháp bản như vô pháp,

Phi hữu diệc phi không,

Nhược nhân tri thử pháp,

Chúng sinh dữ Phật đồng,

Tịch tịch Lăng Già nguyệt,

Không không độ hải chu,

Tri không không, giác hữu,

Tam muội nhiệm thông châu.

Đây là một bài kệ trong số những bài kệ tuyệt vời nhất mà mình có thể tìm thấy trong kho tàng văn học Phật giáo. Chúng ta chỉ có thể hiểu được bài này hoàn toàn khi chúng ta biết đối tượng của bài này là trả lời cho bài kệ của nhà vua.

Pháp cũng như vô pháp. Pháp vốn là vô pháp. Câu này có âm hưởng của kinh Kim Cương. Pháp mà còn bỏ huống là phi pháp. Pháp là một hiện tượng, vô pháp là không có hiện tượng đó. Pháp có nghĩa là hiện tượng, mà pháp cũng có nghĩa là giáo lý, là chân lý.

Mình cũng có thể bị kẹt vào ý niệm về pháp. Thầy nói pháp vốn cũng như là vô pháp, và cái tính của nó không phải hữu, mà cũng không phải không. Phi hữu, là "không phải hữu", diệc có nghĩa là "cũng là", cũng không phải là "không".

Bài của vua nhấn mạnh chữ Không (Nhân không ngã diệt không), và có thể là vua đang bị kẹt vào cái ý niệmkhông. Tại vì trong kinh, lúc đầu nói là ngã không, mà nhân cũng không, mà thọ giả cũng không, chúng sanh cũng không, và chữ "không" đó có thể được nhận như là chân lý, và chữ "không" đó có thể được hiểu như đối ngược với "có". Thành ra cái quý nhất là cái pháp tính. Vua thì nói cái nhân là không, cái ngã là không, nhưng cái pháp tính này vua tin chắc là nó có, tại vì nó là bản chất của chư Bụt thì nó phải có.

Trong khi đó thì bài của thầy Huệ Sinh lại nói: Pháp bản như vô pháp là nhát búa đầu tiên. Phi hữu diệt phi không là nhát búa thứ hai. Đích thị là một vị thiền sư! Cái gọi là nhân và ngã đó, nói nó là không cũng không đúng, mà nói nó là có cũng không đúng luôn. Vì vậy cho nên vượt thoát cái hữu và cái không.

Nhược nhân tri thử pháp: Nếu hiểu được sự thật này, nếu hiểu được diệu pháp này thì chúng sinh với Phật không khác gì nhau cả. Trong phương pháp Niệm Bụt Tam Muội chúng ta chỉ duyên vào Bụt thôi, và pháp tính của các vị Bụt trong quá khứ, trong hiện tại, và tương lai nó là một, là đồng nhau.

Nhưng đó chỉ mới là Bụt thôi, còn chúng sinh thì sao? Vua không đề cập tới. Thành ra cái thấy của vua về Nhất Hạnh Tam Muội chưa đủ để cho vua thành công trong sự thực tập. Vì vậy cho nên Chúng sinh dữ Phật đồng, tức là thấy được cái đó thì chúng ta thấy không có sự khác nhau gì hết giữa chúng sanh và Bụt.

Thật ra trong sự thực tập Nhất Hạnh Tam Muội mình phải tiếp xúc với bản thân của mình, với Phật tánh của mình, với Bụt tương lai, Bụt hiện tại, Bụt quá khứ của mình. Vì vậy mà không còn ranh giới giữa chúng sanh và Bụt nữa.

Trong bài kệ của vua ngài nói rằng mình phải thực tập, phải học Nhân không, ngã cũng không, mình phải thực tập Nhất Hạnh Tam Muội để thấy rằng tất cả các Bụt đều có cùng một bản chất. Nhà vua quên rằng đối tượng quan trọng nhất là tự thân của mình, và chính trong tự thân của mình có cái đó. Không phải là trong dòng suối, trong con thỏ hoặc trong bông hồng mình mới tìm được cái đó.

Chúng ta nhớ đến kinh Rohistassa. Rohistassa là một vị thiên tử, dịch là Mã-Huyết Thiên Tử. Một đêm đó thiên tử tới thăm Bụt vào lúc nữa đêm và hỏi: Bạch đức Thế Tôn, có phương pháp nào để mình có thể du hành ra khỏi thế giới của khổ đau, của sinh diệt này không? Bụt nói: Không có, không thể nào dùng phương pháp du hành mà ra khỏi thế giới đau khổ này được. Mã-Huyết Thiên Tử nói rằng: Đức Thế Tôn nói đúng quá. Trong quá khứ con đã có lần dùng thần thông của con mà cố đi ra khỏi thế giới của đau khổ, của sinh diệt này. Con có thể đi mau gần bằng tốc độ của ánh sáng. Con không ăn, không ngủ, không đại tiểu tiện. Suốt ngày bay theo tốc độ đó, vậy mà 100 năm qua con vẫn khoâng ñi tôùi ñaâu heát. Vì vaäy cho neân con thaáy Buït noùi raát laø đúng. Bụt mỉm cười và nói rằng: Nhưng ta không nói rằng chúng ta không thể vượt thoát cõi khổ đau sinh tử này. Nếu chúng ta nhìn vào, quán chiếu vào cái thân một thước bảy, thước tám này (trong kinh gọi là nhất tầm), và nhìn cho rõ thì chúng ta có thể thấy sự tượng hình của thế giới, sự thoát ly của thế giới ở trong đó. Tức là chúng ta vượt thoát được thế giới khổ đau này. Không phải bằng phi thuyền mà bằng thiền quán, chúng ta có thể vượt thoát được thế giới đau khổ này.

Trong kinh Duy Ma Cật cũng có câu tương tự: Quán thân thật tướng, Quán Phật diệc nhiên. Nghĩa là khi đưa cặp mắt thiền quán của chúng ta để nhìn vào thật tướng của hình hài này, thì chúng ta thấy Phật trong đó. Quán chiếu về Phật thì cũng như vậy thôi. Diệt nhiên có nghĩa là như vậy thôi, cũng theo phương pháp đó thôi. Nói vậy có nghĩa là trong bất cứ một hiện tượng nào, nếu nhìn thật sâu, chúng ta sẽ tiếp xúc được với pháp giới nhất tướng đó, Bụt sẽ hiện rõ ra, và chúng ta tiếp xúc được với Bụt. Không cần đi xa, chỉ cần nhìn vào ngay trong hình hài của chính chúng ta.

Trong khi tôi lạy cái lạy thứ nhất, hay cái lạy thứ hai, thỉnh thoảng tôi có nghĩ rằng cái thân thể của mình và cái tâm hồn của mình có thể có những cái chưa được thanh tịnh, chưa được từ bi, cần phải được chuyển hóa. Nhưng khi lạy xuống và mình chấp nhận tất cả những cái đó, mình nói tất cả những cái đó đều chứa đựng cái thanh tịnh pháp thân hết. Ngoài những cái đó mình không thể tìm được cái thanh tịnh pháp thân, thì lúc đó có một niềm vui rất lớn phát hiện trong mình. Mình chấp nhận tất cả những yếu đuối, những cái còn kém hèn của mình, và mình biết rằng trong những cái gọi là yếu đuối và kém hèn đó có niết bàn, có Phật tính, có Bụt. Liệng bỏ chúng đi thì không còn gì nữa cả! Vì vậy mình ôm lấy những cái đó với tất cả sự bình an, sự bằng lòng. Mình không tự trách tại sao trong thân và trong tâm mình vẫn còn những cái gọi là tiêu cực!

Nó hay lắm! Nó không có sự phân biệt, sự kỳ thị giữa rác và hoa, tại mình thấy rằng nếu không có rác thì mình lấy gì để tạo nên hoa? Do đó mà sự chấp nhận này đưa lại một sự an bình, đem lại trí tuệ, và sự chuyển hóa nó tới một cách rất tự nhiên. Còn nếu mình xua đuổi, chưởi mắng nó, trách móc nó thì không đi đến đâu hết!

Quán thân thật tướng: Nhìn vào thân thể này, vào cái thân mà đôi khi mình cho là nguồn gốc của tội lỗi, cái thân mà mình nói là bất tịnh, là vô thường, chính thân đó chứa đựng vị Bụt thật tướng của mình. Vì vậy mà Tâm Kinh nói rằng Không có dơ, không có sạch, không có thêm, không có bớt! Vì vậy cho nên tu không phải là làm toán trừ, tu không phải là làm toán cộng. Tu không có làm toán!

Nhược nhân tri thử Pháp, Chúng sinh dữ Phật đồng: Những cái tiêu cực chính là những cái tích cực. Những cái tích cực, nó là những cái tiêu cực. Cái thấy của mình là cái thấy vô phân biệt.

Tịch tịch Lăng Già nguyệt: Vầng trăng Lăng Già lẳng lặng chiếu xuống. Vầng trăng Lăng Già đó, hôm Mồng Một Tết thầy Pháp Tạng được cụ Nguyễn Du trao cho: Vầng trăng vằng vặc giữa trời. Có khi mình có vầng trăng đó mà mình không biết rằng mình đang có. Kinh Lăng Già là một kinh về thiền, một kinh có tư tưởng Duy Thức, một kinh có tư tưởng Như Lai Tạng. Chúng ta biết rằng vào thời đó kinh Lăng Già đã được phổ biến rồi chứ không phải xuất hiện vào thế kỷ thứ 6 khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tới.

Không không độ hải chu: Trong biển cả có một con thuyền, trong chiếc thuyền đó không chở một cái gì hết, và nó đang vượt biển. Vầng trăng kia thì rất vắng lặng, mà con thuyền kia hoàn toàn không chuyên chở một thứ gì hết, không chuyên chở một ý niệm nào hết. Mặt trăng thì im lặng tuyệt đối, và con thuyền thì hoàn toàn không chuyên chở vật gì. Đây là một hình ảnh thi ca rất tuyệt vời!

Hãy tưởng tượng đại dương mênh mông, trên trời cao có một vầng trăng sáng, im lặng, không tuyên thuyết một lời nào cả. Trên mặt biển có một con thuyền cũng im lặng không kém, chở đầy ánh trăng và không chuyên chở bất cứ một khách thương hay một sản vật nào, tức là không có ý niệm, không có ngôn từ, hoàn toàn tự do trên biển Bát Nhã. Thành ra thầy Huệ Sinh vừa là một thiền sư thâm uyên về Phật pháp, vừa là một thi sĩ rất lớn!

Tri không không giác hữu: Khi đã biết cái không nó cũng không, tức là ý niệm không cũng vượt thoát. Tri không không: Biết rằng cái không bản thân nó cũng là không thì lúc đó mới biết hữu là gì. Hữu này chỉ có thể là diệu hữu chứ không phải là hữu tầm thường.

Tam muội nhiệm thông châu: Lúc đó thì Nhất Hạnh Tam Muội mới có thể tuôn chảy một cách không chướng ngại. Thông châu: Châu tức là khắp nơi, như châu biến. Thông là tự do trôi chảy.

Ý thầy nói bệ hạ còn kẹt, cho nên bệ hạ thực tập Nhất Hạnh Tam Muội chưa thành công, bệ hạ chưa thấy được cảnh tượng mầu nhiệm của trăng Lăng Già vằng vặc, thuyền Bát Nhã không không. Đây là bản dịch của tôi trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I cách đây mấy mươi năm:

Pháp cũng như vô-pháp,

Không hữu cũng không không,

Nếu đạt được lẽ ấy,

Chúng sinh với Phật đồng.

Trăng Lăng Già lặng chiếu,

Thuyền vượt biển trống không,

Không cũng không như có,

Định tuệ chiếu vô cùng.

Không dịch từng chữ. Định tuệ là dịch chữ tam muội. Thật ra tam muội chỉ có nghĩa là định, nhưng có định thì tất nhiên có tuệ.

Chính vua phong tước hiệu Tăng Thống cho thiền sư Huệ Sinh. Xứng đáng là ông thầy! Tăng thống đồng thời cũng là thầy của vua, cho nên Huệ Sinh cũng là Quốc sư.

Trong Thiền Uyển Tập Anh, tức là sách nói về các thiền sư Việt Nam, những bông hoa đẹp nhất của vườn thiền Việt Nam, có những bài kệ do mỗi thiền sư để lại cho đời. Bài kệ chúng ta vừa học là một trong những bài kệ xuất thần nhất, mầu nhiệm nhất trong những bài kệ của tác phẩm này.

Quyển sách tôi đang cầm đây là cuốn Thiền Uyển Tập Anh mà tôi in ra từ trường Viễn Đông Bác Cổ Paris. Ở trường Viễn Đông Bác Cổ, École Francaise Extrême Orient họ có một cuộn Micro-film của sách này. Hồi tôi viết Việt Nam Phật Giáo Sử Luận thì tôi không có sách này, cho nên tôi đã đến xin họ chụp hình cuốn này. Đây là cuốn mà tôi đã giữ 26, 27 năm nay!

Trong sách này người ta ghi lại ba thiền phái ở Việt Nam. Đó là thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, thiền phái Vô Ngôn Thông, và thiền phái Thảo Đường.

Thiền Sư Pháp Thuận

Trên đây chúng ta đã nói tới thiền sư Vạn Hạnh. Trước thiền sư Vạn Hạnh có một vị thiền sư khác tên là Pháp Thuận. Cả hai đều thuộc thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi.

Thiền sư Pháp Thuận mất năm 991. Sách Thiền Uyển Tập Anh có ghi lại rằng thiền sư Pháp Thuận là một nhà bác học, rất giỏi về công nghệ, rất giỏi về kỹ thuật, và rất giỏi về thi ca, văn chương. Thầy có rất nhiều tài năng và thầy đã phụ tá cho vua Lê Đại Hành cả trong lĩnh vực chính trị. Thầy có một cái nhìn rất sâu sắc về tình trạng của đất nước. Kiến thức của thầy không phải chỉ về giáo lý, mà tuệ giác của thầy giúp thầy thấy được tình trạng của đất nước trong lãnh vực kinh tế, chính trị, và cả văn học. Vì vậy vua Lê Đại Hành đã mời thầy đến làm cố vấn. Tuy vậy không bao giờ thầy ở lại trong triều đình. Khi được hỏi xong công việc, là thầy trở về chùa và không chịu ở lại ăn cơm ở trong cung. Vua Lê Đại Hành rất tôn kính thầy, không bao giờ dám kêu tên thầy là thầy Pháp Thuận, mà luôn luôn kêu là Đổ Pháp Sư, tại vì thầy họ Đổ, Đổ Pháp Thuận.

Hồi đó nhà Tống bên Tàu có cử một phái đoàn qua Đại Việt, và sứ giả của nhà Tống tên là Lý Giác. Vua Lê Đại Hành cũng năn nỉ thầy Pháp Thuận tiếp khách giùm để chứng tỏ Đại Việt có nhiều người có tầm trí thức rất cao, không nên khinh thường. Điều này cho chúng ta thấy rằng lúc đó trong nước chưa đào tạo được giới trí thức vì kết quả của chế độ ngu dân của kẻ ngoại xâm, phần lớn các nhà trí thức ở trong nước đều thuộc giới thiền sư, xuất thân từ thiền môn. Cho nên khi vị đại sứ của nhà Tống tới, vua phải nhờ một vị thiền sư tiếp.

Thầy Pháp Thuận có làm một bản văn sám hối gọi là Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn. Thiền sư Vạn Hạnh là đàn em của thiền sư Pháp Thuận. Tuy lúc đó còn trẻ nhưng ngài cũng đã theo thiền sư Pháp Thuận để phụ tá cho vua Lê Đại Hành, một vị vua rất giỏi, rất có đạo đức.

Có một lần vua Lê Đại Hành hỏi về tình trạng của đất nước, thầy Pháp Thuận trả lời bằng một bài kệ rất hay:

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên kiến thái bình,

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

Vua Lê Đại Hành rất thao thức, không biết có thể tạo ra được một nền hòa bình cho đất nước hay không. Thầy trả lời:

Quốc tộ như đằng lạc, đằng tức là cây mây, khi những sợi dây mây đan vào nhau (đằng lạc), thì nó vững chãi lắm. Có nghĩa là nếu chúng ta biết nắm tay nhau, đoàn kết thì vận mệnh của nước nhà cũng vững vàng, chắc chắn, và chúng ta sẽ có thái bình.

Nam thiên kiến thái bình, nghĩa là trời Nam sẽ thấy được hòa bình. Nếu trong nước mà chúng ta đoàn kết với nhau thì trời Nam sẽ có thái bình. Cũng như trên Xóm Thượng, các thầy các sư chú thương nhau và làm việc chung với nhau thì Xóm Thượng có rất nhiều hạnh phúc. Xóm Hạ cũng vậy, các sư cô thương nhau thì Xóm Hạ cũng có nhiều hạnh phúc.

Vô vi cư điện các, nếu trong lầu các, trong cung điện của vua mà ai cũng thực tập đạo Vô vi cả (đạo vô vi tức là tu vô tướng, vô tác), thì:

Xứ xứ tức đao binh, "tức" có nghĩa là chấm dứt, "xứ xứ" là chỗ này chỗ kia. Có thể ở kinh đô không có giặc giả, nhưng ở các vùng khác, như miền biên giới thì có giặc, phải đi đánh dẹp rất khổ. Nhưng nếu ở trong cung điện mà vua và các quan biết tu tập, biết thực tập năm giới, nghĩa là làm cho đạo vô vi có mặt ở ngay trong cung điện, thì tự khắc mọi nơi sẽ có hòa bình, tránh được nạn đao binh.

Đó là câu trả lời của thiền sư Pháp Thuận. Nó có nghĩa là bệ hạ hãy tu đi, đó là cách hay nhất làm cho đất nước thái bình. Bệ hạ phải làm gương cho các quan đều cùng tu tập, cùng giữ năm giới, thì tự nhiên sẽ có hòa bình. Rất là đơn sơ. Tôi đã dịch như sau:

Vận nước như dây quấn,

Trời Nam ôm thái bình,

Đạo đức ngự cung điện,

Muôn xứ hết đao binh

GIAO CHÂU TRONG THỜI TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

Chúng ta biết rằng đất Giao Châu nằm dưới sự thống trị của nhà Hán kể từ năm 111 trước Thiên Chúa giáng sinh. Khi nào mẫu quốc mạnh thì chúng ta chịu lép một bề. Nhưng khi bên Trung Hoa có lộn xộn thì ở Giao Châu luôn luôn có những cố gắng nổi dậy để giành lại nền độc lập.

Đó là kinh nghiệm của Giao Châu. Các bạn Tây Tạng của chúng ta phải nhớ chuyện đó, khi nào bên kia họ lộn xộn, tranh giành nhau, thì mình sẽ có cơ hội giành lại đất nước mình, thành ra đừng lo, cứ chờ và chuẩn bị cho đàng hoàng, đừng mất hy vọng! Tại vì đất nước Việt Nam đã bị đô hộ một ngàn năm mà vẫn còn giữ được bản chất của mình.

Vào năm 544 và 602 Giao Châu đã đứng dậy, đã muốn độc lập, và nền độc lập đó tuy không bền vững, không hùng mạnh lắm nhưng nó kéo dài được khoảng gần 60 năm. Sau đó lại bị đô hộ trở lại. Đó là thời tiền Lý, tức là nhà Lý trước (gồm vua Lý Nam Đế rồi Triệu Quang Phục, Triệu Việt Vương) chứ không phải nhà Lý sau tức là Hậu Lý Nam Đế.

Hậu Lý Nam Đế là một ông vua tên là Lý Phật Tử. Chính trong triều đại của Lý Phật Tử (571-602) mà thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi được thành lập ở Việt Nam,

Thiền sư Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tới Việt Nam vào khoảng năm 582 hay 583. Lúc đó nước mình đang có một nền độc lập. Nhưng sau đó thì vua Tùy Văn Đế nhà Tùy, thống nhất được lãnh thổ bên Trung Hoa nên đem quân sang đánh. Lý Phật Tử thua, cho nên đất nước ta lại bị đặt dưới sự đô hộ của người Trung Hoa. Việt Nam hồi đó gọi là An Nam, bị đô hộ thêm 336 năm nữa.

Sau Nhà Tùy là đến Nhà Đường, và Nhà Đường cai trị rất là khắc nghiệt, không cho mở mang dân trí. Giới trí thức bị đàn áp, đất nước không có trường đại học. Vì vậy cho nên các chùa trở nên các trung tâm văn hóa, và những người giỏi nhất ở trong nước đều là các thầy. Giới trí thức lãnh đạo trong nước đều là các thầy. Vì trú ẩn dưới tàng lọng của đạo Bụt cho nên các thầy được học, được lãnh đạo. Nếu trong nhân gian không có trường học thì các thầy mở trường ở trong chùa để dạy. Nói là dạy Phật Pháp, nhưng kỳ thực là dạy văn hóa, dạy chữ nghĩa. Nếu trong nhân gian không có bệnh xá, thầy thuốc, thì các thầy học thuốc và các thầy trị bệnh cho nhân gian. Thành ra chùa chiền vừa là trường học, vừa là nhà thương. Nhà thương theo nghĩa thương yêu chứ không chỉ theo nghĩa bị thương.

NHỮNG DANH TĂNG ÍT ĐƯỢC BIẾT CỦA GIAO CHÂU

Thư tịch Trung Hoa đây đó có ghi chép lại sự có mặt của một số những vị xuất gia nổi tiếng ở Việt Nam. Cố nhiên trong Thiền Uyển Tập Anh chúng ta có tên tuổi của các thầy thuộc những thế hệ truyền thừa của phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi và phái Thảo Đường. Nhưng đó chỉ là tên tuổi một số nhỏ các thầy thôi. Nhờ những sách vở, tài liệu của Trung Hoa còn để lại mà ta biết được tên một số các danh tăng Việt Nam hồi đó.

Thời đó nhà Đường gọi nước chúng ta là An Nam, và đặt ra một guồng máy cai trị gọi là An Nam Đô Hộ Phủ. Chính sách cai trị của nhà Đường rất hà khắc. Cũng do đó cho nên chỉ trong giới thiền môn mới nẩy sinh ra được những tinh hoa của trí thức nước Việt mà thôi.

Nhà bác học Lê Quý Đôn của Việt Nam, khi đọc những sách như Loại Hàm và An Hoa của Trung Quốc thì thấy được tên tuổi và hành trạng của một số cao Tăng Việt Nam. Có một vị tên là Phụng Đình Pháp Sư. Một vị Pháp Sư (Dharma Teacher) khác tên là Duy Giám. Hai vị đó rất lão thông về kinh tạng, đều được coi như những vị Tam Tạng Pháp Sư và đã được vua Đường mời qua để giảng kinh ở trong cung cho vua. Nếu không có thư tịch Trung Quốc ghi chép thì làm sao ta biết được tên hai vị tổ Phụng Đình và Duy Giám của chúng ta?

Nhờ một bài thơ của thi sĩ Dương Cự Nguyên, cuối thế kỷ thứ 7, chúng ta còn được đọc một bài thơ mà thi sĩ làm để tặng thầy Phụng Đình khi thầy rời Trung Hoa để về nước. Bản dịch của bài thơ như sau:

Cố hương Nam Việt ấy,

Ngàn dặm mây trắng bay,

Cửa trời vắng kinh kệ,

Biển rộng hương hoa đầy,..

Cửa trời vắng kinh kệ tức là trong cung điện của nhà vua không còn ai giảng kinh, giảng kệ nữa.

Biển rộng, hương hoa đầy có nghĩa là có thầy đi trên biển thì mặt biển rất là đẹp. Sự có mặt của một vị thiền sư trên mặt biển làm cho mặt biển đầy hương hoa.

Bóng cò in sóng bạc,

Thành quách lung linh xây,

Trường An lòng tưởng nhớ,

Giao Châu chuông canh chầy...

Trường An tức là kinh đô của Trung Hoa hồi đó, còn Giao Châu là quê hương của Pháp Sư Phụng Đình.

Như vậy nhờ bài thơ của một thi sĩ để lại mà chúng ta biết được một vị tổ của chúng ta là Pháp Sư Phụng Đình.

Còn Pháp Sư Duy Giám thì khi Pháp Sư giảng kinh xong và sắp về nước thì có một thi sĩ nổi tiếng khác tên là Giả Đảo, là người làm bài thơ đại ý: "Thầy tôi đi hái thuốc ở trong núi, và mây trắng quá cho nên không biết thầy ở đâu" mà chúng ta đã học trước đây. Thi sĩ Giả Đảo cũng có làm một bài thơ để tiễn thầy Duy Giám về nước. Chúng ta biết rằng, qua các bài thơ này thì các thầy tới Trung Hoa bằng đường thủy, mà về cũng bằng đường thủy, dễ dàng và an bình hơn nhiều. Nguyễn Lang đã dịch như sau:

Giảng kinh nơi cung điện,

Vườn ngự hoa Xuân bay,

Xa quê từ mấy độ,

Núi cũ về từ nay.

Mưa sa dầm áo bạc,

Gió táp ấn hương phai,

Biển vắng như thế đó,

Tin tức làm sao hay!

Có nghĩa là ngài về quê hương thì làm sao chúng con có tin tức của ngài!

Câu "mưa sa dầm áo bạc", là để tả cảnh của thầy đang đi trên mặt biển. Áo nâu của thầy đã bạc màu, và mưa làm ướt áo thầy.

Gió táp ấn hương phai, thầy có mang theo một cái ấn rất thơm, cái Pháp ấn, và gió có thể làm phai bớt mùi thơm của cái ấn thầy mang theo.

Hai bài thơ này đều hay cả, và nhờ những bài thơ này mà chúng ta biết tới các vị cao tăng của chúng ta ngày xưa.

Vào thế kỷ thứ 8, có một thầy tên là Vô Ngại Thượng Sĩ, ngài không qua Trung Quốc nhưng thi sĩ Thẩm Thuyến Kỳ qua Giao Châu chơi và đã được nghe nói đến thiền sư, nên leo lên núi ở lại mấy ngày với thiền sư. Khi chia tay, thi sĩ quyến luyến nên có làm một bài thơ, nhưng Vô Ngại Thượng Sĩ không giữ lại. Tuy vậy bài thơ này đã được sách sử Trung Hoa chép lại:

Phật xưa sinh Thiên Trúc,

Nay hóa thân Nhật Nam,

Hồi đó Đại Sĩ sinh ở Thiên Trúc, nay phân thân để ngồi ở Nhật Nam. Hồi đó nước ta gồm có ba quận: Nhật Nam, Nam Hải, và Cửu Chân.

Vòng não phiền ra khỏi,

Dưới núi dựng Già Lam,

Khe suối thơm là cảnh,

Đá non cao là am,

Chim xanh tập thiền định

Vượn trắng nghe giảng đàm,

Vách đá giây mây quấn,

Mặt đầm hoa leo thang,

Theo suối vào hóng mát,

Giặt áo phơi rừng hương,

Đó là đoạn để nói về đời sống của thiền sư.

Đệ tử hận mình dở,

Phật pháp chưa am tường,

Qua khe Hổ nhìn lại,

Dưới cây sương khói lam,

Có nghĩa là thi sĩ nói rằng mình chưa giỏi Phật Pháp lắm, nhưng vì còn vướng chuyện đời, cho nên phải xuống núi, và qua khỏi khe suối Hổ Khê, nhìn lại thì không thấy thầy đâu nữa mà chỉ thấy sương khói màu lam lẩn khuất trong rừng cây mà thôi.

Một thi sĩ lớn khác, đời Đường, tên là Trương Tịnh cũng đi về quận Nhật Nam để du lịch và đã leo lên núi gặp một thầy mà không biết sao khi về Trung Quốc lại quên mất tên của thầy! Thi sĩ làm một bài thơ tặng và ghi rằng: Sơn trung tặng Nhật Nam Tăng, có nghĩa là bài thơ làm trong núi để tặng một thầy ở quận Nhật Nam. Vì vậy chúng ta không biết tên vị tăng sĩ, mà chỉ biết là vị thầy ở quận Nhật Nam. Bài này cũng rất hay:

Ở mãi mấy ngọn núi,

Hai cánh cửa thông cài,

Viết kinh trên lá chuối,

Treo áo rụng hoa mây,

Đục đá khơi giếng mới,

Xuyên rừng trồng cây đay,

Nếu gặp người Nam Hải,

Liu lường hỏi nhà ai?

Hồi còn trẻ tôi có viết cuốn truyện ngắn tựa là Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, là lấy hình ảnh từ câu Hai cánh cửa thông cài của bài thơ này.

Bản in trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của nhà xuất bản Văn Học có nhiều chữ sai, nhất là những chữ Nho và chữ Phạn, rất là nguy hiểm, xin quý vị để ý.

Ở Trung Quốc có thầy Nghĩa Tịnh rất nổi tiếng, thầy cũng đi Ấn Độ như thầy Huyền Trang và thầy đi bằng đường thủy. Thầy cũng có chép tiểu sử của sáu vị thiền sư Việt Nam đã từng qua du học ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 7 và đầu thế kỷ thứ 8 mà thầy đã được gặp bên đó. Như vậy vào thời đó đã có các thầy ở Giao Châu sang du học ở Ấn Độ.

Trước hết là thầy Vận Kỳ, cùng sang Ấn Độ với một người Hoa tên là Đàm Nhuận. Thầy Vận Kỳ rất giỏi Phạn ngữ và Hán ngữ. Khi sang Ấn Độ thì thầy được thọ giới lớn với thầy Trí Hiền, J((nabhadra ở đảo Java chứ không phải ở Ấn Độ. Tại đây có một thiền sư người Hoa tên là thầy Hội Đinh đã cùng thầy Trí Hiền dịch cuốn Đại Niết Bàn của hệ phái Đại thừa. Khi dịch kinh này xong hai người bèn nhờ thầy Vận Kỳ của Giao Châu đem về dâng cho vua Đường. Thầy Vận Kỳ về tới Giao Châu thăm tăng thân và gia đình, rồi mới qua Trung Quốc trao lại bản kinh này cho vua Đường. Sau đó thầy trở về Giao Châu để thuyết pháp và hành đạo. Một thời gian sau thầy Vận Kỳ lại đi Java.

Thầy Nghĩa Tịnh cho biết rằng thầy gặp thầy Vận Kỳ ở Ấn Độ lúc thầy này mới 30 tuổi, tức là chưa được 30 tuổi là thầy đã được đi du học ở Ấn Độ.

Kế đến có một Pháp Sư tên là Khuy Xuân, có pháp danh bằng Phạn ngữ là Citta Deva đã từng đi Tích Lan rồi đi Ấn Độ. Thầy có đi thăm Bồ Đề Đạo Tràng, thăm thành Vương Xá, nhưng khi đến tu viện Trúc Lâm thì thầy Khuy Xuân ngã bệnh và tịch tại đó.

Tiếp đến là Pháp Sư Trí Hành, người Thanh Hóa, tên Phạn ngữ là Praj(i(Deva, phiên âm là Bát Nhã Đề Bà. Thầy đi Ấn Độ bằng thuyền và chiêm bái tất cả các Phật tích. Sau đó đi lên miền Bắc sông Hằng và ở lại tu tại chùa Tín Giải. Thầy tịch ở đây lúc 50 tuổi.

Một thiền sư Việt Nam khác tên là Đại Thừa Đăng, xuất gia ở Ấn Độ. Sau đó theo sứ thần nhà Đường về kinh đô Trung Quốc là Trường An. Tới chùa Từ Ân thì thầy Đại Thừa Đăng được gặp thầy Huyền Trang, và xin thọ đại giới lại với thầy Huyền Trang ở đây. Sau một thời gian tu học, thầy trở về Giao Châu, rồi lại đi Tích Lan bằng đường biển. Sau đó thầy đi qua Nam Ấn Độ, ở lại 12 năm và học thông Phạn ngữ. Thầy đã chú giải tác phẩm Duyên Sinh Luận và một số kinh điển khác bằng tiếng Phạn. Khi thầy Nghĩa Tịnh sang tới Đông Ấn Độ thì gặp thầy Đại Thừa Đăng ở đây. Thầy Nghĩa Tịnh của Trung Quốc bèn rũ thầy Đại Thừa Đăng cùng đi chơi miền Trung, rồi tới tu viện Na Lăng Đà (NA-landa). Sau đó đi lên thành Vai(ali, rồi đi lên Kusinara, nơi Bụt Nhập Diệt. Thầy Đại Thừa Đăng của Giao Châu ở lại đây và tịch diệt ở tại chùa Ma-ha-pari Nirv(na khi thầy được khoảng 61 hay 62 tuổi. Nếu quý vị đi chiêm bái Phật tích và có dịp đến thăm chùa Niết Bàn, thì biết rằng thầy Đại Thừa Đăng đã tịch diệt ở đây.

Chúng ta chỉ cần kể tên một số các thầy như vậy thôi. Chúng ta cũng cần biết rằng vào thời nhà Đường cai trị, giới trí thức ở trong nước phần lớn là các thầy, vì vậy cho nên vua chúa, các nhà làm chính trị, khi có những vấn đề khó khăn, thường tới tham vấn các thầy.

Khi thầy Vô Ngôn Thông ở Trung Hoa sang nước ta để thành lập phái thiền gọi là phái thiền Vô Ngôn Thông vào năm 820, thì lúc đó đất nước ta cũng còn đặt dưới sự đô hộ của nhà Đường. Mãi đến đầu thế kỷ thứ 10, người Đại Việt mới khôi phục được nền tự chủ cho đến bây giờ. Ngoài 60 năm đó, chúng ta còn bị đặt dưới sự đô hộ của Trung Quốc khoảng 1000 năm!

TỔNG TRÌ TRONG TÔNG PHÁI TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

Chúng ta biết rằng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã sử dụng kinh Tượng Đầu Tinh Xá để dạy về thiền tập. Kinh Tượng Đầu Tinh Xá là một kinh thuộc văn hệ Bát Nhã. Sau đó thầy có dịch kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì. Kinh Tổng Trì có màu sắc của Bát Nhã, nhưng cũng có màu sắc Hoa Nghiêm. Cuối cùng kinh còn có màu sắc của Mật Tông. Danh từ Tổng Trì có nghĩa thuộc về Mật Tông.

Tổng trì tiếng Phạn là Dharani. Tại Nhật có một chùa gọi là chùa Tổng Trì, S(ji-ji, một trong hai thiền viện chính của tông Tào Động ở Nhật Bản. Tổng Trì Tự nguyên ở tỉnh Ishikawa. Năm 1898 chùa được dời về thành phố Yokohama sau một cơn hỏa hoạn.

Dharani là Tổng trì, có nghĩa là Năng trì và Năng già.

Tổng tức là tất cả, trì là nắm. Tổng trì có nghĩa là nắm giữ được tất cả, không để cho rơi rụng. Nghĩa của tổng trì cũng giống như A-lại-da ((laya).

Năng trì là có khả năng duy trì lại, đừng cho rơi mất.

Năng già, "già" có nghĩa là ngăn ngừa không cho những xấu ác lọt vào để phá hoại.

Đứng về phương diện giới luật chúng ta cũng dùng chữ trì, như trì giới, và già giới. Trì tức là giữ cho nguyên vẹn, già tức là ngăn cản, không cho những yếu tố tiêu cực tới phá hoại. Như vậy tổng trì có nghĩa là có thể duy trì được (Năng trì) và cũng có thể ngăn ngừa, bảo vệ được (Năng già).

Nguồn năng lượng nào giúp cho mình duy trì và ngăn ngừa? Đó là năng lượng niệm và tuệ. Niệm lực và tuệ lực làm việc duy trì. Nó có năng lực tổng nhiếp và ức trì. Tổng là tất cả, nhiếp là gói lại, bao lại, ôm lại tất cả. Ức trì tức là nhớ và giữ lại.

Ư nhất pháp chư trung, trì nhất thiết pháp. Chúng ta nên nhớ rằng ở Trung Hoa, đến thế kỷ thứ 8 Mật tông mới được chính thức thành lập. Riêng ở nước ta thì đầu thế kỷ thứ 7 là đã có Mật tông. Vì vậy mà Ư nhất pháp chư trung, trì nhất thiết pháp có nghĩa là trong một pháp có thể duy trì tất cả các pháp. Đó là vừa tư tưởng Hoa Nghiêm, vừa tư tưởng Mật tông.

Ví dụ quý vị thực tập niệm và quý vị thực tập cho thật chín chắn, cho thật sâu sắc, thì quý vị duy trì luôn cả tín, tấn, định, và tuệ. Hoặc trong Bát Chánh Đạo (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, và Chánh Định) chẳng hạn, nếu mình thực tập một cái cho thật sâu sắc là đồng thời mình thực tập bảy cái kia. Ức niệm cũng vậy. Nếu trong một pháp mà mình nắm cho thật vững thì mình nắm được tất cả các pháp khác. Đó gọi là tổng nhiếp, đó gọi là ức trì.

Cố nhiên sự thực tập ở đây không phải là nhớ như con vẹt. Nhớ mà không hiểu là mình không có tuệ. Niệm lực và tuệ lực là sự có mặt trong giây phút hiện tại và có cái thấy trong chiều sâu của nó mới gọi là tuệ.

Ư nhất văn chư trung, trì nhất thiết văn. Văn tức là ngôn ngữ, văn tự. Có nghĩa là trong một câu nói (ngôn từ), trong một câu kinh mà mình có thể nhớ hết tất cả các câu kinh. Ví dụ chúng ta học được mười sáu bài thực tập trong kinh Quán Niệm Hơi Thở và mình thấy được sự liên hệ giữa hơi thở này với hơi thở kia. Khi thực tập và nhớ được một câu trong kinh đó và nhớ cho thật sâu sắc, thì tất cả những câu khác chúng ta cũng nhớ được.

Ư nhất nghĩa chi trung, trì nhất thiết nghĩa. "Nghĩa" tức là những nghĩa lý hàm chứa trong lời văn đó. Thành ra trí ức của chúng ta bao gồm ba phương diện là pháp, văn, và nghĩa. Nó có liên hệ tới sự học hỏi, mà nó cũng có liên hệ tới sự thực tập.

BỐN KHÍA CẠNH CỦA ĐÀ LA NI

Vào thế kỷ thứ 2 thầy Long Thọ (N(g(rjuna) trong Đại Trí Độ Luận cuốn 28, Mah(praj((Paramita -((stra, đã nêu cho chúng ta thấy được bốn khía cạnh của Đà La Ni, tức là tổng trì:

Thứ nhất là Văn Đà La Ni, tức là văn tổng trì. Văn đây có nghĩa là nghe mà không quên. Chúng ta nhớ tới thiền sư Vạn Hạnh. Thiền Sư Vạn Hạnh thực tập pháp môn gọi là Tổng trì Tam Ma Địa Dh(rani Sam(dhi. Rất nhiều thiền sư trong thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi cũng thực tập Tổng trì Tam Ma Địa. Khi nghe một điều gì thì không quên nữa. Nó cứ ở với mình và nó làm thành một khối năng lượng, thúc giục mình đi về phía đó.

Ví dụ sáng nay tôi nói Thực tập nghĩa là có mặt. Khi nghe câu đó mình thực tập Văn Đà La Ni, mình ghi nhớ câu đó, câu đó khắt sâu vào trong tâm khảm của mình. Và mình nói mình quyết làm cho được điều đó, tức là trong đời sống hàng ngày, mình phải có mặt trong mọi giờ phút mà đừng để cho nó lọt ra ngoài, đừng để cho nó tán thất, đừng quên nó. Đó gọi là thực tập Văn Đà La Ni. Thầy Vạn Hạnh thực tập như vậy, chứ không phải vào lỗ tai này, đi ra lỗ tai kia.

Thứ hai là Phân biệt tri Đà La Ni. Tức là khi nghe rồi thì mình phải phân biệt, phải biết nó là tà hay chính, là thiện hay ác, là xấu hay tốt. Và cái biết đó nó ở lại với mình, nó không đi mất. Đó gọi là Phân biệt tri Đà La Ni.

Thứ ba là Nhập âm thanh Đà La Ni. Có nghĩa là mình nghe tất cả các âm thanh, các ngôn ngữ, và trong khi nghe, mình nghe như thế nào mà tâm mình vẫn giữ được sự thanh thản, vẫn giữ được sự ngay ngắn, sự hoan hỷ. Tâm mình không nổi lên sự bực bội, sân si. Nghe người kia nói câu A cũng vậy, mà nói câu B cũng vậy, đều nghe như tiếng chim hót, mình không nổi giận.

Thứ tư là Từ Nhập môn Đà La Ni. Tức là khi nghe, mình tiếp nhận, mình học 42 nguyên âm giống như a,b,c..., gọi là tự môn. Nhờ 42 tự môn đó mà mình có thể đạt được cái thật tướng của các pháp. Vì tất cả các pháp đều có thể được chỉ định bởi những tự môn kia, tại vì nó là mẹ của tất cả các ngôn ngữ.

BỐN LOẠI ĐÀ LA NI

Quan trọng hơn hết là bốn thứ Đà La Ni mà tất cả các tông phái thường hay nhắc tới.

Trước hết là Pháp Đà La Ni. Pháp Đà La Ni tức là duy trì tất cả những điều mình đã học về Phật Pháp, không cho nó rơi rụng đi. Điều này không có nghĩa mình học thuộc lòng tất cả những điều thầy nói như là con vẹt, mà những pháp mình đã được nghe, mình phải làm sao để nó đừng thất tán.

Thứ hai là Nghĩa Đà La Ni, tức là những ý nghĩa thâm sâu mầu nhiệm của các giáo pháp mà mình tiếp nhận, mình duy trì để đừng quên.

Thứ ba là Chú Đà La Ni. Chú tức là những linh chú mà các bậc giác ngộ thốt ra trong giây phút họ giác ngộ, trong giây phút họ trú trong đại thiền định. Những thần chú này có hiệu lực không thể nào đo lường được. Ghi nhận lại những linh chú đó, đừng để cho quên thì gọi là Chú Đà La Ni.

Cuối cùng là Nhẫn Đà La Ni. Nhẫn ở đây là khả năng có thể an trú, có thể duy trì, có thể thưởng thức, có thể chịu đựng được thực tại của vạn pháp. Ví dụ có một lúc nào đó tự nhiên mình tiếp xúc được với thế giới mầu nhiệm của bản môn. Mình thấy an trú trong bản môn như vậy thì trong người nó khỏe, nó vững chãi, nó thảnh thơi quá chừng! Khi mình không có khả năng duy trì điều đó thì mình không có Nhẫn Đà La Ni. Có những người đau khổ quá họ chịu đựng không nổi. Có những người hạnh phúc quá họ chịu đựng cũng không nổi! Thấy một cái gì đẹp thì chịu không nổi, phải chạy đi kiếm một người khác để chỉ thì mới chịu nổi, tức là người đó không có Nhẫn Đà La Ni. Nhẫn Đà La Ni là một khả năng lớn, có thể ôm lấy, có thể duy trì. Nói cách khác, Nhẫn Đà La Ni là thông đạt được cái thật tướng ly ngôn của các pháp. Hiểu thấu được cái bản tính của các pháp mà không để cho nó mất đi.

Đó là bốn pháp Đà La Ni có liên hệ tới cái Tam Muội gọi là Đà La Ni Tam Muội hay Tổng trì Tam Muội. Bốn pháp này nếu được thực tập thì nó giúp duy trì những thiện pháp, và ngăn ngừa những ác pháp, không cho sinh khởi trong ta.

NỘI DUNG KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG TỔNG TRÌ

Trên đây chúng ta đã nói rằng thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là một thiền phái rất Việt Nam, và giáo lý của thiền phái này, trước hết là giáo lý của Bát Nhã, rồi có màu sắc của Hoa Nhiêm, rồi có màu sắc của Mật Giáo.

Kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì là kinh số Đại Chánh 275 ở trong Đại Tạng. Kinh này đã được thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dịch. Kinh này do Bụt nói cho Di Lặc Bồ tát nghe, và thỉnh thoảng có hướng về Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. Trong kinh này, Bụt có hỏi Di Lặc Bồ tát một câu: Này Di Lặc Bồ tát, từ đêm mà tôi thành đạo cho đến hôm nay, tức là gần tới lúc tôi nhập Niết bàn, thì tất cả những gì mà tôi đã nói, đã nhớ, đã tư duy trong 45 năm vừa qua, thầy nghĩ rằng tất cả những điều đó còn nguyên trong tôi hay một số những điều đó đã bị mất mát rồi? Bồ tát Di Lặc thưa: Con nghĩ tất cả những gì mà Bụt nói, Bụt nghĩ tới, Bụt tư duy vẫn còn được duy trì trong con người của Bụt.

Câu nói đó có nghĩa là tổng trì. Một trong những ý chính của kinh tổng trì là chúng ta đừng hẹp hòi trong khi hành đạo. Dù chúng ta đạt được cái thấy về Bát Nhã, dù chúng ta có thấy rằng Không Quán là phương pháp thiền quán quan trọng nhất, nhưng chúng ta không được lên án những phương pháp tu học khác. Tại vì người thành đạt trong Không quán, họ rất từ bi, rất có trí tuệ. Những người đó biết nhu yếu thật của những người chung quanh. Và khi biết được nhu yếu của những người chung quanh, thì người đó không bắt ép người ta phải tu theo phép Không quán của mình, mà nói rằng tất cả các pháp môn khác đều do Bụt nói. Ý này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì.

Khi đọc kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì, chúng ta biết rằng tư tưởng Mật Giáo đang ở trong thời kỳ phát sinh và bị sự chống đối của những người đã từng thực tập theo truyền thống Bát Nhã, cho rằng phương pháp Mật tông có tính cách mê tín, có tính cách quá dễ dãi, và như vậy nó không phải là truyền thống chân chính của Bụt. Điều này ảnh hiện rất rõ trong kinh này. Trong kinh này Bụt nói rằng: Nếu quả thật mình đã thành tựu trong BátNhã Ba La Mật thì mình cũng đã thành tựu trong năm Ba La Mật khác (tức là Bố thí Ba La Mật, Trì giới Ba La Mật v.v...).

Nếu trên phương diện thực tế mà mình không thành công về phương diện Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, thì cái Bát Nhã Ba La Mật của mình chưa chín, và mình có thể là một người đi lạc vào lĩnh vực của lý thuyết, và Bát Nhã chưa trở thành sự sống của mình, cũng như sự sống của những người chung quanh mình.

Chúng ta nên biết rằng Mật giáo là một khuynh hướng công nhận có những thế lực, những năng lượng rất hùng hậu ở trong mình và chung quanh mình. Tất cả mọi hiện tượng ở trong vũ trụ đều có năng lượng hùng hậu, mầu nhiệm. Mật giáo có tính cách dung hợp, chấp nhận tất cả những lực lượng thần bí ở trong vũ trụ. Vì vậy mà Mật giáo chấp nhận những vị thần linh có mặt ở trong dân gian. Đó là một con đường để đi vào trong xã hội rất dễ dàng.

Khi đạo Bụt đi vào một xã hội với tinh thần của Mật giáo thì đạo Bụt sẵn sàng chấp nhận những tín ngưỡng địa phương, và chuyển những tín ngưỡng đó, tạo cho những tín ngưỡng đó từ từ có màu sắc của đạo Bụt. Đó là thái độ mà Bụt muốn chúng ta có trong kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì. Nếu có được thái độ đó thì chúng ta chinh phục nền văn hóa địa phương rất là mau chóng.

Tất cả những thần linh của nhân gian đều được chấp nhận. Ông Táo cũng được chấp nhận, ông Địa cũng được chấp nhận, Ngọc Hoàng cũng được chấp nhận. Chấp nhận hết, và từ từ làm cho những nhân vật đó có tính cách Phật pháp.

Cũng vì vậy mà thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi Việt Nam đã chấp nhận những tín ngưỡng của nhân gian Giao Châu thời đó.

Trong sự hành đạo của các thầy, các thầy đã sử dụng Sấm Vỹ Học và Phong Thủy học. Cho nên các thầy được sự yểm trợ rất lớn của quần chúng. Ví dụ như thầy Vạn Hạnh và một số các thầy khác, họ rất chú trọng về vấn đề phong thủy. Cuộc đất như thế này, cuộc đất như thế kia. Một hôm trong làng Cổ Pháp xuất hiện một con chó trắng. Lông của nó điểm một chữ "vương". Đó là một hình thức vận động chính trị, nói rằng năm Tuất, tức là năm con Chó, thế nào mình cũng thấy xuất hiện một vị minh quân để lãnh đạo đất nước. Những bài sấm, bài vè đã được sử dụng để làm chiến thuật tuyên truyền, vận động cho một sự đổi mới trong đất nước. Khi vận động việc lên ngôi của Lý Công Uẩn, các thầy đã không từ nan việc sử dụng những phương pháp đó.

Chúng ta thấy rằng đường lối đó hữu hiệu thật, nhưng nó có mặt trái của nó. Vì vậy cho nên sau này những hiện tượng mê tín đã được sinh sôi nẩy nở rất nhiều trong cách hành trì đạo Bụt. Thành ra chúng ta phải cẩn thận lắm mới được.

Trong kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì, Bụt nói rằng nếu người chung quanh họ ưa về Không thì chúng ta dạy cho họ về Không. Nếu người chung quanh ưa Hữu thì chúng ta dạy cho họ về Hữu. Nếu người chung quanh ưa Vô tướng thì dạy cho họ về giáo lý Vô tướng. Nếu người chung quanh ưa Hữu tướng thì dạy cho họ về giáo lý Hữu tướng. Tức là chúng ta phải thiên biến vạn hóa, tùy theo căn cơ của người chung quanh để mà hóa độ.

Ngay vào giờ này sư anh Vô Ngại và Pháp Đăng đang bói Kiều cho Phật tử ở Paris. Đó cũng là một cách dùng văn chương, dùng truyền thống Việt Nam để đưa Phật pháp vào trong lòng người. Nghe nói ở Paris, ngày hôm qua bói Kiều thiên hạ ưa lắm. Hai thầy bói Pháp Đăng và Vô Ngại coi bộ "làm ăn" khấm khá!

Chúng ta nên nhớ rằng phương pháp này hữu hiệu thật, nhưng chúng ta phải cẩn thận lắm, tại vì nếu không khéo chúng ta sẽ đi vào con đường mê tín, dị đoan, và làm lu mờ giáo pháp trong suốt của Bụt. Tuy vậy chúng ta cũng đừng giữ thái độ quá cứng cõi.

Trong kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì, Bụt dạy chúng ta khi tu Lục Ba La Mật thì phải tu luôn cả sáu Ba La Mật mà đừng chỉ tu Bát Nhã Ba La Mật thôi. Bụt nói rằng nếu không tu cả sáu Ba La Mật cùng một lúc thì cái mà chúng ta tu có thể không phải là Bát Nhã Ba La Mật đích thực, có thể là chúng ta đang ôm một kiến chấp gọi là không kiến, và pháp chúng ta thuyết có thể là pháp bất tịch. Tuy là nói từng câu từng chữ trong kinh Bát Nhã, nhưng Pháp chúng ta nói có thể là pháp bất tịch, tại vì chúng ta chưa đạt được cái thể tánh của Không, chúng ta chỉ ôm một kiến thức về Không mà thôi. Kiến thức đó gọi là Không kiến. Nếu tiếp xúc được với thực tại mầu nhiệm của không thì sự tiếp xúc đó sẽ làm biểu lộ cái từ bi của chúng ta, biểu lộ cái bố thí, cái trì giới, cái tinh tấn của chúng ta.

Nếu đứng về phương diện bố thí, trì giới, tinh tấn, mà thấy ta đang nghèo nàn, thì ta biết rằng Bát Nhã của chúng ta mới chỉ là Bát Nhã khái niệm, chỉ là Không kiến mà thôi. Tức là mình đi bán hàng lý thuyết chứ mình không cung cấp cho người ta chất liệu của từ bi, chất liệu của đạo đức thật sự. Bụt có căn dặn rằng đối với những người có thái độ gọi là nhị kiến, duallistic, thì đừng dạy Bát Nhã cho họ. Dạy Bát Nhã cho họ đôi khi có hại cho họ. Họ ôm lấy cái đó và họ bõ tất cả những cái khác, như họ bỏ trì giới, bỏ bố thí, hay bỏ nhẫn nhục.

Trong kinh Đại Phương Quảng Tổng Trì Bụt cũng dạy về sự thực tập vô úy. Vô úy tức là không sợ hãi, thấy cái gì thì chúng ta đừng sợ hãi, chúng ta quán chiếu vô thường, chúng ta quán chiếu vô ngã, chúng ta quán chiếu tịch diệt, chúng ta quán chiếu buông bỏ. Nhờ đó mà chúng ta sẽ đạt được một thái độ rất bình thản. Chúng ta không có gì để mất sáng hôm nay, và chúng ta cũng sẽ không có gì để đạt tới ngày mai.

Chúng ta nhớ bài kệ của thiền sư Vạn Hạnh làm trước khi thầy tịch, trong đó thầy có nói đến việc đừng sợ hãi:

Thân như điện, ảnh, hữu hoàn vô,

Vạn mộc Xuân vinh Thu hựu khô,

Nhậm vận thịnh suy, vô bố úy,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Có nghĩa là thân của chúng ta nó cũng như một ánh chớp, có mặt đó rồi vắng mặt đó. Tại vì cây cối vào mùa Xuân thì tươi tốt như vậy, nhưng mùa Thu thì nó ủ rũ như thế kia. Cứ để cho thịnh rồi suy xảy ra mà đừng sợ hãi, buồn phiền hay mừng rỡ. Tại vì thịnh và suy nó cũng vô thường giống như hạt sương nằm đầu ngọn cỏ. Tôi dịch là:

Thân như sấm chớp có rồi không,

Cây cối Xuân tươi Thu héo hon,

Nhìn cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,

Thịnh suy ngọn cỏ giọt sương hồng.

Trong kinh này chúng ta thấy có danh từ Pháp Ấn. Chúng ta nhớ rằng Tâm Ấn là một danh từ mà thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã dùng. Đây là lời Bụt nói:

"Nhờ ta tu pháp môn vô úy, không sợ mà ta đạt được chánh giác, và ta hiểu thấu được cảnh giới của tâm linh chúng sanh. Nơi sở tri của ta, ta không khởi cái tướng sở tri (Sở tri tức là cái đối tượng của mình biết, ta biết nhưng ta không có cái tướng sở tri), và ta lấy cái sở chứng của ta để tùy cơ mà diễn thuyết, khiến cho người nghe đạt được Quang Minh Đà La Ni Ấn và đạt được Pháp Ấn (Ở đây chúng ta có danh từ Quang Minh Đà La Ni Ấn và Pháp Ấn), và đạt được Bất thối chuyển".

Trong câu đó Bụt có nói rằng lấy sở chứng của mình mà tùy cơ diễn thuyết, nghĩa là chúng ta không học trong kinh sách, thâu góp một ít lý thuyết rồi đem trình bày lại những cái mà chúng ta đã học được ở trong kinh sách. Trái lại chúng ta phải lấy sở chứng, tức là lấy cái chứng đạt của chúng ta rồi tùy theo nhu yếu của từng người mà chúng ta diễn giải ra, gọi là tùy cơ diễn thuyết.

Vì vậy chúng ta không có thái độ giáo điều. Nhờ vậy chúng sanh mới có thể thừa hưởng được giáo pháp linh động của chúng ta.


[][Đầu trang][Mục lục tổng quát][Mục lục][]